làm sao để vô team zị
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mùa thu là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca, chỉ một cái mùa thu ấy thôi nhưng giới văn nhân nghệ sĩ đã biết bao lần cảm thán, rồi tự sáng tác riêng cho mình những vần thơ, những câu hát rất riêng, rất đặc sắc. Ví như Xuân Diệu viết trong Đây mùa thu tới bằng một cảm xúc sầu não, ủ rũ khi “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang” với “Hơn một loài hoa đã rụng cành” và “Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”. Có thể thấy rằng đề tài mùa thu trong thi ca Việt Nam và cả thi ca phương Đông là không mới, nét đặc sắc, riêng biệt của mỗi thi phẩm về mùa thu đến từ xúc cảm cá nhân, cách dùng từ, nghệ thuật và tài năng của từng tác giả,... Hữu Thỉnh chính là một trong các nhà thơ tiêu biểu khi viết về thu với một nét rất riêng, ông không viết về cuối thu, giữa thu mà ông chọn một khoảnh khắc tương đối nhạy cảm là thời điểm giao mùa, sang thu. Thế nhưng khoảnh khắc ấy khi vào thơ, đã được tác giả diễn tả một cách vô cùng mượt mà và tinh tế trong bài thơ Sang thu.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Khoảnh khắc nhà thơ nhận ra mùa thu đã về cũng thật đặc biệt, khác hẳn với những tác giả từ xưa tới nay thường nhận định mùa thu qua những thứ rất đặc trưng như tiếng lá xào xạc rơi, sắc vàng của khi vào thu như Lưu Trọng Lư từng viết trong Tiếng thu những vần thơ rất ngộ “Con nai vàng ngơ ngác/Đạp lên lá vàng khô”. Cũng không phải là cái cảnh trời xanh cao vời vợi như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến, lại càng không phải hương cốm mới, cúc họa mi, hay cơn gió heo may lạnh mà người ta vẫn nhắc khi nghĩ về mùa thu ở Hà Nội. Cái khoảnh khắc chớm thu của Hữu Thỉnh nói dân dã, giản dị lắm, nó đến từ “hương ổi” thơm ngào ngạt, ngọt ngào, một thức quà quê quá đỗi quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Cái hương ổi ấy, nó không phải chỉ thoang thoảng mà “Phả vào trong gió se” hòa quyện, đặc quánh, khiến thi nhân cảm nhận được một cách rõ nét và ý thức được sự chuyển giao giữa mùa hạ và mùa thu. Đồng thời “cơn gió se” mang hương ổi ấy, cũng phần nào gợi cho người ta cảm giác khô ráo, se se lạnh của mùa thu. Bên cạnh hương ổi chín trong làn gió se lạnh, khoảnh khắc giao mùa còn được thể hiện thông qua một hình ảnh rất độc đáo và đặc biệt mà có lẽ cũng như hương ổi, từ trước đến nay chưa từng thấy thi nhân nào lại hình dung về mùa thu độc lạ thế. “Sương chùng chình qua ngõ”, từ láy “chùng chình” ấy gợi cho độc giả cảm giác chậm rãi, giăng mắc của làn sương sớm, dường như màn sương ấy đang cố nán lại quanh ngõ nhỏ cùng với hương ổi chín để báo hiệu với nhà thơ rằng “Hình như thu đã về”. Hoặc trong một cảm nhận khác, đôi khi người ta nghĩ rằng cái màn sương chùng chình ấy tựa như một dải khăn lụa trắng đang vắt ngang giữa cái ranh giới của mùa hạ và mùa thu, có lẽ còn chút gì đó vấn vương cái ấm áp của mùa hạ chưa muốn chuyển hẳn sang mùa thu hiu lạnh chăng. Đến câu thơ cuối đoạn “Hình như thu đã về” vừa là lời khẳng định mùa thu đã chính thức bắt đầu với những dấu hiệu rõ nét bao gồm hương ổi ngọt ngào, gió se se lạnh và màn sương chậm rãi chùng chình. Nhưng đồng thời câu thơ cũng thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của thi nhân trước khoảnh khắc mùa thu tới.
