K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ SỐ 6Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 4)          Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua- cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 6

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 4)

          Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua- cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Co Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: " Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân! "

Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

                                                                         ( Sự tích Hồ Gươm)

 

1. Nhận xét phương thức biểu đạt của đoạn văn?  (1,0 điểm)

 

2. Nêu nhận xét của em về ngôi kể trong đoạn văn? (0,5 điểm)

 

3. Trong các cụm từ sau: cưỡi thuyền rồng, thanh gươm thần, một con rùa lớn, nhô đầu lên cao nữa, sáng le lói dưới mặt hồ xanh, hãy tìm và chép lại các cụm danh từ? Cho biết cụm danh từ khác danh từ ở điểm nào? ( 1,0 điểm)

 

4. Chép lại 2 từ Hán Việt có trong đoạn văn trên và cho biết thế nào là từ Hán Việt? ( 1,0 điểm )

 

5. Các truyên: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo thuộc thể loại truyện nào và có chung mục đích sáng tác gì? ( 1,0 điểm)

 

6. Hãy kể lai truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng ngôi kể nhân vật Sơn Tinh.

 ( 5,5 điểm)

0
đọc và trả lời câu hỏi Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy...
Đọc tiếp

đọc và trả lời câu hỏi

 Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu...

1. nội dung chính của VB trên

2. xác định biện pháp so sánh và tác dụng

 

1
18 tháng 2 2020

1) Nội dung chính : Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn

2) Biện pháp so sánh : Những ngọn cỏ gãy rạp , y nhu có nhát dao vùa lia qua 

   Tác dụng : Giúp người đọc hình dung đc tính chất sắc bén của những chiếc vuốt khi Dế Mèn dùng nó đạp vào các ngọn cỏ 

                                                                                                                          NHỚ K CHO MK NHÉ ~~~

SỐ 5I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.1. Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?A. Nhân vật thông minh, tài trí, có sức khỏeB. Nhân vật anh hùng, dũng sĩC. Nhân vật người mang lốt vậtD. Nhân vật mồ côi, nghèo khổ 2. Trong truyện Sọ Dừa, người mẹ mang thai Sọ Dừa trong...
Đọc tiếp

SỐ 5

I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)

          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.

1. Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

A. Nhân vật thông minh, tài trí, có sức khỏe

B. Nhân vật anh hùng, dũng sĩ

C. Nhân vật người mang lốt vật

D. Nhân vật mồ côi, nghèo khổ

 

2. Trong truyện Sọ Dừa, người mẹ mang thai Sọ Dừa trong trường hợp nào?

A. Người mẹ mơ thấy một ngôi sao bay vào người, khi tỉnh dậy thì phát hiện mình có thai

B.Người mẹ đi làm đồng, gặp một bàn chân to và ướm thử rồi về nhà mang thai

C.Người mẹ sau khi ăn một trái dừa kì lạ thì mang thai

D.Người mẹ hái củi trong rừng, uống nước từ một cái sọ dừa và từ đó mang thai

 

3. Mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì?

A. Tạo nên một tiếng cười nhẹ nhàng, giải trí

B. Thể hiện ước mơ về một lẽ công bằng

C. Tạo nên tiếng cười chế giễu, phê phán

 

4. Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm gì của nhân dân?

A. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí giết giặc

B. Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân

C. Quan niệm về tình đoàn kết gắn bó

D. Quan niệm về ngồn gốc sức mạnh của dân tộc

 

5. Tác giả dân gian đã thể hiện trí thông minhcuar em bé bàng hình thức nào?

A. Kể chuyện về cuộc đời phiêu bạt của em bé

B. Kể chuyện em bé vào cung vua

C. Kể chuyện em bé giải những câu đố trong lớp học

D. Kể lại bốn lần em bé giải những câu đố ngày càng khó hơn, phức tạp hơn của quan, vua, sú thần nước ngoài.

 

6. Dòng nào dưới đây nêu ý nghĩa chủ yếu của truyện em bé thông minh?

A. Mua vui, gây cười để giải trí

B. Phê phán những kẻ ngu dốt

C. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người

D. Khẳng định sức mạnh của con người

 

7. Dòng nào dưới đây nêu hệ quả của việc vay mượn từ ở những ngôn ngữ khác?

A. Làm mất đi tính hệ thống và tính hoàn chỉnh của Tiếng Việt

B.Làm giàu có, phong phú thêm cho tiếng Việt

C. Làm thay đổi cấu trúc ngữ pháp câu tiếng Việt

D. Làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt

 

8. Nghĩa của từ là gì?

A. Nội dung mà từ biểu thị

B. Nghĩa đen của sự vật

C. Đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng

D. Nghĩa bóng của từ

 

9. Dòng nào dưới đây là danh từ?

A. Khỏe mạnh

B. Bú mớm

C. Bóng tối

D. Khôi ngô

 

10. Nghĩa gốc của từ ngọt là gì?

A. Vị ngọt của thực phẩm( ngọt)

B. Sự tác động êm nhẹ nhưng sâu, mức độ cao( lưỡi dao ngọt)

C. Sự nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ làm siêu lòng của lời nói ( nói ngọt)

D. Sự êm tai, dễ nghe của âm thanh( đàn ngọt)

 

11. Cụm tính từ nào dưới đây có đầy đủ cấu trúc ba phần

A. Rất chăm chỉ

B. Vẫn duyên dáng

C. Còn đẹp lắm

D. Xinh đẹp bội phần

 

12. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ mượn tiếng Hán?

A. Uyên thâm

B. Vẫn Duyên dáng

C. Còn đẹp lắm

D. Xinh đẹp bội phần

II. Tự luận( 7,0 điểm)

1. Bằng trí tưởng tượng của em, hãy viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu nối thêm đoạn kết cho truyện Cây bút thần để  trả lời cho câu hỏi: Mã Lương đi đâu? ( 2,0 điểm)

 

2. Hãy vào vai bà đỡ Trần để kể lại truyện Con hổ có nghĩa.  ( 5 ,0 điểm)

 

0
ĐỀ SỐ 4.I. Trắc nghiệm:( 3,5 điểm)          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.1. Truyện Mẹ hiền dạy con được tuyển dịch từ đâu?A. Liệt nữ truyệnB. Mạnh Tử truyệnC. Nam Ông mộng lụcD. Cổ học tinh hoa 2. Vì sao nói phương thức biểu đạt chính của truyện Mẹ hiền dạy con là tự sự?A. Truyện trình bày diễn biến việc bà mẹ...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 4.

I. Trắc nghiệm:( 3,5 điểm)

          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.

1. Truyện Mẹ hiền dạy con được tuyển dịch từ đâu?

A. Liệt nữ truyện

B. Mạnh Tử truyện

C. Nam Ông mộng lục

D. Cổ học tinh hoa

 

2. Vì sao nói phương thức biểu đạt chính của truyện Mẹ hiền dạy con là tự sự?

A. Truyện trình bày diễn biến việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con

B. Truyện tái hiện trạng thái sự việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con

C. Truyện bày tỏ cảm xúc trước việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con

D. Truyện bàn luận, đánh giá về việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con

 

3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất chủ đề của truyện Mẹ hiền dạy con?

A. Truyện thể hiện tình thương của bà mẹ thầy Mạnh Tử đối với con

B. Truyện thể hiện tình cảm của Mạnh Tử đối với mẹ

C. Truyện trình bày quan điểm giáo dục của các nhà nho

D. Truyện nêu ra bài học về cách dạy con thành một bậc đại hiền

 

4. Khi nào bà mẹ thầy Mạnh Tử nói những lời tỏ ý vui lòng" Chỗ này là chỗ con ta ở được đây"?

A. Khi nhà ở canh nghĩa địa

B. Khi nhà ở cạnh chợ

C. Khi nhà ở cạnh trường học

D. Khi nhà ở giữa làng

 

5. Vì sao bà mẹ Mạnh Tử lại vui lòng cho con ở cạnh trường học?

A.Muốn con đua trẻ học tập lễ phép, cắp sách vở

B. Muốn con đi học gần trường

C. Muốn con học được nhiều

d. . Muốn con có nơi ở rộng rãi, đẹp đẽ

 

6. Vì sao bà mẹ Mạnh Tử lại cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung?

A. Không muốn con nói dối

B. Không muốn con bỏ học về nhà chơi

C. Không muốn con học nghề dệt vải

D. Không muốn con học cách buôn bán điên đảo

 

7. Dòng nào dưới đây nêu cách hiểu đúng nhất về hai chữ Mẹ hiền trong truyện Mẹ hiền dạy con?

A. Ngừơi mẹ sắc sảo và ghê gớm đối với con

B. Ngừơi mẹ tần tảo và vô cùng nghiêm khắc đối với con

C. Ngừơi mẹ thương yêu và chiều chuộng con hết mực

D. Ngừơi mẹ thương yêu con đúng mực và biết cách dạy con nên người

 

8. Dòng nào dưới đây nêu không đúng hiệu quả của cách bà mẹ thầy Mạnh Tử dạy con?

A.Khiến con thích làm ăn buôn bán

B. Khiến con ngoan ngoãn, lễ phép

C. Khiến con học hành chuyên cần

D. Khiến con trở thành một bậc đại hiền

 

9. Truyện Con hổ có nghĩa nhằm đề cao, khuyến khích điều gì trong cuộc sống con người?

A. Lòng biết ơn và tình nhĩa thủy chung

B. Yêu thương loài vật

C. Lòng dũng cảm và lòng biết ơn

D. Sự khéo léo và kiên trì

 

10. Yếu tố tử nào trong các trường hợp sau không có nghĩa là con?

A. Phụ tử

B. Thê tử

C. Sinh tử

D. Mẫu tử

 

11. Dòng nào dưới đây không phải là từ láy?

A. Điên đảo

B. Buôn bán

C. Vui vẻ

D. Chăm chỉ

 

12. Cụm từ" đua nhau học tập lễ phép" thuộc loại cụm từ gì?

A. Cụm động từ

B. Cụm danh từ

C. Cụm tính từ

D. Cụm chủ- vị

13. Dòng nào dưới đây là một cụm tính từ?

A.Buôn bán điên đảo

B.Đang dệt cửi

C.Liền cầm dao cắt đứt tấm vải

D. Còn đang thơ ấu

 

14. Dòng nào dưới đây là một cụm tính từ có đầy đủ cấu trúc ba phần?

A. Còn đang thơ ấu lắm

B. Quý báu lắm

C. Rất chuyên cần

D. Còn thơ ấu

 

II. Tự luận( 6,5 điểm)

1. Trong truyện Con hổ có nghĩa, từ nghĩa được nói đến ở hai con hổ có điểm nào chung và điểm nào riêng? Từ đó, nếu cách hiểu về từ nghĩa trong nhan đề tên truyện Con hổ có nghĩa? ( 1, 5 điểm)

2. Đọc bài ca dao sau:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Từ những gợi ý của bài ca dao trên, hãy kể về người cha( mẹ) của mình.  (5,0 điểm)

 

0
Đề số 3.I. Trắc nghiệm:( 2,5 điểm)          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.          Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 6)          Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là...
Đọc tiếp

Đề số 3.

I. Trắc nghiệm:( 2,5 điểm)

          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.

          Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 6)

          Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

                                                                                                 ( Thạch Sanh)

1. Chi tiết nào dưới đây không được dùng để giới thiệu nhân vật Thạch Sanh trong đoạn trích trên?

A. Cậu bé mồ côi

B. Gia tài nghèo nàn

C. Võ nghệ tinh thông

D. Con trai Ngọc Hoàng

 

2. Yếu tố thiên trong từ nào dưới đây không đồng nghĩa với thiên trong thiên thần?

A. Thiên nhiên

B. Thiên thanh

C. Thiên vị

D. Thiên đường

 

3. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ gia tài trong đoạn trích trên?

A. Gia đình

B. Gia sản

C. Gia bảo

D. Thiên đường

 

4. Dòng nào dưới đây là phần trung tâm của cụm danh từ" mọi phép thần thông"?

A. Thần thông

B. Phép

C. Mọi

D. Thần

 

5. Dòng nào dưới đây là từ láy?

A. Thiên thần

B. Thần thông

C. Lủi thủi

D. Dạy dỗ

 

6. Dòng nào dưới đây có chứa lượng từ?

A. Trong túp lều cũ

B. Một lưỡi búa

C. Mọi phép thần thông

D. Dưới gốc đa

 

7. Cho các câu văn sau và trả lời câu hỏi dưới:

   Nhà vua gả công chúa cho Thạch sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.

                                                                              ( Thạch Sanh)

   Nếu phải tìm một từ phù hợp nhất để thay thế từ tưng bừng ở đoạn văn trên em sẽ chọn từ nào trong các từ dưới đây?

