K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5 2019

động từ

28 tháng 5 2019

Từ cân thuộc loại từ động từ

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC                                                     ĐỀ THI  ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT BẬC 1 THÁNG 12Họ và tên :…………………………….                                                                    NĂM HỌC 2018 – 2019Lớp : ……..                                                                                                        ( Dành cho học sinh lớp 5 )Trường : ……………………………...               ...
Đọc tiếp

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC                                                     ĐỀ THI  ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT BẬC 1 THÁNG 12

Họ và tên :…………………………….                                                                    NĂM HỌC 2018 – 2019

Lớp : ……..                                                                                                        ( Dành cho học sinh lớp 5 )

Trường : ……………………………...                                      T hời gian làm bài : 60 phút, không kể thời gian giao đề

                                                                                                               ( Thí sinh làm bài trực tiếp vào đề thi )      

 

Bài 1 : Câu  sau có mấy cách hiểu ( Có thể thêm từ ) ?

a)       Hổ mang bò lên núi.

b)       Gà mơ đẻ trứng.

c)       Đem cá về kho.

d)       Mời anh ngồi vào bàn.

Bài 2 :Từng chỗ trống, hãy điền các tiếng có âm đầu là :

a)       ch / tr

-          Mẹ … tiền mua cân … cá.

-          Bà thường kể … đời xưa , nhất là chuyện cổ tích.

-          Gần … rồi mà anh ấy vần … ngủ dậy.

b)       d / gi

-          Nó … rất kĩ, không để lại … vết gì.

-          Đồng hồ đã được lên … mà kim … vẫn không hoạt động.

-          Ông tớ mua một đôi giày … và một ít đồ … dụng.

Bài 3 : Điền dấu chấm , dấu chấm hỏi  và dấu chấm tham vào chỗ có dấu gạch chéo ( / ).

     Bé cầm quả lê to / Bé hỏi /

-          Lê ơi / Sao lê không chia thành nhiều múi như cam / Có lẽ lê muốn dành riêng cho tôi không  /

-          Tôi không dành riêng cho bạn đâu / Tôi không chia thành nhiều múi để bạn biếu bà cả quả đấy / - Quả lê đáp /

     Bé reo lên :

-          Đúng rồi /

     Rồi bé đem quả lê biếu bà /

Bài 4 : Trong bài Cả nhà đi học , nhà thơ Cao Xuân Sơn có viết :

Cả nhà đi học, vui thay !

Hèn chi điểm xấu buồn lây cả nhà

Hèn chi điểm mười hôm qua

Nhà mình như thể được … ba con mười.

Em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên như thế nào ?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 5 : Lúc nhỏ, em được bà ( bố , mẹ , … ) kể cho nghe rất nhiều câu chuyện. Hãy kể lại một câu chuyện về tình bạn làm cho em ấn tượng nhất.

                                                                                                   Bài làm

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Cán bộ coi thì không giải thích gì thêm

By Kim Nini

 

0
28 tháng 5 2019

Đoạn thơ trên nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nổi bật là so sánh và nhân hóa. Bằng biện pháp nghệ thuật đó tác giả đã nói lên ý nghĩa đẹp đẽ của ngôi nhà thân thương: giúp em được sống gần gũi, chan hòa với thiên nhiên, đất nước ("Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài"), luôn sẵn sàng giúp em vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống ("Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa")

28 tháng 5 2019

dòng sông như một thiếu nữ biết làm đẹp cho mình 

Mình sắp thi rồi , đây là đề bài văn cô giáo cho ôn : Tả cảnh đẹp quê hương. Các bạn xem bài này được chưa :“Quê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ thôiQuê hương nếu ai không nhớSẽ không lớn nổi thành người.”Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hồng gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống...
Đọc tiếp

Mình sắp thi rồi , đây là đề bài văn cô giáo cho ôn : Tả cảnh đẹp quê hương. Các bạn xem bài này được chưa :

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”


Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hồng gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:


“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”



Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.

Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.

Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.

Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.

1

Trả lời :

1 + 2 = 3 

~~Học tốt ~~

28 tháng 5 2019

trả lời

1+1=2

chúc bạn hok tốt

hảy../hảy.....hảy

28 tháng 5 2019

        Trong bài ' Nghe thầy đọc thơ ' nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết những dòng thơ rất hay và giàu cảm xúc.Cậu học trò ngày nào cũng được nghe thầy đọc thơ.Nghe thầy đọc thơ cậu học trò đã tưởng như nắng đỏ,cây xanh thì quanh nhà.Bằng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ tác giả đã nghe tiếng vọng của mái chèo.Nghe giọng đọc của thầy nhà thơ còn liên tưởng đến tiếng nói diu dàng trầm ấm của bà năm xưa.Điều đó cho ta thấy giọng đọc của thầy còn là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.Ở câu thơ cuối đoạn,bằng biện pháp nhân hóa tác giả thấy tàu dừa đông đậy mà tưởng như trăng đang thở.Chắc hẳn người thầy trong bài có giọng đọc rất hay và cậu học trò cũng có một tâm hồn cảm nhận thơ văn phong phú mới tưởng được những vật xung quanh mình sinh động như vậy khi nghe thầy đọc thơ.

28 tháng 5 2019

Em ko biết, hôm bữa ngoài lớp mk, mk cũng có hỏi mấy đứa bạn, tụi nó trả lời như thế này:

Cây ba mù dài mấy trăm mét ấy , tao ko biết mà mày hỏi chi, nó ní với mk vậy đó.

Có đứa thì nói cao lăm stao ko biết !

28 tháng 5 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

(Câu hỏi của cậu gõ google có đáp án đó )

Gợi ý 

bn vào câu hỏi tương tự 

hoặc học 24 nhé 

chúc bn học tốt

bạn nhà ở đâu

bãi bằng,phú thọ

Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!"

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: "Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn". "Núi Thái Sơn" là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. "Nước trong nguồn" là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . . Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là "đạo con".

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bài ca dao, chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.

27 tháng 5 2019

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.