Nhà triết học Hi Lạp cổ đại Socrates từng nói: “Trên thế giới ngoại trừ mặt trời, không khí, nước và nụ cười, ta còn cần gì nữa?”Em hãy viết một văn bản (khoảng 400-500 chữ) bàn về ý nghĩa của nụ cười trong cuộc sống.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nhé :
"Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với khổ thơ đầu, tác giả đã mỏ ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kì vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động. Đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.
PS : nhớ k :))
# Aeri #
Chính vào lúc đó, Đoàn thuyền đánh cá ra khơi. Chữ lại cho ta biết đây là một hoạt động thường nhật lặp đi lặp lại hằng ngày chứ không phải đột xuất, cá biệt. Nhưng chữ lại còn biểu hiện nghĩa ngược lại, như muốn nói trời biển đã nghỉ ngơi còn con người sáng tạo. Câu thơ Câu hát căng buồm cùng gió khơi càng gợi lên cảnh tượng hùng vĩ. Thuyền ra khơi xa không chỉ nhờ cánh buồm no gió mà tiếng hát cũng có thể thổi căng cánh buồm. Đoàn thuyền ra đi nhờ buồm gió và buồn vui, chan hòa giữa con người và vũ trụ. Tính chất hành khúc của bài thơ biểu hiện rõ trong hình ảnh, câu chữ và nhịp điệu. Bài thơ là lời ca của chính người lao động ca ngợi niềm say sưa hứng khởi lao động của chính mình.
Khổ thơ thứ hai trực tiếp thể hiện khúc ca say mê của người đánh cá. Một khúc ca gọi cá vào lưới thật vui vẻ, rộn ràng. Cá bạc là loài cá nhỏ, thân bầu dục dài, dẹt hai bên, màu trắng đục, còn họi là cá mắm mỡ, sống gần bờ ở độ sâu 30-60m nước. Có lẽ vì thế nhà thơ nhắc đến trước tiên và loài cá làm mặt biển lặng chăng? Khác với cá bạc là loài cá chim, cá thu là hai loài cá nổi điển hình của đại dương. Hằng năm chúng bơi hàng đàn lớn vào gần bờ để đẻ và vỗ béo. Chúng đi rào rào sát mặt nước như đoàn thoi, làm sóng biển chứa lân tinh nổi lên muôn luồng sáng. Lời mời gọi cuối khổ thơ thật thân thiết. Khổ thơ cho thấy nhà thơ miêu tả thật chính xác nhưng không hề tẻ nhạt, lời thơ vẫn bay bổng trong tưởng tượng.
Khổ thơ thứ ba tiếp tục khúc ca vui, tự hào của những người lao động làm chủ đất nước…
Hình như trăng đã lên, làm cho cánh buồm hòa vào ánh trăng trở nên to rộng với tầm cỡ vũ trụ. Gió trăng trong thơ cổ chỉ sự thanh nhàn, ở đây mang ý nghĩa hoàn toàn mới, mạnh mẽ. Thuyền lướt giữa mây cao và biển bằng cũng gợi không gian bao la, phóng thoáng còn con người thì dò bụng biển, dàn trận, bủa lưới như những chủ nhân đầy sức mạnh và quyền uy.
Khổ thơ thứ tư ca ngợi sự phong phú, giàu có của biển. Phương thức liệt kê thích hợp nhưng nhà thơ không làm dụng nó…
Câu thơ Gõ thuyền đã có nhịp trăng sao là một hình ảnh tinh vi. Nhịp gõ thuyền và nhịp hát đã làm ánh trăng rung động, có cảm tưởng như trăng ở trên cao giữ nhịp cho tiếng gõ thuyền. Thực sự là bài ca lao động say sữa, hùng tráng, thơ mộng, đầy lòng biết ơn. Ví von biển cho ta cá như lòng mẹ vô tận, vô tư đã thành khúc ca. Ân tình thủy chung trong bài tráng ca…
Đêm tàn, trời sắp sáng nên sao mờ. Câu thơ gợi lên vẻ đẹp lao động đầy sáng tạo và giàu chất tạo hình. Cơ bắp cuồn cuộn. Dưới những cánh tay săn chắc là mẻ lưới trĩu nặng cá bạc, cá vàng. Hai câu cuối tạo sự nhịp nhàng giữa lao động con và sự vận hành của vũ trụ. Chữ lóe thật hay, vừa gợi ánh bình minh đang đến, vừa gợi sự nhảy nhót của đàn cá trong lưới. Gam màu rực rỡ, lộng lẫy.
