em hãy tả về một vườn cây
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"
Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.
Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.
Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.
"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao chai sạn, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.
Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.
Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.
Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.
Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.
"Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người".
Em thấy việc bảo vệ môi trường rất cần thiết, vì mang lại sức khỏe cho mọi người chính vì vậy lớp em đã chọn công việc tổng vệ sinh lớp học. Vào chiều thứ sáu lớp em bắt đầu. Để làm việc tốt lớp em đã chuẩn bị khẩu trang, giẻ lau, chổi.... Cô giáo giao nhiệm vụ cho từng tổ, từng bạn rất chi tiết tỉ mỉ. Các bạn nam khỏe nên cô giáo giao nhiệm vụ kê bàn ghế, quét mạng nhện. Còn các bạn nữ thì làm công việc nhặt rác, lau bảng. Em được cô giáo phân công lau bảng. Đầu tiên em đi vò khăn rồi quay về lớp để lau bảng. Em lau từ bảng này đến bảng khác cho thật sạch để cô khen. Buổi lao động rất mệt nhưng lại thật vui, em nhìn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhãi. Khi cô hiệu trưởng bước vào lớp em, cô rất khen làm cô chủ nhiệm rất vui lòng nên cả lớp em mỗi người được thưởng điểm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ lớp em đã xong. Em rất tự hào về lớp học của mình.
Một lần, em tham gia vào một hoạt động bảo vệ môi trường cùng nhóm bạn của em. Chúng em đã quyết định tổ chức một buổi thu gom rác tại khu vực công viên gần nhà. Ngày hôm đó, mặc dù trời có mưa nhỏ, nhưng tinh thần của em và các bạn vẫn rất cao, bởi chúng em đều nhận ra rằng việc này sẽ góp phần nhỏ bé nhưng ý nghĩa vào việc bảo vệ môi trường.
Khi đến nơi, chúng em chia nhau vào các nhóm nhỏ và bắt đầu thu gom rác từ những khu vực khác nhau của công viên. Em nhớ rằng cảm giác khi bắt đầu công việc này là vô cùng sảng khoái và đầy phấn khích. Mặc dù công việc có chút mệt mỏi, nhưng khi nhìn thấy mỗi túi rác được lấp đầy, chúng em đều cảm thấy hạnh phúc và tự hào về công sức mình đóng góp.
Cuối cùng, sau một buổi làm việc chăm chỉ, chúng em đã thu gom được một lượng lớn rác thải từ công viên. Cảm giác khi nhìn thấy khu vực xung quanh sạch sẽ và gọn gàng hơn trước khi chúng em đến thật sự là một trải nghiệm đáng nhớ và ý nghĩa. Đó là một bước nhỏ, nhưng đó cũng là một đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và tạo ra một không gian sống xanh, sạch đẹp hơn cho cộng đồng.
Giàn ý phân tích một tác phẩm kịch
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: tên tác phẩm, tác giả, thể loại, xuất xứ,...
- Nêu lý do chọn tác phẩm để phân tích.
- Giới thiệu khái quát về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
II. Thân bài:
1. Phân tích nội dung:
- Xác định chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
- Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm.
- Phân tích các yếu tố nội dung:
+ Xung đột: Xác định loại xung đột (nhân vật với nhân vật, nhân vật với hoàn cảnh,...), vai trò của xung đột trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng.
+ Nhân vật: Phân tích các nhân vật chính:
Hoàn cảnh xuất thân, tính cách, vai trò trong tác phẩm.
Hành động, lời thoại, cách miêu tả nhân vật.
- Ý nghĩa nhân vật.
+ Cốt truyện: Phân tích diễn biến của cốt truyện, các tình tiết gay cấn, thắt nút, mở nút.
+ Bối cảnh: Bối cảnh thời gian, không gian của tác phẩm.
+ Ngôn ngữ: Phân tích đặc điểm ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm (giọng điệu, từ ngữ,...)
2. Phân tích nghệ thuật:
- Thể loại: Phân tích đặc điểm của thể loại kịch và sự sáng tạo của tác giả trong việc sử dụng thể loại đó.
- Cấu trúc: Phân tích cấu trúc vở kịch (màn, cảnh, hồi,...), vai trò của cấu trúc trong việc thể hiện nội dung.
- Kịch bản: Phân tích các yếu tố kịch bản:
+ Hành động: Phân tích các hành động của nhân vật, vai trò của hành động trong việc thể hiện nội dung.
+ Lời thoại: Phân tích lời thoại của nhân vật (ngôn ngữ, giọng điệu,...), vai trò của lời thoại trong việc thể hiện nội dung, xây dựng nhân vật.
+ Miêu tả: Phân tích các miêu tả trong tác phẩm (nhân vật, cảnh vật,...), vai trò của miêu tả trong việc thể hiện nội dung.
+ Âm thanh, ánh sáng: Phân tích vai trò của âm thanh, ánh sáng trong việc tạo hiệu quả nghệ thuật.
- Ngôn ngữ: Phân tích đặc điểm ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm (giọng điệu, từ ngữ,...)
III. Kết bài:
- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu cảm nhận về tác phẩm.
- Bài học rút ra từ tác phẩm.
TK:
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Lễ hội có chủ đề “Đắk Lắk – Điểm đến của cà phê thế giới” sẽ được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh từ ngày 10/3 – 14/3/2023.