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Ở khổ thơ tiếp theo, sự chuyển giao mùa đã không còn nằm trong hương ổi hay làn sương sớm mà nó thể hiện một cách rõ rệt thông qua sự chuyển biến của thiên nhiên đất trời, mở ra một không gian cao rộng và khoáng đạt của đất trời mùa thu. Đó là hình ảnh dòng sông “dềnh dàng” đại diện cho mặt đất, đang chậm rãi chảy, khác hẳn với với một dòng sông của mùa hạ liên tục đón nhận những cơn mưa nặng hạt, những dòng nước cuồn cuộn vội vã. Và có lẽ người ta cũng phần nào cảm nhận được cái vẻ đẹp hiền hòa của dòng sông thu, giống như cái vẻ đẹp mà Nguyễn Khuyến đã nhắc đến trong Thu điếu “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”, thì nước sông mùa thu có lẽ cũng mang những vẻ tương tự vậy, trong trẻo, thanh khiết và dịu dàng. Cái vẻ đẹp tuyệt diệu mà Nguyễn Du đã từng dùng để miêu tả vẻ đẹp của cô Kiều rằng “Làn thu thủy, nét xuân sơn/Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”. Trái ngược với vẻ “dềnh dàng”, thư thả của dòng sông, thì cánh chim mùa thu lại mang một vẻ vội vã, khẩn trương “Chim bắt đầu vội vã”. Cánh chim chính là đại diện cho bầu trời khoáng đạt rộng lớn, mùa thu đến cũng có nghĩa là thời tiết bắt đầu chớm lạnh, cánh chim ấy có lẽ bắt đầu vội vã đi kiếm ăn, xây tổ cho kiên cố để đợi đông về, hoặc cũng có thể loài chim đang vội vã bay về phương Nam tránh rét. Chung quy lại sự đối lập, tương phản giữa dòng sông dềnh dàng và cánh chim vội vã mục đích làm nổi bật lên cái khoảnh khắc giao mùa vốn dĩ mờ mờ trong không gian, chính điều này đã thể hiện được tâm hồn vô cùng tinh tế, óc quan sát tỉ mỉ của thi sĩ trước thời khắc chuyển mùa. Hai câu thơ “Có đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu” là một đột phá nghệ thuật, là cách liên tưởng rất thú vị của Hữu Thỉnh trong thời điểm chuyển giao giữa hạ và thu. Tác giả dùng phép nhân hóa đám mây tạo cho nó một dáng vẻ, một hành động giống như một con người, có chút gì đó lười biếng, có chút gì đó vấn vương lắm cái mùa hạ nên mới chỉ “vắt nửa mình sang thu”. Đồng thời câu thơ còn lần nữa nhấn mạnh vào chủ đề của bài thơ là “Sang thu” tức là chưa bước hẳn vào mùa thu thực thụ.
