K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TRĂNG ƠI...TỪ ĐÂU ĐẾN Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà Trăng ơi… từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kỳ Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Đứa nào đá lên trời Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ lời mẹ ru Thương Cuội không được học Hú gọi trâu đến giờ! Trăng ơi…...
Đọc tiếp

TRĂNG ƠI...TỪ ĐÂU ĐẾN

Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà

Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi

Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời

Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!

Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân

Trăng ơi… từ đâu đến?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em…

Chọn đáp án đúng nhất từ câu 1 đến câu 8 và ghi vào bài làm : 

Câu 1 : Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?

A. tự do    B. lục bát       C. bốn chữ       D. năm chữ

câu 2 : hình ảnh xuất hiện xuyên suốt bài thơ là gì ?

A. biển xanh     B. vầng trăng    C. quả bóng     D. chú bộ đội

Câu 3 : biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ "trăng tròn như mắt cá" ?

A. nhân hóa        B. ấn dụ         C. hoán dụ          D. so sánh

câu 4 : từ "lửng lơ" trong câu thơ "lửng lơ trên trước nhà." có nghĩa là gì ?

A. Ở trạng thái nửa vời, không xác định rõ.

B. Nửa chừng, không tới, không lui.

C. Chuyển động nhẹ lưng chừng, không bám vào đâu.

D. Chần chừ, không dứt khoát, không dám hành động.

câu 5 : ý nào nói đúng nhất về nội dung hai câu thơ "trăng soi chú bộ đội/ và soi góc sân." ?

A. trăng soi sáng sân nhà và con đường hành quân của chú bộ đội

B. dưới vầng trăng sáng, con đường trở nên huyền ảo diệu kì

C. ánh trăng tỏa sáng rực rỡ khiến cả góc sân nhà em lung linh

D. ánh trăng tỏa sáng giúp bước chân chú bộ đội nhanh hơn

Câu 6 : vì sao tác giả gắn vầng trăng với các hình ảnh rừng xa, biển xanh, mắt cá, sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, góc sân ?

A. đó là những hìn hảnh rất đặc biệt không giống ở nói khác

B. đó là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc của quê hương

C. những hình ảnh ấy đều có sức cuốn hút với tất cả mọi người

D. những hình ảnh ấy là trí tưởng tượng phong phú của các bạn nhỏ

câu 7 : bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả ?

A. yêu trăng, tự hào về quê hướng, đất nước

B. yêu góc sân nhà trong đêm sáng

C. yêu mến, tự hào, cảm phục các chú bộ đội

D. yêu trăng, thương chú Cuội, nhớ chị Hằng

câu 8 : tác giả đã cảm nhận về vầng trăng trong bài thơ bằng :

A. những hình ảnh ngộ nghĩnh, mới lạ

B. tình yêu trăng của một người nghệ sĩ tài hoa

C. tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng

D. những vần thơ kì diệu tạo nên hình ảnh mới lạ trong mắt trẻ thơ

thực hiện các yêu cầu sau : 

câu 9 : hình ảnh trong bài thơ trên gợi cho em những cảm xúc gì ?

câu 10 : qua bài thơ trên, hãy ghi lại ngắn gọn suy nghĩ của em về tình yêu quê hương.

2
6 tháng 1 2023

Câu 1: D                Câu 4: C                Câu 5: A                Câu 7: A

Câu 2: B                Câu 3: D                Câu 6: B                Câu 8: C

Câu 9: Trăng lúc này không chỉ là thực thể ngoài tự nhiên mà còn có nhiều cảm xúc, tình nghĩa và suy nghĩ.

Câu 10: Tình yêu quê hương cũng như tình yêu đất nước là tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. Thứ tình cảm này không cần ai dạy mà cũng sẵn có trong dòng máu dân tộc con người Việt. Nó như một ngọn lửa sôi sục trong dòng máu chúng.

6 tháng 1 2023

1 . d    5.a 

2. b    6. b

3.d 

4.c 

 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU       Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

      Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.

      Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2:Cậu bé trg vb là ng ntnao?

