Tìm 4 câu thành ngữ hoặc tục ngữ bắt đầu bằng từ “học”
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dịch Covid đang là vẫn đề nhức nhối nhất toàn cầu ! Đến nay vẫn chưa có vắc – xin điều trị. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức tự phòng chống cho bản thân và cộng đồng . Mỗi ngày phải rửa tay trước và sau khi ăn, luôn luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Đây chính là một nghĩa vụ của mỗi chúng ta. Điều này giúp phòng tránh đồng thời cũng hạn chế đến mức thấp nhất việc nhiễm bệnh. Ngay bây giờ ! Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng hết mình, hạn chế đi ra ngoài, chỉ đi vào trường hợp cần thiết. Quan trọng nhất chắc chắn là việc đeo khẩu trang, ngoài ra chúng ta cần phải tuyên truyền cho mọi người đảm bảo an toàn trong mùa dịch. Mỗi chúng ta phải tự tâm mình, xuất phát từ trái tim để cùng nhau hướng về chống dịch. Ngoài kia những y bác sĩ như những vị chiến binh, đang chiến đấu để chống lại dịch !
1. bài thơ viết theo thể thơ 7 chữ
2.đau đớn, gian nan
3. Trong bào thơ người ta đã phải thực hiện hành động "giã" để hạt gạo được" trắng tựa bông"
4. Từ lời dạy hai câu cuối bài thơ, em sẽ chăm học,chăm chỉ làm bài tập về nhà để kết quả học tập của em được tiến bộ hơn.
C1: PTBĐ chính là biểu cảm
C2:
-các cặp từ trái nghĩa: ngày nắng-ngày mưa; khi cạn-khi đầy; khi xuôi-khi ngược
-Khái niệm: từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau
C3: Sự nhớ nhung của người con xa quê với dòng sông quê hương
C4:(TỰ LÀM BẠN NHÉ)
.........., ngày ... tháng ..năm 20...
Hoàng Lân thân mến!
Chào cậu, người thành phố. Mình chào cậu như thế vì mình viết thư cho cậu từ vùng quê hương trung du của mình, khi xuân tràn về trên tất cả các chồi non đang nảy lộc, trên cành đào, cây mận trước nhà. Mình nhớ người bạn của mình và viết thư chúc Tết cậu đấy.
Thành phố gió cát của cậu chắc là mai vàng đã nở khắp vườn hoa công viên rồi chứ? Cậu và hai bác ở trong ấy có khỏe không? Năm nay cậu đón Tết ở trong ấy hay về quê đón Tết với ông bà? Trường của cậu có cắm trại xuân không? À, để mình nói qua về việc tại sao mình về quê hương trung du vì mình biết thế nào cậu cũng thắc mắc. Hà Nội là quê ngoại mình, Phú Thọ là quê nội mình. Bố mình vì yêu quê mà chuyển về sống ở quê chứ chẳng có lí do gì đặc biệt cả. Bố mình lại thích chăn nuôi bò sữa. Khi nào cậu về Hà Nội thăm ông bà của cậu, đi theo ông cậu lên quê mình chơi đi, cậu sẽ được thấy “nông trang bò sữa" của bố mình. Ông cậu, thỉnh thoảng vẫn lên đây đánh cờ tướng với ông mình. Phú Thọ là quê hương rừng cọ, rất nhiều cây cọ nhưng phải đi xa một tí, ra khỏi thị xã cơ. Cậu có nhớ bài tập đọc hồi lớp một của tụi mình không?
"Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xòe ô che nắng
Râm mát đường em đi”
Quê nội mình đấy! Nhưng mà mình ở ngoại ô thị xã, cũng chưa có cọ đâu, phải lên xa một tí!
