K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2019

Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.

Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.

Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.

11 tháng 11 2019

What the f***? sao sai vậy???

11 tháng 11 2019

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 5 - GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2019 - 2020

I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 9 (Sgk Tiếng Việt lớp 5 - Tập 1) do HS bốc thăm.

- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên.

2. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Em hãy đọc thầm bài “Những người bạn tốt” rồi trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (0,5đ)

A. Đánh rơi đàn.
B. Đánh nhau với thủy thủ.
C. Bọn cướp đòi giết ông.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? (0,5đ)

A. Đàn cá heo cướp hết tặng vật và đòi giết ông.
B. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu.
C. Nhấn chìm ông xuống biển.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra ? (0,5đ)

A. Bọn cướp nhảy xuống biển.
B. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu để hát cùng ông.
C. Tàu bị chìm.
D. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu và say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba.

Câu 4: Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (0,5đ)

.................................................................................

.................................................................................

Câu 5: Em có nhận xét gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn? (1đ)

.................................................................................

.................................................................................

Câu 6: Em hãy nêu nội dung chính của bài? (1đ)

.................................................................................

.................................................................................

Câu 7: Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: (1đ)

Hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận.

.................................................................................

.................................................................................

Câu 8: Hãy đặt 1 câu với từ “kho” để phân biệt từ đồng âm: (0,5 điểm)

.................................................................................

.................................................................................

Câu 9: Hãy xác định chủ ngữ có trong câu sau: (0,5đ)

“Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo”.

Chủ ngữ có trong câu trên là:................................................................................. ................................................................................................................................

Câu 10: Hãy nêu đúng nghĩa của từ in nghiêng có trong câu sau và cho biết từ đó được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (1đ)

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

.................................................................................

.................................................................................

II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (Nghe – viết) (3 điểm)

HS viết bài chính tả "Một chuyên gia máy xúc" đoạn: “Qua khung cửa kính buồng máy …….những nét giản dị, thân mật”.

2. Tập làm văn: (7 điểm) - 30 phút:

Đề bài: Hãy tả cảnh một cơn mưa mà em đã quan sát được.

11 tháng 11 2019

Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.

Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại… Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.

(Theo Trần Hoài Dương)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: (Mức 1 – 0,5 đ) Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu?

a. Về nhà.            b. Vào rừng.                c. Ra vườn.

Câu 2: (Mức 1 – 0,5đ) Đoạn văn thứ 2 miêu tả những cảnh vật gì?

a. Cây sòi cao lớn có lá đỏ, chú nhái bén ngồi bên một lạch nước nhỏ.

b. Cây sòi, làn gió, chú nhái nhảy lên lá sòi cậu bé thả xuống lạch nước.

c. Cây sòi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang lái thuyền.

Câu 3: (Mức 2 – 0,5đ) Những từ ngữ nào trong bài miêu tả âm thanh của tiếng chim hót?

a. Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng.

b. Kêu líu ríu, hót, ngân nga, vang vọng.

c. Líu ríu, lảnh lót, ngân nga, thơ dại.

Câu 4: (Mức 2 – 0,5 đ) Món quà chính mà chú chim non tặng chú bé là món quà gì?

a. Một cuộc đi chơi đầy lí thú.

b. Một chuyến vào rừng đầy bổ ích.

c. Bản nhạc rừng đầy tiếng chim ngân nga.

Câu 5: (Mức 3 – 1đ) Đoạn văn thứ nhất của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh nhân hóa nào?

a. Chim bay thong thả, lúc ẩn lúc hiện, rủ tôi đi cùng.

b. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi, rủ tôi đi cùng.

c. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi.

Câu 6: (Mức 3 – 1đ) Đoạn văn thứ nhất của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh so sánh nào?

a. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi.

b. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi, cánh chim lúc ẩn lúc hiện như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch.

c. Cánh chim xập xòe như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch.

Câu 7: (Mức 1 – 0,5đ) Cậu bé gặp những cảnh vật gì khi đi cùng chú chim non?

a. Cây sòi, làn gió, đốm lửa, lạch nước, chiếc thuyền, chú nhái bén.

b. Cây sòi, làn gió, lá sòi, lạch nước, chú nhái bén lái thuyền lá sòi.

c. Cây sòi lá đỏ, làn gió, lạch nước, chú nhái bén, đàn chim hót.

Câu 8: (Mức 1 – 0,5 đ) Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

a. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy.

b. Một làn gió rì rào chạy qua.

c. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi.