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Đây là khổ thơ đúc kết nhiều triết lý mà tác giả muốn gửi gắm tới độc giả sau khi đã bước qua nhiều những năm tháng của cuộc đời. Bằng sự trải nghiệm và óc quan sát tinh tế tỉ mẩn của mình, Hữu Thỉnh đã đưa ra những nhận định so sánh về hai mùa hạ và thu rồi cho ra một cảm nhận rất sâu sắc về khoảnh khắc giao mùa. Ở thời điểm giao mùa hạ - thu nắng tuy vẫn còn đó thế nhưng nó đã kém đi cái phần gay gắt, bức bối của mùa hạ mà trở nên dịu dàng, ấm áp xen lẫn chút se lạnh của mùa thu, đem đến cho con người khoảnh khắc dễ chịu và thư thái. Cùng với đó nếu như mưa của mùa hạ là những cơn mưa dài, nặng hạt thì mưa những lúc đầu thu - cuối hạ đã bớt đi cái tính dồn dập, triền miên, mà chỉ là những cơn mưa phùn nhẹ, thưa thớt. Đi từ cảm xúc của sự trải nghiệm, Hữu Thỉnh đã để lại cho độc giả những triết lý rất hay về cuộc đời trong hai câu thơ cuối bài “Sấm đã bớt bất ngờ/Trên hàng cây đứng tuổi”. Sấm là một hiện tượng tự nhiên thường đi kèm với những cơn mưa, khi mưa bớt dần thì tiếng sấm cũng thưa đi. Thế nhưng ngoài ra tiếng sấm này còn tượng trưng cho những giông bão của cuộc đời, của những năm tháng tuổi trẻ, mà khi con người đã ngả mình sang thu tức là đã bước qua dốc bên kia của cuộc đời, đã là “hàng cây đứng tuổi”, thì bấy nhiêu giông bão ấy, bấy nhiêu tiếng sấm vốn đã từng gây bất ngờ, chao đảo nay lại trở nên bình thường. Bởi một lẽ đương nhiên rằng ai cũng phải trải qua những năm tháng non dại bồng bột, những vấp ngã trong cuộc đời thì mới có thể trưởng thành và con người ta khi có trải nghiệm rồi thì cũng dần trở nên quen thuộc với sự thay đổi của cuộc sống, trở nên vững vàng và nhìn đời bằng đôi mắt bình thản và chậm rãi hơn hẳn.
Sang thu được viết khi tác giả đã bước vào ngưỡng tuổi 35, tức là hơn một phần ba chặng đường đời, có lẽ khi ấy ngay cái lúc mà Hữu Thỉnh nghe thấy hương ổi chín, ông đã ngạc nhiên, giật mình nhận ra thu về, đồng thời cũng chợt nghĩ đến dải đời đang bước sang thu của mình. Để rồi Hữu Thỉnh, cố viết cái khoảnh khắc chuyển giao ấy thật chậm rãi, thế nhưng cũng không ngăn được cái bước đi vội vã của thời gian, thu đến bất ngờ, thời trai trẻ cũng trôi đi vùn vụt. Bao nhiêu năm tháng rực rỡ huy hoàng như mùa hạ cuối cùng cũng đang lưu luyến rời đi để lại trong lòng tác giả nhiều xúc cảm.
Để chúc mừng em đạt điểm cao trong kì thi vừa rồi, mẹ đã quyết định tặng cho em một món quà mà em yêu thích. Khi đó em đã bảo mẹ mua cho mình một chiếc rubic. Nó được làm bằng nhựa cứng. Đó là loại lập phương ba nhân ba với độ dài khoảng 5 cm.
Mỗi mặt của rubic này có chín ô vuông và được sơn phủ một trong sáu màu khác nhau, đó là trắng, đỏ, cam, vàng, xanh lá cây và xanh dương. Các ô vuông này chính là hình lập phương loại nhỏ tầm 1,7 cm được ghép thành khối lớn và sắp màu lộn xộn và có thể di chuyển vị trí bằng cách xoay theo các khớp nối. Trò chơi bắt đầu bằng việc xáo trộn tất cả vị trí các ô vuông ở mỗi mặt, tức là các màu sắc xen kẽ nhau, sau đó trò chơi chỉ kết thúc khi mà mỗi mặt của khối là một màu đồng nhất. Rubic có rất nhiều cách chơi, nó sẽ luôn biết cách làm khó người chơi bằng các trường hợp đặc biệt, từ đó giúp khai thác khả năng suy nghĩ, giải quyết và tăng khả năng sáng tạo cho người chơi. Mọi thứ sẽ dễ hơn khi bạn tìm ra quy luật sắp xếp của nó. Khi mới mua về, em đã mất cả tuần mới có thể lắp được nó thành một khối đúng màu nhưng sau này nhờ quen tay em đã tìm ra một số cách để rút ngắn thời gian hơn.