A. Mạnh mẽ

B. To lớn

C. Đầy đủ

D. Đông vui

 

8. Cho các câu văn sau và trả lời câu hỏi ở dưới:

(1) Phú ông gọi ba cô con gái ra, hỏi lần lượt.....người một.

(2) Thần dùng phép lạ bốc....quả đồi, dời ....dãy núi.

Trong các từ dưới đây, từ nào có thể điền vào chỗ trống...cho cả câu 1, 2"

A. Vài

B. Nhiều

C. Từng

D. Mấy

 

9. Thạch Sanh thuộc loại nhân vật nào của truyện cổ tích?

A. Người dũng sĩ

B. Người thông minh, tài trí

C. Người bất hạnh

D. Người ngốc nghếch

 

10. Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào?

A. Phản ánh hiện thực cuộc sống

B. Phản ánh mâu thuẫn giai cấp

C. Giáo dục và cải tạo con người

D. Truyền đạt kinh nghiệm

II. Tự luận( 7,5 điểm)

1. Tìm và chép lại các cụm danh từ có trong đoạn văn sau:( 1,0 điểm)

   Từ hôm lão miệng không ăn gì, các bộ phận của cơ thể như bác Tai, cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Tất cả bọn chúng đều lờ đờ mệt mỏi đến mức không thể chịu đựng được. Điều đó cho thấy mỗi thành viên trong một tập thể không thể sống tách rời nhau.

 

2. Giải thích tại sao tác giả lại lựa chọn con hổ làm nhân vật chính trong truyện Con hổ có nghĩa và ý nghĩa của sự lựa chọn đó. ( 1,5 điểm)

 

3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: ( 5,0 điểm)

   " Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, con chim mẹ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên.

   Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió.

0
2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi...
Đọc tiếp

2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...

- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hôp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

(Trích Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 3. Tìm các tính từ có trong câu văn sau:

Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Câu 4. Theo em, thế nào là lòng nhân hậu?

Câu 5. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày những bài học mà em đã rút ra cho bản thân.

1
18 tháng 2 2020

Câu 1 :

Ngôi kể thứ nhất ( người kể xưng tôi )

Câu 3 :

Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.

Câu 4 :

Lòng nhân hậu là tấm lòng yêu thương, luôn chia sẻ cảm thông với những người xung quanh. Người có tấm lòng nhân hậu luôn dễ dàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

Câu 5 :

 Từ truyện này em rút ra được bài học : lòng nhân hậu , sự độ lượng thật cao quý và có sức chinh phục rất lớn , nó cảm hóa đc phần nhỏ bé , xấu xa trong tâm hồn con người. Qua đoạn kết này ta có thể thấy được người anh đã lớn hơn , trưởng thành hơn về suy nghĩ người anh ko những ko đáng ghét mà còn đáng yêu đáng quý!

I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.          Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ đến chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)

          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.

          Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ đến chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Tới nơi, hổ thả bà xuống. Thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất, bà cho là hổ định ăn thịt mình, run sợ không dám nhúc nhích. Lúc sau hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ bụng hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp đẻ. Sẵn có thuốc mạng theo trong túi, bà liền hòa với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Lát sau, hổ đẻ được. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm. Hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc. Bà đỡ biết hổ tặng mình, cầm lấy. Hổ đực đứng dậy đi, quay nhìn bà, bà theo hổ ra khỏi rừng. Được mấy bước, trời sắp sáng, bà giơ tay nói:" Xin chúa rừng quay về". Hổ vẫn cúi đầu vẫy đuôi, làm ra vẻ tiễn biệt. Bà đi khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi bỏ đi.

                                                                   ( Con hổ có nghĩa)

1. Phương thức biểu đạt chính của truyện Con hổ có nghĩa là:

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Miêu tả

 

2. Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất số ít

B. Ngôi thứ nhất số nhiều

C. Ngôi thứ hai

D. Ngôi thứ ba

 

3. Dòng nào dưới đây cho biết truyện Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện giáo huấn đạo đức?

A. Truyện kể về tấm gương trung nghĩa

B. Truyện nêu bài học về đạo đức, lối sống

C. Truyện kể lại một sự thật lịch sử

D. Truyện kể về một tấm gương nhân hậu

 

4. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là:

A. Bà đỡ Trần

B.Con hổ đực

C. Con hổ đực và con hổ cái

D. Bà đỡ Trần và con hổ đực

 