Câu 9: (Mức 4 – 1đ). Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm?

a. Rừng đầy tiếng chim ngân nga./ Tiếng lành đồn xa.

b. Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng./ Giọng cô dịu dàng, âu yếm.

c. Cậu bé dẫn đường tinh nghịch./ Chè thiếu đường nên không ngọt.

Câu 10: (Mức 4 – 1đ) Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “kêu” (trong câu “Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng.”)?

a. Rên, la, hét, gọi, cười, đùa, hót.

b. Gọi, la, hét, mắng, nhại.

c. Gọi, la, hét, hót, gào.

B. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: (2 điểm – Thời gian: 15 phút) nghe – viết:

Ông tôi

Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ gò hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi đã trông thấy ông chui vào nồi hơi xe lửa để tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn, to phơi bỏng rát dưới cái nắng tháng bảy như cái lò bánh mì, nóng khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió mạnh tới cấp bảy, thổi như vũ bão, vậy mà tóc ông cứ bếch vào trán. Ông tôi nện búa vào đầu đinh đồng mới dồn dập làm sao. Tay búa hoa lên, nhát đậm, nhát mờ, nhát nghiêng, nhát thẳng, chính xác và nhanh đến mức tôi chỉ mơ hồ cảm thấy trước mặt ông tôi phất phơ bay những sợi tơ mỏng.

Theo Vũ Cao

2. Tập làm văn: (8 điểm) – Thời gian: 35 phút

Đề: Em hãy tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

10 tháng 11 2019

-Nghĩa 1: Chỉ mùa đầu tiên trong một năm.

=> Mùa xuân tới không khí thật ấm áp.

-Nghĩa 2: Chỉ tuổi trẻ, sức trẻ.

=> Thanh xuân của tôi chứa nhiều điều hay.

10 tháng 11 2019

- Nghĩa 1 : Chỉ mùa đầu tiên trong 1 năm :

Mỗi khi xuân đến hoa đào lại nở rộ.

Đông qua đi rồi xuân sẽ lại tới.

Mùa xuân năm sau em sẽ về.

Em thích nhất là mùa xuân.

- Nghĩa 2 : Chỉ tuổi trẻ , sức trẻ

Ông ấy hãy còn xuân lắm!

Già rồi sao địch lại sức xuân.

Cô ấy đang độ tuổi thanh xuân mơn mởn.

Trông nó tràn đầy sức xuân.

10 tháng 11 2019

D. Giá tiền

11 tháng 11 2019

Dòng nào dưới đây có từ in đậm, nghiêng là từ nhiều nghĩa?

A. thăm / dò xét                                        B. ánh sáng/ buổi sáng

C. ngọn gió/ ngọn cây                                  D. giá sách/ giá tiền

=> D

10 tháng 11 2019

Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng.

Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên- ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu rủ thi chạy quanh hồ như một hàng mi cong vút, yểu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trồ hoa: Thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.

Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều nguời đi lại một lúc. cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo – đảo Ngọc – trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.

Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi.

Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em.

Tả cảnh Hồ Gươm mẫu 2

Hồ gươm nằm ở trung tâm Hà Nội. Vào mùa thu, Hồ Gươm hiện lên thật đẹp và thơ mộng. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng

Từ trên cao nhìn xuống hồ Gươm như một lẵng hoa xinh xắn. Sáng sớm mặt nước hồ trong veo như chiếc gương khổng lồ. Xung quanh hồ những hàng liễu rủ xuống mặt hồ như những thiếu nữ Hà thành đang trải tóc bên hồ. Những cây lộc vừng trổ hoa: Thân cây đổ nghiêng như muốn xà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo 1 dây. Mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm cây hoa như thế lững lờ từ cành cây xuống nước. Giữa hồ có bao cảnh đẹp, đây tháp rùa rêu phong, cổ kính. Mái tháp cong, uốn cong như cánh chim đang bay lượn trên nền trời xanh. Tháp Rùa có 4 tầng mỗi tầng đều có cửa được sơn màu vàng rực rỡ, trông như 1 lâu đài nhỏ nằm ở giữa hồ. Bên cạnh hồ là cầu Thê Húc màu đỏ, cong cong như con tôm khổng lồ. Qua bên kia cây cầu là đền Ngọc Sơn cổ kính lưu dấu "rùa thần" với sự̣ tích vua Lê trả kiếm. Cổng vào trong đền được xây bằng đá rất vững chắc, sơn màu ghi. Hai bên cổng đền có khắc chữ "Tả Thiên Thanh". Tháp Bút suốt bao đời nay vẫn vươn cao như đang viết lên bầu trời xanh truyền thống hiếu học của ông cha xưa.Đối diện với Hồ Gươm là tượng đài Lý Thái Tổ là nơi vui chơi cùng của mỗi du khánh đến đây. Trưa đã đến, mặt hồ cũng thay đổi theo sắc trời 1 màu vàng tươi được trải lên mặt hồ khiến mặt hồ lộng lẫy như đang được dát vàng. Khách tham quan cũng đông hơn làm khung cảnh Hồ Gươm lúc này thêm nhộn nhịp hơn. Chiều tà, trời tối dần, vắng dần. mọi vật xung quanh hồ cũng im ắng hơn chúng đang lim dim chuẩn bị quay về với giấc ngủ đêm. Khung cảnh quanh Hồ Gươm lúc này thật yên tĩnh vắng vẻ.