Câu thơ đầu tạo cảm giác tuần hoàn. Câu hát căng buồm đưa thuyền đi nay đưa thuyền về. Nhưng nó về với tư thế mới: chạy đua cùng mặt trời. Và trong cuộc đua này, con người đã về đích trước, đã chiến thắng. Khi mặt trời vừa đội biển mà lên đem màu đỏ sáng cho đất trời thì thuyền đã về bến từ rất lâu, cá đã dỡ xuống phơi dài muôn dặm. Ánh nắng ban mai làm cho thành quả lao động thêm rực rỡ, huy hoàng. Lại diễn ra sự hòa hợp nhịp nhàng giữa con người và lao động và vũ trụ. Câu thơ mặt trời đội biển nhô màu mới miêu tả chính xác chuyển động của mặt trời, từ từ, ánh sáng nhô lên, mặt trời ló mặt. Mặt trời nhô lên kết thúc một đêm lao động hô ứng với mặt trời xuống biển như hòn lửa ở đầu bài thơ.
Đoàn thuyền đánh cá là một tráng ca đẹp ca ngợi người lao động biển cả làm chủ lao động và Tổ quốc. Bài thơ khắc họa sự nhịp nhàng của lao động của con người với sự vận hành của thời gian và thiên nhiên vũ trụ. Trong cảnh trời biển bao la, con người trở nên hùng vĩ, lãng mạn. Trong cảnh biển đêm, một vùng thiên nhiên của Tổ quốc hiện lên thật giàu đẹp, thơ mộng.
Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng..Vũ Nương là con nhà nghèo, một phụ nữ bình dân. Người đã được giới thiệu trong truyện “ tính tình đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp. Còn chồng nàng, Trương Sinh, là một người đa nghi, con nhà giàu, ít học. Chính những tính nết này đã đẩy Vũ Nương vào bi kịch.Nguyễn Dư đã tập trung khắc họa vẻ đẹp đức hạnh của Vũ Nương trong các mối quan hệ với chông, với mẹ chồng và với bé Đản – đứa con yêu quý của nàng. Để làm nổi bật nàng, nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào các hoàn cảnh, tình huống đặc biệt. Nàng là một người vợ thủy chung, hết mực yêu thương chồng. Khi mới lấy chồng, Vũ Nương cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép, nên cho dù Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ thường phòng nghừa quá mức nhưng gia đình vẫn luôn êm ấm thuận hòa. Khi tiễn chồng đi lính, nàng không trông mong vinh hiển, chỉ cầu mong chồng được bình yên trở về: “ Chàng đi chuyến này … mang theo 2 chữ bình yên thế là đủ”. Nàng rất cảm thông với nỗi vất vả gian lao mà chông nàng sẽ phải chịu đựng nơi trận mạc. Nàng đã nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình – những lời nói ân tình đằm thắm này của nàng khi tiễn chồng đã làm cho người đọc xúc động. Khi Trương Sinh đi chiến trận, xa chồng, Vũ Nương càng tỏ rõ là người vợ thủy chung, yêu chông hết mực. Mỗi khi thấy bướm lượn đầu mùa – cảnh vui mùa xuân hay mây che hình núi – cảnh buồn mùa đông, nàng lại chạnh nỗi nhớ nhung da diết, thổn thức tâm tình. Tiết hạn đấy của Vũ Nương cũng được khẳng định lại trong câu nói với chồng: “ … cách biệt 3 năm, giữ trọn một tiết, tô son điểm phẩn, từng đã nguôi lòng…”. Nàng còn là 1 người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng. Trong lúc chồng đi vắng, nàng đã sinh con. Một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa chăm lo săn sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng ốm, nàng đã hết lòng chăm sóc, lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khuyên đơn. Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay, tế lễ chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình. Lời trăn trối của mẹ chồng đã ghi nhận công lao của Vũ Nương với gia đình nhà chồng. Vũ Nương đã làm tròn bổn phận của một người mẹ rất mực yêu thương con. Khi chồng đi lính, nàng đã sinh con một mình, dành hết tình yêu thương cho bé Đản. Nàng đã yêu con bằng cả phần người cha cộng lại. Nàng còn chỉ bóng của mình trên tường để dỗ con vì thương con thiếu vắng tình cha. Nàng là một người phụ nữ trọng nhân phẩm và nghĩa tình. Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã cố phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Nàng nói lên thân phận mình, nói đến tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan. Nàng đã tìm mọi cách để cứu vãn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang nguy cơ tan vỡ. Vũ Nương đã chọn cái chết để tự minh oan cho mình, để bảo vệ nhân phẩm của người phụ nữ. Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhưng đó là giải pháp duy nhất của Vũ Nương. Lời than của nàng là 1 lời thề nguyện: “Xin thần sông chứng giám…” Hành động trầm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Đối với người phụ nữ bất hạnh ấy, phẩm giá còn cao hơn cả sự sống. Vũ Nương còn là 1 người phụ nữ rất coi trọng tình nghĩa. Dù thương nhớ về quê hương song nàng quyết giữ lời hứa với Linh Phi
k mink nha
Vũ Nương là người mẹ hết lòng yêu con. Thật vậy, phẩm chất ấy của nàng được thể hiện rất rõ trong những năm tháng mà Trương Sinh đi lính. Trong khoảng thời gian dài ba năm ấy, nàng đã một mình sinh con, nuôi con khôn lớn. Chẳng những thế, nàng còn vừa làm cha vừa làm mẹ, dành hết tình yêu thương cho con để bù đắp tình yêu thương của cha mà con đang chưa có. Vì yêu thương con, không muốn con bị thiếu tình yêu thương của cha, nên nàng chỉ bóng mình trên vách bảo đó là cha con. Đó chính là sự hy sinh, tảo tần và yêu thương con, chăm lo cho gia đình của nàng suốt mấy năm Trương Sinh đi lính. Nàng chấp nhận cô đơn, chấp nhận vất vả khi không có chồng ở bên cũng vì tình yêu thương dành cho con. Nhưng nàng không biết rằng chính chiếc bóng ấy đã đẩy nàng đến nỗi oan khuất sau này. Tóm lại, Vũ Nương là người mẹ có tình yêu thương con sâu sắc.