Chiếc rubic này đã giúp em có thể thư giãn giải trí sau những giờ học tập chăm chỉ. Đây là một đồ chơi vừa vui, vừa giúp em tăng khả năng phản xạ. Em sẽ luôn đem nó theo mình để nhắc nhở mình phải luôn luôn cố gắng và không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ.
Trong chuyến đi công tác tại Trung Quốc , bố đã mua tặng em một con lật đật rất đẹp làm quà ngày Quốc tế thiếu nhi.
Con lật đật này dễ thương lắm . Trông người nó béo ú như hai quả bóng chồng lên nhau . Ngoài mái tóc đen tuyền , cánh tay trắng phau và khuôn mặt màu hồng nhạt thì toàn thân lật đật là một màu đỏ đậm rất nối bật . Nổi bật trên khuôn mặt hồng hào là đôi mắt luôn mở to, long lanh rất đáng yêu. Còn đôi môi của nó thì bé xíu , đỏ mọng như tô son. Lật đật rất thích nghịch ngợm . Nó ít khi chịu đứng yên một chỗ. Lúc nghiêng sang phải , lúc lại ngả sang trái , có khi lại đổ ập ra phía trước hoặc đằng sau . Nhưng lật đật không ăn vạ bao giờ . Ngã xuống đất là tự đứng lên ngay, miệng vẫn tươi rói nụ cười.
Lật đật quả là dũng cảm và kiên cường . Dù có vấo ngã bao nhiêu lần thì vẫn kiên cường tự mình đứng dậy . Em sẽ học tập chú lật đật để trở thành một cô bé ngoan , kiên cường và dũng cảm .
Bố tôi đặt rất nhiều kỳ vọng vào tôi, luôn mong tôi có thể học hành chăm chỉ, giỏi giang, bằng bè bằng bạn, để sau này có thể làm người có ích cho đất nước. Chính vì vậy nên bố đã không quản công, cả ngày trời nắng nôi mà dẫn tôi đi qua bao nhiêu cửa hàng để chọn một chiếc bàn học thật ưng ý. Bố nói “Đây sẽ là người bạn gần gũi nhất với con trong quá trình học hành, nên hãy thật yêu quý bạn ấy nhé”. Và tôi thực sự đã làm như vậy. Chiếc bàn học đã gắn bó với tôi 4 năm nay, chứng kiến tôi khổ luyện tập viết chữ đẹp, kiên trì làm từng bài toán khó,… Những năm qua tôi đều đạt danh hiệu Học sinh giỏi, ấy cũng là nhờ một phần công sức không nhỏ của chiếc bàn học. Tôi mong rằng tôi có thể học tập với chiếc bàn này thật lâu, thật lâu, cho tới khi tôi tích lũy thật nhiều kiến thức để bước vào đời.
Bốn năm gắn bó với mái trường, em yêu ngôi trường của em như ngôi nhà thứ hai của mình. Em yêu sân trường nhiều cây xanh, yêu màu tường trắng và yêu hơn cả là chiếc bàn học em ngồi mỗi ngày đến lớp.
Trường học của em đã được xây dựng từ rất lâu nên mọi thứ đồ dùng học tập không còn mới nữa. Chiếc bàn học cũng vậy, chiếc bàn học lớp em được làm bằng gỗ tốt, nhẵn bóng và được sơn một lớp dầu mỏng phủ lên để bảo vệ bàn khỏi lũ côn trùng ăn gỗ. Chiếc bàn học gồm hai phần được thiết kế liền nhau là phần mặt bàn và phần ghế. Mặt bàn hình chữ nhật dài hơn 1 mét và khá rộng. Ghế ngồi cũng dài như vậy nhưng trong nhỏ hơn một ít. Chiếc bàn này vừa đủ cho hai bạn học sinh ngồi. Dưới mặt bàn có một ngăn rộng. Chúng em có thể để cặp da, áo khoác và sách vở bên dưới. Chiếc bàn của em có bốn chân và hai thanh ngang to làm từ kim loại tốt để nâng đỡ bàn. Em ngồi ngay ngắn vào bàn và đọc sách, chiếc bàn có độ cao vừa với chiều cao của học sinh tiểu học, em không cần phải khom lưng mà có thể viết bài thoải mái.