A:Hay sà vào lòng mẹ

B:Hay bỏ vào rưng
C:Thích thét lớn mỗi khi giận
D:Ngỗ nghịch thg bị mẹ khiển trách

2
4 tháng 1 2023

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 2: D:Ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
5 tháng 1 2023

1. Tự sự.

2. D.

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng miền Nam Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc Tôi nhớ cả những người không quen biết Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy Hình ảnh con sông quê mát rượi Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông Tình Bắc...
Đọc tiếp
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng miền Nam Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc Tôi nhớ cả những người không quen biết Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy Hình ảnh con sông quê mát rượi Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông Tình Bắc Nam chung chảy một dòng Không gành thác nào ngăn cản được Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước Tôi sẽ về sông nước của quê hương Tôi sẽ về sông nước của tình thương. Câu 1 Hãy tìm câu thơ thể hiện khát vọng thống nhất đất nước để miền Nam và miền Bắc chung một mái nhà?
1
CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
4 tháng 1 2023

Tình Bắc Nam chung chảy một dòng

Không gành thác nào ngăn cản được

4 tháng 1 2023

Câu hỏi : Nêu suy nghĩ về một sự việc khi nghe thấy? khi nhìn thấy? .... sau  khi được biết ? ...

Trả lời.
Theo cá nhân của mình đó là nằm ở tính sắc bén. Một người mù có tính sắc bén ở các giác quan còn lại và cộng thêm độ dày kinh nghiệm.  Ở cấp độ khác như: "Không bị mù " hay nói là không bị khiếm khuyết thì nên PHẢI tính thêm vào giác quan thứ 6 nữa. 

Với người có "khả năng cao" là còn ở việc " giao tiếp" vì ở một mức mà không thể giao tiếp thì không thể nói gì hơn. Một người bị mù hàng xe đua cao cấp như mình, thì có đem xe bạc tỷ để trước mặt cũn không thấy cái giá của nó! :). 

Cảm nghĩ về một sự kiện to, một sự việc" bé tí xíu" phụ thuộc vào các yếu tố. Bạn đang nói với ai? Bạn đang nói cái gì? Lúc nào? Ở đâu? ..Mỗi một nhóm là cả trăm mức cung bậc...

Thế nào? hiểu tới đâu?

...

 

4 tháng 1 2023

Có thể lên mạng tk nhé

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
5 tháng 1 2023

Em tham khảo dàn ý và các bước sau nhé!

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn nhân vật trong một tác phẩm văn học

Lựa chọn nhân vật em yêu thích trong một tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc. Em có thể liệt kê danh sách nhân vật yêu thích và lựa chọn nhân vật em ấn tượng nhất.

b. Tìm ý

Để tìm ý cho bài viết, em cần tìm hiểu va lựa chọn các chi tiết lien quan đến nhân vật và đưa ra những suy luận về đặc điểm của nhân vật đó.

- Khi tìm hiểu và lựa chọn các chi tiết lien quan đến nhân vật, em cần chú ý:

+ Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật

+ Đặc điểm nhân vật được nhà văn thể hiện gián tiếp qua:

Các chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vậtNgôn ngữ của nhân vậtThế giới nội tâmMối quan hệ với các nhân vật khác.

- Để xác định được đặc điểm của nhân vật hãy kết nối thong tin về nhân vật trong tác phẩm với hiểu biết và trải nghiệm của em bằng cách đặt ra các câu hỏi:

+ Nhà văn đã miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ của các nhân vật như thế nào? Trong cuộc sống, những người có đặc điểm như vậy sẽ có tính cách như thế nào?

+ Nhà văn miêu tả thế giới nội tâm nhân vật như thế nào? Những người có cảm xúc, suy nghĩa như vậy thường có đặc điểm gì?

+ Nhà văn đã viết gì về mối quan hệ của các nhân vật khác trong tác phẩm? Trong cuộc sống, những người có các mối quan hệ như vậy thường có tính cách như thế nào?

c. Lập dàn ý

Hãy sắp xếp các thông tin và ý tưởng cảu phần tìm ý thành một dàn ý. Khi lập dàn ý em cần tập trung vào một số đặc điểm nổi bật của nhân vật.

- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

- Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật

+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào?

+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.

+ Ngôn ngữ của nhân vật

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác

- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật

2. Viết bài

Khi viết bài cần lưu ý:

- Để những nhận xét về nhân vật thuyế phục và có giá trị, cần dựa trên nhưng sự việc, chi tiết liên quan đến nahan vật trong tác phẩm.

 

- Cần nhìn nhận, phân tích nhân vật từ nhiều góc độ, trong một chỉnh thể trọn vẹn để có những nhận xét, đánh giá toàn diện, thuyết phục.

- Phân tích nhân vật một cách cụ thể, chi tiết. Không nên nhận xét, đánh giá về nhân vật một cách chung chung. Cần đưa ra các bằng chứng trong tác phẩm để làm căn cứ cho những nhận xét, suy luận về đặc điểm nhân vật.

3. Chỉnh sửa bài viết

Rà soát, chỉnh sửa bài viết của em 

14 tháng 3 2023
Nhắc tới truyện ngụ ngôn, chúng ta không thể nào bỏ qua câu chuyện quen thuộc “Đẽo cày giữa đường”. Nhân vật người thợ mộc với sự thiếu hiểu biết, không có chính kiến đã để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc.

Trước hết, người thợ mộc này là kẻ có ý chí. Anh ta sẵn sàng bỏ ra toàn bộ vốn liếng để mua gỗ về. Anh ta muốn dùng số gỗ đó để đẽo cày bên vệ đường. Cuối cùng, người thợ mộc cũng thực hiện được mong ước của mình.

Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức đã giết chết ý chí ở anh ta. Mỗi khi nghe người khác nhận xét, bàn luận, anh ta lại thay đổi theo lời nói đó. Lần thứ nhất, anh ta đẽo cày vừa cao, vừa to. Lần thứ hai, anh ta nhận thấy ý kiến của bác nông dân cũng hợp lí nên đẽo thấp và nhỏ hơn. Sau cùng, người thợ mộc vẫn chưa nhận ra sai lầm, tiếp tục nghe theo “Nghe được lãi nhiều, anh ta đem bao nhiêu gỗ còn lại đẽo tất cả loại cày để cho voi cày.”. Để rồi, anh ta đẽo ra vô vàn chiếc cày nhưng không bán được cái nào, vốn liếng thì dần cạn kiệt.

Như vậy, qua những chi tiết khắc họa hành động và suy nghĩ, ta thấy nhân vật này là kẻ không có chính kiến, lập trường vững vàng. Anh ta muốn làm giàu từ đôi bàn tay của mình nhưng chính việc thiếu hiểu biết đã dập tắt mong ước đó.
 

Bằng ngôn ngữ, hình ảnh thân thuộc, gần gũi, tình huống truyện đơn giản, tác giả dân gian đã sáng tạo nên một câu chuyện thú vị, dễ nhớ, dễ hiểu. Ngoài ra, nét độc đáo trong hình thức nghệ thuật còn đến từ việc khắc họa nhân vật thông qua hành động, suy nghĩ.

“Đẽo cày giữa đường” đã mang tới cho bạn đọc hình dung cụ thể về một kiểu người thường thấy trong xã hội: ít hiểu biết nên dễ bị dao động, thay đổi. Từ những việc làm của nhân vật người thợ mộc, em nhận thấy bản thân phải biết sống có chính kiến, biết suy nghĩ toàn diện mọi vấn đề.

2 tháng 1 2023

Trên đường tới sân bóng, em nhìn thấy một bà cụ đang sách một túi đồ trông có vẻ rất nặng. Bỗng nhiên, một đám thanh niên đi qua va vào bà cụ. Túi đồ bị rơi xuống đường. Nhưng đám thanh niên không quay lại nhặt đồ giúp bà. Thấy vậy, em liền chạy tới giúp bà xách túi đồ. Xong xuôi, bà cụ nhìn em mỉm cười rồi cảm ơn. Em cảm thấy rất vui vì làm được một việc tốt.