Một tuần nữa là Tết rồi đấy, Hoàng Lân ạ. Hoa đào đã có cành nở nhiều và trời ấm hơn một tí. Trung du lạnh hơn Hà Nội và lạnh hơn thành phố Phan Rang của cậu nhiều lắm! Cô tiên Mùa Xuân đã cười khanh khách trong nắng nhạt, trong gió sớm rồi, mình chúc cậu và gia đình một năm mới thật nhiều điều may mắn, hạnh phúc, dồi dào sức khỏe, thật thịnh vượng. Riêng cậu kì thi nào cũng nhận được giải thưởng xuất sắc nhé! Mình dừng bút nhé. Chào thân ái!
Bạn cũ
......................
Những ai đã từng đi học chắc hẳn không thể nào quên ngôi trường của mình. Từng tán lá hàng cây sẽ luôn nằm trong kí ức của người đó. Bàn ghế, bảng đen, lớp học,.. những cảnh sắc khuôn viên sân trường không phải là những gì đó quá xa lạ đối với bất cứ ai đã từng ngồi trên ghế nhà trường. Và hình ảnh cây bàng sừng sững xòe tán lá cũng như vậy.
Lá bàng xòe rộng như cái quạt mo của bà. Lá bàng mọc thành từng cụm, từng cụm với nhau. Lớp lá này chồng lớp lá khác không để lọt bất kỳ tia nắng nào xuống mặt sân. Lá bàng cứ xanh rờn trong nắng hạ mặc cho cái nắng ngoài kia có oi ả thế nào. Mùa hè là mùa lá bàng phát triển nhanh nhất, xanh nhất. Vào mùa đông, cây bàng rụng lá trơ trọi chỉ còn lại những cành khô đen sừng sững giữa trời đông. Nhưng chỉ cần chớm xuân, những búp lá non đã đâm ra tua tủa đỏ chót. Lúc còn nằm trong búp non, chưa ào ra đón lấp khí trời xuân sang, lá bàng non cứ nhọn hoắt màu đỏ gạch mơn mởn sức sống. Chừng như chỉ cần một cơn mưa xuân chúng sẽ túa ra, phát triển, như nhựa sống đang tràn về.Lại bắt đầu một chu trình sống mới, xuân rồi sang hạ lại sang thu. Mùa thu đến là mùa cây bàng đơm hoa kết quả. Hoa bàng mọc thành từng chùm nhỏ li ti giống như hoa xoài. Chúng mọc ra từ những búp, ngọn cây, chùm lá xanh rờn xòe ra xung quanh lại thêm hoa bàng nở, hoa bàng có màu vàng càng làm cho cây bàng thêm rực rỡ. Hoa bàng rất dễ rụng, chỉ cần một đợt gió nhỏ, làn gió nhẹ lướt qua, hoa cũng có thể rụng. Những bông hoa li ti rụng xuống vàng cả một góc sân.
Quả bàng khi chín dần chuyển sang màu vàng. Quả chín rồi, lớp màu vàng ấy lại có vị ngọt ngọt thơm thơm. Lũ học trò nghịch ngợm chúng tôi lại hái xuống ăn. Lá bàng chúng tôi hái xuống làm quạt khi trời nóng, quả bàng chúng tôi nghịch ngợm, thân bàng chúng tôi chơi trốn tìm. Cây bàng đã gắn liền với những trò chơi của tuổi thơ tôi. Làm sao có thể quên được hình ảnh loài cây gắn liền với những năm tháng học sinh thơ ngây, tinh nghịch.
Cây bàng, một loài cây được trồng phổ biến trong khuôn viên trường học. Đâu chỉ làm đẹp cho khuôn viên trường, cây bàng còn là trò chơi, là bóng mát, là thức quả ngon lành của chúng tôi mỗi dịp tựu trường. Cái không khí nô đùa dưới bóng cây cùng bạn bè, những lần bị cốc sưng u đầu rồi cả khi thưởng thức cái hương vị quả bàng… Tất cả sẽ luôn là kí ức đẹp trong tâm trí tôi.
Học một biết mười.
Có cày có thóc, có học có chữ.
Ăn vóc học hay.
Dao có mài mới sắc, người có học mới nên. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
Đi một buổi chợ học được mớ khôn.
Học trò đèn sách hôm mai. ...
Kìa ai học sách thánh hiền.
/HT\