Tình đồng chí giữa những người lính có những biểu hiện hết sức sâu sắc. Họ chia sẻ với nhau nỗi nhớ, đồng chí đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng thầm kín của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay/ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính". Những người lính hiểu lòng nhau, thông cảm sâu sắc với nhau, họ cùng tâm tư, cùng nỗi nhớ: nhớ gốc đa, bến nước, sân đình, người thân yêu... Không chỉ chia sẻ cùng nhau những niềm vui, nỗi buồn hay các câu chuyện tâm tình nơi quê nhà mà họ còn chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính - "sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”. Hình ảnh chân thực từ cuộc sống bình dị, lời thơ mộc mạc dân giã, câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau. Họ cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn, bệnh tật của cuộc đời quân ngũ. Bởi lẽ tình đồng chí đem lại cho họ tinh thần lạc quan vui vẻ tình thương nhau chân thành sâu sắc" Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!". Đáng chú ý là người lính bao giờ cũng nhìn bạn, nói về bjan trước khi nói về mình, chữ “anh” bao giờ cũng xuất hiện trước chữ “tôi”. Cách nói ấy phải chăng thể hiện nét đẹp trong tình cảm thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình.
là sao
hình như hôm trước mk nhắn là còn ai nhớ bn ko hôm nay lại nhắn cái này à
Nói hẳn họ tên ra đi bạn
chứ bạn nói thế thì ai mà biết đức nào
ok
* Lần 1: ( Khi tiễn chồng đi lính)
- Không trông mong vinh hiển, chỉ cầu cho chồng được trở về bình an. Lời dặn thể hiện nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm: Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”
- Cảm thông sâu sắc với nỗi gian lao, nguy hiểm của chồng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều con gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băng khoăn, mẹ hiền lo lắng.”
- Thể hiện nỗi nhớ nhung khắc khoải của nguời vợ yêu chồng: “Nhìn trăng soi thành cũ lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang lại thổn thức tâm tình thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.”
=> Đó là lời nói của người vợ thùy mị, dịu dàng và rất mực yêu chồng, đằm thắm, thiết tha. Lời dặn ấy xuất phát từ trái tim giàu tình yêu thương, biết chấp nhận những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa. Đồng thời còn giúp ta cảm nhận được khát vọng của người phụ nữ bình dị.
* Lần 2: “ Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn mọt tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói..Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”
-> Nàng phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình. Nàng đã nói đến thân phận, tình nghĩa vợ chồng, khẳng định tấm lòng thuỷ chung trong trắng, xin chồng đừng nghi oan, có nghĩa là nàng hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình
* Lần 3: “ Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đầu còn có thể lại lên núi .Vọng Phu kia nữa”
-> Nàng đã nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu sao mình bị nghi oan, bị đối xử bất công. Đồng thời đó còn là sự tuyệt vọng đến cùng cực khi khao khát của cả đời nàng vun đắp đã tan vỡ. Tình yêu không còn. Cả nỗi đau khỏ chờ chồng đến hoá đá như trước đây cũng không còn có thể làm được nữa.
* Lần 4: “ Kể bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhố”
-> Đây là lời độc thoại. Lời thoại là một lời than, một lời nguyền xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tiết hạnh trong sạch của nàng. Lời thoại đã thể hiện nỗi thất vọng đến tột cùng, nỗi đau cùng cực của người phụ nữ phẩm giá nhưng bị nghi oan nên tự đẩy đến chỗ tận cùng là cái chết