5. Lúc bị hổ cõng đi, bà đỡ Trần cảm thấy như thế nào?

A. Sợ đến chết khiếp

B. Run sợ không dám bước đi

C. Ngạc nhiên không hiểu nổi

D. Bình tĩnh nhìn xung quanh

 

6. Nếu liệt kê những chi tiết nói về ân nghĩa của con hổ với bà đỡ Trần thì chi tiết nào sau đây là không phù hợp?

A. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống

B. Hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc

C. Hổ vẫn cúi đầu vẫy đuôi, làm ra vẻ tiễn biệt

D. Bà đi khá xa, hổ gầm lên một tiếng rồi bỏ đi

 

7. Dòng nào dưới đây không đúng với ý nghĩa câu chuyện về con hổ đáp nghĩa bà đỡ Trần?

A. Biết ơn khi được giúp đỡ

B. Trả ơn ngay người đã giúp mình

C. Trả ơn khi người đã giúp mình còn sống

D. Trả ơn khi người giúp mình đã qua đời

 

8.Câu chuyện về con hổ đáp nghĩa bà đỡ Trần gần gũi với thành ngữ nào sau đây:

A. Cứu vật vật trả ơn

B. Thương người như thể thương thân

C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no

D. Ở hiền gặp lành

 

9. Câu nào sau đây có sử dụng phép so sánh?

A. Bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai

B.Bà sợ đến chết khiếp

C. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay

D. Hổ liền gầm lên một tiếng rồi bỏ đi

 

10. Dòng nào dưới đây không phải là từ láy?

A. gai góc

B. nhúc nhích

C. động đậy

D. sắp sáng

 

11. Xét về cấu tạo, cụm động từ nào dưới đây có đủ cả 3 thành phần?

A. Nghe tiếng gõ cửa

B. Chẳng nhìn thấy một ai( Chẳng thấy ai)

C. Sợ đến chết khiếp

D. Mừng rỡ đùa giỡn với con

 

12. Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

A. Một con hổ cái

B. Nằm phục xuống

C. Mệt mỏi lắm

D. Gầm lên một tiếng

 

II. Tự luận(7,0 điểm)

1. Đọc câu văn sau thực hiện yêu cầu ở dưới  (1,0 điểm):

" Trong vườn nhà em có một cây to là cây mít rất to."

a. Hãy cho biết câu văn trên mắc lỗi gì?

b. Hãy viết lại câu văn cho đúng.

2. Đặt một câu có từ chân được dùng với nghĩa chuyển. ( 1,0 điểm)

3. Hãy kể về một người em yêu thương nhất.  ( 5,0 điểm)

0
II. Tự luận( 6,0 điểm)          Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1,2:          Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên. Những đồn điền cà phê, chè... tươi tốt, mênh mông. Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải...
Đọc tiếp

II. Tự luận( 6,0 điểm)

          Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1,2:

          Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên. Những đồn điền cà phê, chè... tươi tốt, mênh mông. Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối, hoặc quây quần trên những ngọn đồi.

 

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Vì Sao?

2. Chép lại các từ láy có trong đoạn văn trên.

3. Hãy kế lại giấc mơ gặp và trò chuyện cùng Thánh Gióng. Trong cuộc đối thoại, Thánh Gióng đã khuyên em cần phải làm thế nào để trở thành tráng sĩ.

 

3. Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

A. Một con rùa lớn

B. Đã chìm đáy nước

C. Sáng le lói dưới mặt hồ xanh

D. Đi chậm lại

 

4. Dòng nào dưới đây là từ láy?

A. gươm giáo

B. mỏi mệt

C. che chắn

D. le lói

6. Much đích giao tiếp chủ yếu của văn bản tự sự là gì?

A. Tái hiện trạng thái sự vật

B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

C. Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận

D. Trình bày diễn biến sự việc

 

7. Dòng nào dưới đây nêu những yếu tố không thể thiếu trong văn bản tự sự?

A. Nhân vật, sự việc

B. Cảm xúc, suy nghĩ

C. Luận bàn, đánh giá

D. Nhận xét, bình luận

 

8. Dòng nào dưới đây nêu đặc điểm nổi bật của truyền thuyết?

A. Nhân vật là thần, thánh, hoặc người anh hùng

B. Nhuwgx chuyện xa xưa được truyền miệng từ đời này sang đời khác

C. Những chuyện tưởng tượng có liên quan đến các nhân vật lịch sử

D. Những chuyện chân thực về lịch sử của dân tộc

0