Chiếc bàn học đã gắn bó với em biết bao kỉ niệm. Nhớ ngày đầu tiên bước vào lớp, khi được cô sắp ngồi cùng với cậu bạn hay nói của lớp, em đã không thích bạn ấy và dùng phấn gạch một đường phân chia để bạn không được lấn sang phần bàn của em. Lâu dần, khi chúng em hiểu nhau, em đã xóa đi vết phấn ấy và chiếc bàn của em trở nên sạch đẹp hơn. Em vâng lời cô giáo, không vẽ bậy hay khắc lên bàn để bảo vệ bàn sạch đẹp cho các em học sinh sau này.
Mùa hè sắp đến, khi em tạm chia tay mái trường chắc bàn ghế sẽ nhớ chúng em lắm. Em cũng sẽ nhớ từng lối đi quen thuộc đến trường và chiếc bàn thân thương của em như nhớ từng gương mặt bạn bè.
Chủ nhật tuần trước, nhà em dọn nhà, em được giao việc nhổ cỏ ngoài vườn và lúc đó em được ngắm một cảnh thật thú vị đó là cảnh gà mẹ dẫn đàn gà con đi kiếm mồi.
Trong không gian nắng chiều buông xuống khu vườn đầy hoa lá, khung cảnh những chú gà đi kiếm mồi hiện lên thật đẹp làm sao. Gà mẹ là con gà mái hoa với thân hình to lớn, những chú gà con thì bé nhỏ như những cuộn len vàng óng. Chú có bộ lông cứng cáp với những cọng lông dài nhiều màu sắc sặc sỡ. thân hình to lớn của chú có thể bảo vệ đàn con bất cứ lúc nào. Em nhớ mới ngày nào bà em còn để những quả trứng chú đẻ ra để chú ấp vậy mà từ những quả trứng nhỏ nhắn, tròn xinh đó giờ đã thành những chú gà con xinh xắn thế này. Thật kì diệu làm sao. Những chú gà con đi tập trung hết vào mẹ, lạch bạch chen chúc nhau, luôn sát theo thân hình to lớn của mẹ. còn gà mẹ thì chăm chỉ đi bới từng miếng đất để kiếm mồi cho đàn con. Đến khi gà mẹ bắt được một con con giun béo tốt lũ gà con đang đói bụng tranh nhau bâu vào. Gà mẹ cứ luôn cần mẫn đi bới giun cho đàn gà con bé bỏng của mình. Điều này làm em hiểu hơn về tình mẫu tử của gà mẹ dành cho những chú gà con. Một cơn mưa mùa hè chợt ập đến, đàn gà lon ton chạy nhanh vào chuồng gà trú mưa. Vậy là kết thúc một ngày đi kiếm ăn của bầy gà. Em rất yêu quý đàn gà nhà mình, mong những chú gà con kia lớn nhanh để có thể đi kiếm ăn với mẹ của chúng.
Có lần em đi về quê chơi em thấy ông ngoại em đang cho gà ăn thì em thấy gà mẹ dẫn đàng gà con đi kiếm ăn cảnh tượng rất dễ thương con gà con chạy như lăn tròn ,mỗi con đều có một điểm nổi bật đó là bộ long vàng xinh xinh của nó . Nó chỉ nhỏ bằng nữa bàn tay em nhìn mà không rời mắt nó ăn cũng rất dễ thương ông ngoại cho em rải cho nó ăn . em không cưỡng lại được sự dễ thương . Em yêu những chú gà con
bn nhắn vs trưởng team đó xin vô là đc rồi hay bn vô công ty change name của mik ik đc chứ mik là thư ký của phó tổng giám đốc muốn bt thêm thì vào trang cá nhân của mik nhé
bài giảng sư tử xuất quân trang 56 sách cánh diều 2 tập 2