11 tháng 11 2019

Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên- ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu rủ thi chạy quanh hồ như một hàng mi cong vút, yểu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trồ hoa: Thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.

Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều nguời đi lại một lúc. cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo – đảo Ngọc – trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.

Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi.

Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em.

10 tháng 11 2019

tên tác giả : theo Mai Văn Tạo

Tôi được bố mẹ cho đi chơi và mua cho rất nhìu dồ đẹp

Chiếc bút này là của tôi

Tuy nhà  nghèo nhưng Lan vần chăm chỉ học tập

T và bn t đều IQ vô cực.câu hỏi này của tk IQ vô cực đặt ra.t IQ vô cực nhg vẫn ko lm dc bài

10 tháng 11 2019

                                                                             BL:

Tuổi thơ của mỗi người đều gắn bó với một kỉ niệm nào đó, có thể là mái đình, bãi cỏ thả diều, lớp mẫu giáo… Riêng em, em thấy mình thật gần gũi với ngôi trường Tiểu học, nơi em đã học từ lớp một đến bây giờ.

Nhìn từ xa, ngôi trường ẩn trong luỹ tre làng, lấp ló những mảng tường xanh, vàng như một bức tranh lập thể nhiều màu sắc trên nền bầu trời xanh trong. Đến trường, hiện ra trước mắt em ba dãy phòng học xây thành hình chữ H. Tường lớp học màu xanh da trời, mái lợp tồn màu xám bạc. Dãy phòng Ban giám hiệu, phòng truyền thông lợp ngói đỏ, tường phòng sơn màu vàng kem. Trường có hai sân chơi, cũng là sân đế tập thể thao, diễu hành. Sân trước rộng hơn sân sau.

Giữa sân là cột cờ uy nghiêm với lá cờ dỏ sao vàng tung bay trong gió. Sân trước của trường rợp bóng mát dưới những tán lá bàng, tán cây phượng vĩ xum xuê, được trồng từ lâu đời. Sân sau của trường chỉ rộng bằng một nửa sân trước. Sân sau mát mẻ nhờ bóng râm của cây bàng cố thụ có thân cành phình to, chia nhánh, thắt eo như một cây cảnh khổng lồ.

Góc trái sân sau là giếng nước và nhà vệ sinh. Góc phải sân là căng-tin và phòng chơi bóng bàn. Đó là hai phòng lớn mái bê-tông, cửa kính nom khá đẹp. Trường em có tất cả hai mươi lăm phòng học. Mỗi phòng học có hai dãy bàn học sinh, một tủ hồ sơ và bàn giáo viên. Gần đây, mỗi phòng học được trang bị thêm một màn hình vi tính và quạt trần. Phòng học nào cũng có ảnh Bác Hồ treo trang trọng phía trên bảng đen lớp học. Ảnh Bác hiền từ, tôn nghiêm phía dưới câu khấu hiệu nối tiếng của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Phòng học sáng lên, rộng rãi, thoáng mát trước các khung
cửa sổ mở rộng.

Đẹp nhất trường là phòng Truyền thống và các bồn hoa dọc hành lang lớp học. Bước vào phòng Truyền thông, em rất xúc động trước sự bài trí ở đây. Tượng bán thân của Bác Hồ được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Cạnh đó, các lá cờ nhà trường đoạt giải trong các kì thi được treo ngay ngắn. Các ảnh chụp sinh hoạt của học trò và giáo viên treo dọc hai bức tường làm phòng Truyền thống thêm ấm áp. Ngoài sân, những bồn hoa nối dài nhau như một đường viền đủ màu sắc giúp sân trường đẹp hẳn lên, tươi vui hơn. Mỗi một ngày đến lớp học, em thêm yêu thầy cô, yêu bạn bè và ngôi trường thân quen của mình.

