K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Cách kết văn bản độc đáo ở chỗ dùng cả tiếng Latinh và tiếng Việt. Cùng một nội dung, nhưng tác giả đã dùng tiếng Latinh để nói lại nguyên văn câu mà thánh Au-gút-xtinh được nghe, sau đó nói câu đó bằng tiếng Việt như lời kêu gọi mọi người đọc sách.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc, "cần tính đến cả hai phương diện: chủ thể đọc và đối tượng đọc, nghĩa là phải có người ham đọc và có sách hay để đọc".

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Lí lẽ và bằng chứng được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại:

+ Lí lẽ: Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.

+ Bằng chứng: Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong một khuôn khổ, hình thể nào.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Câu chuyện kết nối với vấn đề  luận ở việc đọc sách.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Em thích đọc nhiều loại sách: truyện tranh, tiểu thuyết, khoa học, ẩm thực,...

- Sau khi đọc một cuốn sách, em đã có thêm những hiểu biết về lĩnh vực mà mình quan tâm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Một câu danh ngôn nói về sách em cho là có ý nghĩa: "Tất cả những gì con người làm, nghĩ hoặc trở thành được bảo tồn một cách kỳ diệu trên những trang sách." (Thomas Carlyle).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Khi hoán đổi vị trí hai đoạn cho nhau, hai đoạn văn trở lên thiếu tính lô-gíc. Vì ở đoạn (1), người ông đã hỏi Sam về bản đồ dẫn đường của Sam và chia sẻ và cách nhìn bản đồ dẫn đường của bố, mẹ ông. Từ đó, đoạn 2 được triển khai để chia sẻ về quan điểm riêng của ông và sự đối lập quan điểm với bà mẹ. Hai đoạn văn được liên kết với nhau bằng phép nối cũng tạo nên sự hoàn chỉnh, thống nhất về mặt nội dung và hình thức. Tuy nhiên, khi đổi hai đoạn thì nội dung đoạn (2) được đưa lên trước sẽ khập khiễng, không ăn nhập với đoạn (1). Đồng thời, hai đoạn cũng không có từ ngữ liên kết làm cho nội dung của chúng càng tách rời. Do đó, nếu đổi vị trí hai đoạn văn sẽ không diễn đạt được nội dung người viết muốn chuyển tải.

- Nhận xét: Như vậy, các câu, đoạn văn trong một văn bản phải đảm bảo sự lô-gíc. Chúng được sắp xếp theo một trật tự nhất định, không thể tùy ý thay đổi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Khi đổi vị trí các câu văn trong cả đoạn 1 và đoạn 2, em thấy đoạn văn trở lên lộn xộn, thiếu logic, không xây dựng được nội dung của đoạn văn muốn diễn đạt.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Câu Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông có tác dụng để liên kết hai đoạn văn với nhau. 

- Phương tiện liên kết hai đoạn văn là phép nối. Cụ thể: từ nhưng là từ để liên kết câu văn cuối của đoạn (1) với câu đầu của đoạn (2). Nó cũng có tác dụng để liên kết đoạn văn (1) với đoạn văn (2). Nhờ sử dụng phép nối, người viết đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu, hai đoạn liền kề.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Phương tiện liên kết câu ở đoạn thứ nhất sử dụng phép lặp và phép thế. Cụ thể:

+ Lặp từ ông

+ Dùng từ bà để thay thế cho từ mẹ ông.

- Phương tiện liên kết câu ở đoạn thứ hai sử dụng phép nối và phép lặp. Cụ thể:

+ Lặp từ ông

+ Dùng từ nhưng, chưa bao giờ để nối câu trong đoạn văn.