4 tháng 1 2023

ôi ;xe mất

13 tháng 1 2023

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập- Tự do- Hạnh Phúc

                                                       thứ...,ngày ...tháng....năm 2023

BẢN TƯỜNG TRÌNH

Về sự việc mất xe đạp

kính gửi:........

Em là:......

Sau đây em xin trình bày lại sự việc như sau:

   (Thời gian),em đã đi xe đạp đến trường và cất xe ở khu đeer xe của trường tuy nhiên em đã lên lớp vội và quên khoá xe.Đến ... giờ trưa cùng ngày em xuống lấy xe và phát hiện không thấy xe đâu

Em xin cam đoan những điều trên là sự thật

Em mong nhà trường giúp em tìm lại chiếc xe đạp ạ

                                                                    Chữ kí

 

3 tháng 1 2023

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thanh Hóa, ngày … tháng … năm …

BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về việc khởi xướng một cuộc dã ngoại với sự tham gia của nhiều bạn trong lớp khi chưa xin phép gia đình, thầy, cô chủ nhiệm và nhà trường

Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp 7G - cô Cẩm Vân cùng Ban giám hiệu Trường trung học cơ sở Sông Trí

Em tên là: Phạm Quốc Hưng, học sinh lớp 7G Trường trung học cơ sở Sông Trí

Em xin phép tường trình về một sự việc như sau:

Vào chiều ngày 19 tháng 12 năm 2022, sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, em và các bạn cùng lớp đã cùng tập trung ở lớp học để trò chuyện. Lúc ấy, mọi người đều rất vui vẻ vì vừa thi xong, lại háo hức vì sắp đến Tết. Thế nên, em đã ngẫu hứng đề nghị cả lớp cùng nhau có một chuyến picnic để đón năm mới và giải tỏa những căng thẳng của kì thi vừa qua. Em gợi ý về việc sau khi ăn xong, thì mọi người cùng nhau tổ chức trò chơi như chương trình cắm trại vậy. Các bạn trong lớp đều nhanh chóng hưởng ứng đề nghị ấy. Một số bạn thì còn băn khoăn vì chưa xin phép giáo viên mà đã tổ chức một hoạt động tập thể như thế. Tuy nhiên, vì quá phấn khích nên em bỏ qua những nghi ngại ấy, và ra sức thuyết phục các bạn cùng tham gia với mình. Thế nên, cuối cùng, chuyến picnic đã có 32 bạn trên 35 bạn của cả lớp.

Em xin cam đoan những điều trên đều đúng với sự thật đã diễn ra. Hiện nay, em đã nhận thức được sai lầm của bản thân khi tự ý tổ chức đi dã ngoại của lớp mình như vậy. Em sẽ tự kiểm điểm bản thân, và xin hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa.

Người viết tường trình

Hưng

Phạm Quốc Hưng

31 tháng 12 2022

                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                   ....., ngày.... tháng....năm....

                     BẢN TƯỜNG TRÌNH

   Về việc em chứng kiến một vụ bắt nạt ở trường học

        Kính gửi : Ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo.

        Em tên là ....., học sinh lớp....., Trường THCS...., sau đây em xin trình bày với thầy cô và ban giám hiệu nhà trường 1 việc như sau:

      Viết nội dung mình chứng kiến vào đây.

Ví dụ: vào sáng thứ tư, trong lúc rachowi em có tình cờ bắt gặp 1 vụ bắt nạt giữa các anh lớp lớn với 1 em lớp 6 . Lúc đầu, các anh ấy có các hành vi như chửi bới, dọa nạt em lớp 6, khiến em ấy sợ hãi và lo lắng. Em và các bạn lớp khác ra xem nhưng không thể can ngăn được vì các anh ấy quá khỏe. Về sau chúng em và 1 số bạn khác nữa đi đến văn phòng nơi các thầy cô đang ngồi ở đó để cho thầy cô biết.

       Em xin cam đoan điều em vưa tường trình là đúng sự thật. Em mong thầy cô giáo sẽ sử phạt nghiêm khắc đối với những học sinh bắt nạt. Em xin cảm ơn ạ !

                                             Người viết tường trình 

                                                (Kí tên)

                                             ..................