Lễ khai mac với chủ đề “Đắk Lắk – Điểm đến của cà phê thế giới” diễn ra lúc 20h00 ngày 10/3/2023 và bế mạc vào 20h00 ngày 14/3/2023, sử dụng biểu trưng đã đạt giải Nhất Cuộc thi thiết kế logo lễ hội năm 2018; địa điểm tổ chức tại Thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương của tỉnh Đắk Lắk. Chương trình lễ hội sử dụng sân khấu hiện đại với ánh sáng công nghệ cao, màu sắc, thiết kế rực rỡ.
Tại Lễ hội sẽ có hoạt động triển lãm, hội thảo gồm: Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê với chủ đề “Cà phê Buôn Ma Thuột-Vững bước hội nhập”; Hội thảo cà phê đặc sản; Hội nghị kết nối giao thương quốc tế; Triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Văn hóa cà phê Việt Nam và “Lịch sử cà phê thế giới”; Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ 2; Triển lãm trưng bày, Hội thi sinh vật cảnh Đắk Lắk;
Hoạt động quảng bá, tôn vinh gồm: Lễ hội đường phố; Hội thi Nhà nông đua tài; Cuộc thi Pha chế cà phê đặc sản; Lễ hội ánh sáng; Ngày hội cà phê miễn phí; Hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê; Cuộc thi video clip giới thiệu về cây cà phê Buôn Ma Thuột;
Bên cạnh đó, hành trình du lịch tại lễ hội sẽ có: Hội voi Buôn Đôn; Hội Đua thuyền độc mộc huyện Lắk; tuor du lịch trải nghiệm, khám phá các đặc sản phẩm du lịch mới; biểu diễn ca kịch “Khát vọng Dam Săn”; một số hoạt động văn hóa thể thao và du lịch do các địa phương đăng ký tham gia hưởng ứng lễ hội.
Về công tác truyền thông cho lễ hội, lễ khai mạc với chủ đề “Đắk Lắk – Điểm đến của cà phê thế giới” truyền hình trực tiếp trên VTV1 VTV4,VTV5,VTV8, DRT, tiếp sóng Đài PTTH các tỉnh Tây Nguyên. Lễ bế mạc với chủ đề “Buôn Ma Thuột, thành phố cà phê – Nơi khởi nguồn sáng tạo” truyền hình trực tiếp trên VTV4,VTV5,VTV8, DRT, tiếp sóng Đài PTTH các tỉnh Tây Nguyên.
Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột[2], phát triển cà phê đặc sản Việt Nam; từng bước đưa Đắk Lắk trở thành điểm đến của cà phê thế giới, góp phần nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Đồng thời, thông qua lễ hội nhằm tôn vinh người trồng cà phê, chế biến và kinh doanh cà phê; động viên cộng đồng cùng chung tay vun đắp cho sự phát triển của văn hóa cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, của Việt Nam nói chung. Qua đó giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực chế biến cà phê và các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn; thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Đắk Lắk.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất cả nước, với khoảng 210.000 ha, sản lượng thu hoạch hằng năm đạt hơn 520.000 tấn, chiếm hơn 30% sản lượng toàn quốc. Cà phê của tỉnh đã xuất khẩu đến hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Qua 7 lần tổ chức, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành một sự kiện nổi bật của ngành cà phê Việt Nam
Mik viết ko hay cho lắm
Sáng sớm nào em cũng theo mẹ chạy thể dục trong công viên gần nhà, ở đó có một vườn hoa rất đẹp.
Không khí buổi sớm thật trong lành, mát mẻ làm cho ai cũng dễ chịu, sảng khoái. Ông mặt trời lấp ló sau rặng cây um tùm, chiếu những tia nắng vàng nhạt xuống không gian, đánh thức vườn hoa tỉnh giấc sau một đêm dài. Vườn hoa hình tròn, không rộng lắm nhưng có rất nhiều loại hoa cùng nhau khoe sắc tỏa hương. Xung quanh vườn hoa là hàng rào bằng tre chắc chắn như những chàng lính khỏe khoắn để bảo vệ những nàng công chúa. Những bông hoa giật mình, hé mở những đôi mắt nhìn ngó xung quanh. Hoa nào cũng đẹp, cũng thơm tạo nên bức tranh sinh động, đầy màu sắc. Bông cúc nở to nhìn thật rực rỡ. Có mấy nụ hồng mới nở chúm chím trông e lệ, dễ thương. Những nàng hoa đồng tiền, hoa lay ơn duyên dáng... trên từng cánh hoa còn đọng lại những giọt sương sớm, long lanh như muôn ngàn hạt ngọc li ti. Ở giữa vườn, người ta trồng hoa tạo thành hình một ngôi sao rất lớn. Ngoài cùng, đường viên của ngôi sao là hàng hoa cúc trắng, hoa thủy tiên nổi bật. Bên trong, những bông hoa hồng tạo nên năm cánh ngôi sao nom thật rực rỡ. Ngôi sao ấy có lẽ là lớn nhất, sáng nhất mà em biết. Vì thế mà nó rất hấp dẫn với những chú chim, chú sâu hay ong bướm thi nhau đến hút mật, bay lượn làm dáng. Vài chị ong nâu kiếm mật sớm, bay rập rờn trên cánh hoa...
Mỗi sáng được ngắm vườn hoa trong công viên, em thấy rất thư giãn và vui sướng. Em sẽ luôn luôn có ý thức thật tốt để bảo vệ vườn hoa ở công viên.