Mai này tốt nghiệp Tiểu học, chúng em sẽ xa mái trường đã học trong năm năm đầu đời. Em quên sao được những ngày đầu tiên đến lớp còn rụt rè, nép sát bên mẹ. Em chắc chắn sẽ ghi nhớ mãi hình ảnh chúng em: khăn quàng đỏ trên vai, nghiêm trang và xúc động trong lễ tống kết năm học hàng năm. Em cố gắng học giỏi để xứng đáng là anh chị, cánh chim đầu đàn của mái trường Tiểu học.

13 tháng 4 2021
  • “Buổi sáng đến trường
  • Em cười khúc khích
  • Nụ cười vô tư
  • Điều gì vui thế!”

Điều gì làm em vui thế? Đơn giản vì “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Và em rất yêu ngôi trường của em.

Trường em không có tên gì nổi bật và đặc biệt, chỉ là một trường xã mang tên trường tiểu học Trực Phương. Nhưng đó là nơi chúng em đã học tập và lớn lên.

Ngôi trường ở vị trí rất tốt: phía trước là con sông, sống gần với nơi người dân ở. Đó chính là một ngôi nhà không lồ với rất nhiều căn phòng nhỏ mà thầy cô là cha mẹ, còn chúng tôi chính là những đứa con trong gia đình đó. Ngôi nhà của chúng tôi được sơn màu vàng. Từ cổng làng có thế nhìn thấy màu vàng đằng sau màu xanh của những tán lá cổ thụ. Phía bên ngoài cổng trường là những bức tường được sơn màu vàng, trên đó là những biển báo giao thông, dạy chúng em biết đi sang bên phải, không nô đùa hay dàn hàng ra lòng đường, … Chiếc cổng xanh lá đi vào có ba cửa, gồm một cửa chính lớn làm bằng innox rất vững chãi và chắc chắn.

Qua cánh cổng là có thể bước vào trường. Ngôi trường chào đón chúng em bằng vườn hoa thật đẹp và lộng lẫy. Những bông hoa được chăm sóc bởi bàn tay chúng em và các thầy cô lúc nào cũng rung rinh như đang muốn cảm ơn. Qua hai bên vườn là đến sân trường. Sân trường được đổ bê tông rất đẹp và rộng. Ở đó được chấm những dẫu chấm trắng để chúng em có thể xếp hàng ngay ngắn khi tập trung. Sân trường chính là thiên đường vui chơi của lũ học trò chúng em. Bao nhiêu trò chơi tinh nghịch, những lần í ới gọi nhau đều ở đây cả. Xung quanh đó còn có những chiếc ghế đá của các cựu học sinh tặng để chúng em ngồi nói chuyện và ôn bài nữa.

Ba dãy lớp học được xếp theo hình chữ U rất đẹp. Mỗi lớp học chính là một thế giới nhỏ con bên trong. Ở các tường bên ngoài đều là những hình ảnh ngộ nghĩnh do các lớp tự vẽ và tự trang trí. Hành lang vào lớp rất rộng. Chúng em có thể rủ nhau chơi ở đó nếu không muốn xuống sân trường. Mỗi khi những chiếc cửa sổ nhỏ xinh mở ra, ta có thể thấy những chậu hoa nhỏ xinh được treo trên đó làm đẹp cho ngôi trường. Tầng một là nơi làm việc của các thầy cô, chúng em được học ở tầng hai và ba rất thoáng mát và có thể ngắm toàn bộ sân trường.

Ngoài ra, chúng em còn có lán xe để gửi xe cho thầy cô và học sinh, những khu thể thao và sân bóng để chúng em có thể vui chơi và rèn luyện bất cứ khi nào.

Đó chính là nơi em đã học tập và vui chơi, có thầy cô, bạn bè và cả tuổi thơ đong đầy ở đó. Mai sau, dẫu có ở nơi đâu, có đi đến phương nào thì em cũng mãi không quên ngôi trường thân thương ấy.

11 tháng 11 2019

''trọc'' chứ không phải ''chọc'' nha

Học tốt !~