Cụm từ ta với ta trong hai bài qua đèo ngang và bài bạn đến chơi nhà có gì đặc biệt
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
* Mik chưa được học bài " Tiếng gà trưa", ngày mai mik ms học cơ. mik chỉ có thể là soạn bài này cho bạn thôi.
Bài làm
Soạn bài: Tiếng gà trưa
Câu 1 (trang 151 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cảm hứng sáng tác của tác giả trong bài thơ được gợi từ sự việc:
Trên đường hành quân, buổi trưa, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhảy ổ gợi cho người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh của người bà tần tảo, sớm hôm yêu thương, chăm sóc người cháu.
Câu 2 (Trang 151 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Những hình ảnh đẹp đẽ và kỉ niệm êm đềm được gợi lên từ tiếng gà trưa:
- Những chú gà mái tơ, mái vàng bên ổ trứng hồng
- Kỉ niệm những lần xem trộm gà đẻ, rồi bị bà mắng
- Hình ảnh bà chăm sóc đàn gà, bà soi những trái trứng hồng
- Tình cảm tha thiết người bà dành cho cháu. Bà chăm lo cho đàn gà, nâng niu những quả trứng với niềm mong ước nhỏ ngoi để cuối năm bán gà mua cho cháu quần áo mới
→ Tất cả hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ đói khổ nhưng vẫn tràn ngập tình yêu thương, sự vun đắp của người bà dành cho cháu
Câu 3 (trang 151 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tình cảm bà cháu trong bài thơ sâu nặng, thắm thiết
+ Người bà dù sống trong cảnh nghèo nhưng người bà luôn dành mọi sự quan tâm, chăm sóc cho người cháu
+ Người cháu luôn yêu thương, quý trọng bà
+ Khi xa quê hương, đi chiến đấu người cháu vẫn luôn nghĩ về bà, bởi hình ảnh về bà in đậm trong kí ức của người cháu
Câu 4 (trang 151 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 chữ, sáng tạo và linh hoạt
+ Mỗi khổ thơ có 4 câu nhưng có những khổ thơ có 5 tới 6 câu, khổ 1: 7 câu
+ Cách gieo vần không theo cách thức thông thường: chủ yếu là vần cách, không đúng vần nhưng nghe rất hài hòa
+ Việc bắt đầu các khổ thơ 5 chữ bằng những câu thơ 3 tiếng khiến câu thơ được nhấn mạnh cảm xúc
- Sau mỗi tiếng gà trưa những kỉ niệm lại ùa về mạnh mẽ, gợi lên những cảm xúc của tuổi thơ, những tình cảm bà cháu ấm áp, thân thương.
Luyện tập
Bài 1 (Trang 153 sgk ngữ văn 7 tập 1) Tìm chọn học thuộc lòng đoạn thơ 10 câu trong bài Tiếng gà trưa
Bài 2 (trang 153 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tình cảm bà cháu sâu nặng, đẹp đẽ khắc sâu trong tâm trí người cháu. Điều đó làm nên hành trang và động lực chiến đấu của người cháu. Chính vì thế chỉ một tiếng gà trưa bao kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, về hình ảnh người bà bỗng chốc hiện lên chân thật, đẹp đẽ. Bà yêu thương, tần tảo chăm sóc người cháu, chắt chiu, dành dụm để nuôi dưỡng người cháu. Người cháu luôn biết ơn bà, luôn thương nhớ về bà để tiếp tục chiến đấu. Tình bà cháu, tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
*Bài"Tiếng gà trưa" có điệp ngữ :
-"nghe"
+dạng điệp ngữ:điệp ngữ cách quãng
+tác dụng:nhấn mạnh âm thanh tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân đồg thời thể hiện nỗi xúc động từng đợt dâng trào của người chiến sĩ khi nghe âm thanh quen thuộc giống ở quê hương
-"vì":
+dạng điệp ngữ:điệp ngữ cách quang̃
+tác dụng:nhấn mạnh mục đích chiến đấu cao cả của người chiến sĩ
1. Hương thơm lúa non gợi nhớ đến cốm và nguồn gốc của cốm
- “Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như bào trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết”: cách cảm nhận bằng khứu giác
⇒ Cách vào bài tự nhiên, thể hiện sự tinh tế của tác giả
- Những hình ảnh, chi tiết về cốm:
+ Khi đi qua những cánh đồng xanh, ngửi thấy mùi thơm của bông lúa non
+ Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.
+ Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lạ, bông láu ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời
+ Cách chế biến và các công đoạn làm cốm
+ Cốm làng Vòng là loại cốm dẻo, thơm và ngon nhất
⇒ Từ ngữ, hình ảnh, chọn lọc, tinh tế, giọng văn nhẹ nhàng, câu văn có nhịp điệu gần với nhịp thơ
⇒ Cốm là sản phẩm của bàn tay khéo léo, tinh tế
2. Giá trị của cốm
- Cốm là đặc sản của dân tộc: “Cốm là thức quà riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”
- Hồng cốm là món quà sêu tết:
+ Màu sắc: xanh tươi và đỏ thắm
+ Hương vị: thanh đạm và ngọt sắc
⇒ Hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền
⇒ Cốm là sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa và truyền thống của dân tộc. Qua đó, thể hiên sự trân trọng của tác giả đối với những giá trị của cốm
3. Cách thưởng thức cốm
- Ăn: thong thả từng chút một, vừa ăn vừa ngẫm nghĩ
- Mua:
+ Nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve
+ Phải kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo kéo của người và sự cố gắng tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa
⇒ Lời bàn bạc, khuyên răn hết sức biếu cảm
⇒ Cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về ẩm thực Việt Nam
- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.
Trong bài:"Cuộc chia tay của những con búp bê",tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện không?
Búp bê là những thứ đồ chơi vô tri vô thức. Những con búp bê vốn là những thứ đồ chơi của tuổi nhỏ, thường gợi lên thế giới trẻ em với sự ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ. Những con búp bê trong truyện như hai anh em Thành, Thủy trong sáng, vô tư không có tội lỗi gì thế mà lại phải chia xa nhau
A
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng ?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết thịt heo trong nhà.
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.
Con cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần,
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần, vác mỏ đi rao.
Cậu cai nón dấu lông gà,
Ngón tay đẽo nhẫn gọi là câu cai.
Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
B
Nghệ thuật châm biếm: sử dụng biện pháp phóng đại, chỉ ra mâu thuẫn của sự vật
so sánh cụm từ "ta với ta" trong bài thơ Bạn đến chơi nhà và Qua đèo Ngang
Bác đến chơi đây ta với ta (Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến)
và
Một mảnh tình riêng ta với ta (Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)
Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ Ta: Khách (bạn)
=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:
+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta với ta đều được đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
* Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
* Bạn đến chơi nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi
Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ Ta: Khách (bạn)
=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:
+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta với ta đều được đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
* Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
* Bạn đến chơi nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi