K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Là dạng kiểu làm cho sâu thêm ý

10 tháng 11 2023

Là dạng kiểu làm cho sâu thêm ý

12 tháng 11 2023

tham khảo:

Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những tác phẩm thể hiện rõ tình cảnh sinh hoạt vật chất và tinh thần người lính thời đánh Mỹ, rất độc đáo mà ta ít gặp trong thơ thời ấy, đặc biệt là trong đoạn thơ:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Đó chính là cuộc trú quân dã chiến của tiểu đội xe không kính ngắn ngủi mà thắm tình đồng chí, tình đồng đội. Chỉ bằng ba chi tiết nhưng rất điển hình: “bếp Hoàng Cầm “, “chung bát đũa “, “võng mắc chông chênh”. Đời lính vốn giản dị, bình dị mà lại rất sang trọng.

Giữa chiến trường đầy bom đạn mà họ vẫn đàng hoàng “Bếp Hoàng Cầm ta dùng giữa trời”. Giữa trời là giữa thánh thiên bạch nhật. Bữa cơm dã chiến chỉ có một bát canh rau rừng, có lương khô… thế mà rất đậm đà. Với Phạm Tiến Duật nói riêng cũng như tất cả những người lính thì tình đồng đội cũng là tình anh em ruột thịt, vô cùng thân thiết:

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.

Một chữ “chung” rất hay gợi tả gia tài người lính, tấm lòng, tình cảm của người lính. Tiểu đội xe không kính đã trở thành một tiểu gia đình chan chứa tình thương. Chỉ qua hai chữ “nghĩa là", ta đã thấy nhà thơ trẻ rất xứng đáng với các thi sĩ đàn anh. Cảnh đoàn viên tri kỷ: “võng mắc chông chênh đường xe chạy". Sau một bữa cơm thân mật, một vài câu chuyện thân tình lúc nằm võng, những người lính trẻ lại lên đường. Tiền phương vẫy gọi:

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Điệp ngữ “lại đi" diễn tả nhịp bước hành quân, những cung đường, những chặng đường tiến quân lên phía trước của tiểu đội xe không kính. Hình ảnh "trời xanh thêm" là một nét vẽ rất tài hoa mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: lạc quan, yêu đời, chứa chan hy vọng. Là hy vọng, là chiến công đang đón chờ.

Vậy đó, đời sống sinh hoạt của người lính mặc dù thiếu thốn, đói mặt với cái đói, cái rét và cả tính mạng của mình mọi lúc mọi nơi, nhưng có tình đồng chí như tình cảm gia đình ruột thịt vậy, họ sẽ không bao giờ cô đơn.

12 tháng 11 2023

Tình yêu làng quê, đã từ lâu, gần như trở thành một tình cảm hiện hữu trong đời sống tình cảm của người nông dân Việt Nam. Ông Hai cũng vậy. Tinh cảm mà ông dành cho làng Chợ Dầu thân yêu không chỉ dừng ở vẻ đẹp bên ngoài với đường lát đá xanh, nhà gạch san sát,…mà còn về tất cả mọi thứ có trong làng. Lòng yêu làng xóm quê hương đã tạo nên một ông Hai rất đặc biệt trong đoạn trích truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Đoạn trích mở ra khi ộng Hai cùng gia đình đã đi tản cư. Nhưng không vì lẽ đó mà ông quên làng Chợ Dầu, ngược lại, ông thường đi khoe làng với mọi người ở nơi ở mới. Kim Lân đã khéo léo khi xây dựng ông Hai với một thói quen rất lạ nhưng đáng yêu đó. Khoe làng tuyệt nhiên không phải vì hợm hĩnh mà chỉ đơn thuần ông muốn san sẻ tình yêu làng nồng nàn trong con tim mình với mọi người. Những lúc rảnh rỗi, ông vào phòng thông tin nghe đọc báo. Dù thực sự khổ tâm vì không thể tự đọc nhưng ông luôn thích thú khi nghe “lỏm” được tin về chiến công của quân ta, những lúc đó “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá”. Sự nhớ nhung khôn nguôi về làng Chợ Dầu tạo thành thói quen khoe làng cùng lòng vui sướng khi nghe những thành công của cuộc kháng chiến cho ta thấy một ông Hai với lòng yêu làng, ủng hộ cách mạng rất trong sáng, rất tiêu biểu của những người nông dân Việt Nam

12 tháng 11 2023

bảo k sao chép mà

 

Tôi là một con vật rất to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ .trên những cánh đồng không thể thiếu bóng hình tôi đang cần mẫn kéo cày. Có thể nói tôi gắn bó thân thiết với ng nông dân Việt Nam . mỗi ng nông dân cũng chẳng thể thiếu tôi .cùng nhau tìm hiểu về dòng họ trâu nhà tôi nhé! Tôi Là động vật ở đất nước Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần do người nông dân đem bắt về...
Đọc tiếp

Tôi là một con vật rất to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ .trên những cánh đồng không thể thiếu bóng hình tôi đang cần mẫn kéo cày. Có thể nói tôi gắn bó thân thiết với ng nông dân Việt Nam . mỗi ng nông dân cũng chẳng thể thiếu tôi .cùng nhau tìm hiểu về dòng họ trâu nhà tôi nhé! Tôi Là động vật ở đất nước Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần do người nông dân đem bắt về thuần hóa. nhà tôi có cặp sừng chắc khoẻ, đôi mắt đen láy chiếc mũi “khổng lồ" và đôi tai luôn phe phẩy trông rất đáng yêu.Đặc biệt, chúng tôi chỉ có hàm trên.Cấu tạo đặc biệt này gắn với câu chuyện cổ tích xưa về trí khôn của con người. Chỉ vì thấy hổ thua người mà giống nhà tôi cười lăn cười lộn, va vào đá đến nỗi vỡ cả hàm dưới. Câu Truyện treen đã lí giải hiện tượng này một cách rất hợp lí và đầy thú vị. Một vết lằn đen trên lông hổ, một cái hàm của tôi bị khuyết đã giúp cho văn học dân gian trở nên phong phú, đa dạng và đặc sắc. Ngoài ra, còn làm cho đời sống con người thêm sinh động và đầy ý nghĩa sâu sắc. Mỗi năm tôi chỉ đẻ từ một đến hai lứa ,mỗi lứa một con mà thôi. Tôi thuộc nhóm trâu đầm lầy. Bản thân tôi là một động vật thuộc lớp thú .Nhìn từ xa chả ai thấy lông tôi đâu, bởi da tôi rất dày và khoác lên mình một bộ lông tơ có màu xám đen và còn rất ngắn như 1 chiếc áo choàng. Bụng tôi to ,mông dốc, bầu vú nhỏ và đuôi tôi dài lắm đã thế còn rất linh hoạt, tôi thường dùng bộ phận sau mông tôi để đuổi ruồi muỗi.Sừng của tôi dài và có hình lưỡi liềm nó k chỉ làm dáng mà còn giúp tôi tự vệ chống lại kẻ thù. Bởi tôi k có hàm trên , có thể vì vậy mà tôi phải nhai lại thức ăn. Giống loài nhà tôi rất có ích trong đời sống vật chất của con người. Đặc biệt là người nông dân họ nuôi tôi chủ yếu để kéo cày giúp họ làm ra hạt lúa hạt gạo. Đối với mỗi người nông dân tôi là tài sản quý giá của nhà nông. Ngoài ra tôi có thể cung cấp thực phẩm cho con người. Đặc biệt là thịt tôi rất ngon và mắc tiền. Không chỉ vậy họ còn dùng sừng của tôi để làm đồ mỹ nghệ phục vụ cho nhu cầu của con người. Trong đời sống tinh thần, văn hóa, tâm linh và cả nghệ thuật. Không chị gắn bó với người nông dân mà còn góp phần tạo nên Những kỷ niệm đẹp tuổi thơ của các trẻ em nông thôn Ở khắp mọi vùng quê đất Việt không ai khác ngoài tôi. các lễ hội thường có sự góp mặt tôi như lễ hội chọi trâu ở Dồ Sơn -Hải Phòngv.v.v… Nhiều tác phẩm văn học ,hội học, âm nhạc đều có sự góp mặt của tôi,chẳng hạn như bức tranh cảnh làng quê thanh bình với hình ảnh mục đồng ngồi trên lưng tôi Của một nghệ nhân nào đó đã vẽ và có hình bóng của tôi. Ngày nay , Nông thôn ngày càng đổi mới, máy móc nhiều là lúc tôi được nghỉ ngơi. Đặc biệt tôi còn là biểu tượng của Sea game 22 DNA được tổ chức tại Việt Nam. Nuôi tôi cũng không dễ dàng không khó lắm chuồn của tôi phải đảm bảo vào mùa đông tôi có thể ấm áp. Vào mùa hè phải thoáng mát. Thức ăn của tôi là cỏ. Những ai nuôi tôi cần phải hằng ngày vệ sinh chuồng của tôi, mặn ăn cũng phải sạch sẽ, thường xuyên khử trùng chuồng trại, Định kỳ phải đi tìm phòng các loại vắcxin,…theo lịch của thú y. khá là cầu kỳ nhỉ! Đến cuối cùng tôi vỡ lẽ ra một điều rằng tuổi đóng vai trò không ít quan trọng trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam. Tôi là Việt tượng của làng quê Việt Nam về mặt vật chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần MÌNH LÀM VĂN VẬY ĐƯỢC CHƯA Ạ CHO MÌNH XIN Ý KIẾN.

0
10 tháng 11 2023

Bài thơ là tình cảm của đứa con dành cho người mẹ cả một đời vất vả hi sinh. Hình ảnh gắn với người mẹ của mình mà tác giả giới thiệu chính là "áo nâu". Khi nhắc đến áo nâu ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn hằng ngày phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Vậy mà người mẹ ấy có bao nhiêu tấm áo cũng chỉ có "một màu đất đai". Điều ấy cho thấy cả cuộc đời người mẹ này gắn với những cánh đồng lúa lao động vất vả. Nhưng cũng chính "màu đất đai" ấy đã làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và giàu đức hi sinh. Những chiếc áo ấy theo thời gian cứ rách dần nhưng lại được mẹ chắp vá lại thành lành. Những điều đó không khỏi khiến nhà thơ Nguyễn Văn Song chua xót mà tự vấn lòng mình "Áo hay đời mẹ sờn phai mỗi ngày?". Câu hỏi tu từ ấy như xoáy sâu vào lòng nhà thơ cũng như lòng người đọc. Người mẹ vất vả bên chúng ta đang ngày một già đi như tấm áo sờn phai theo tháng năm, liệu chúng ta có nhận ra điều đó? Bao tình cảm dành cho mẹ của tác đều kết đọng lại trong câu thơ cuối. Tác giả vừa thương mẹ vừa xót xa trước hiện thực thời gian đang dần lấy đi tuổi xuân của mẹ. Qua đó ta cũng được tri nhận bức thông điệp quý giá của tác giả qua đoạn thơ trên: hãy trân trọng người mẹ của mình khi còn có thể. Tốc độ thành công nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của cha mẹ để phụng dưỡng họ lúc về già. Cả cuộc đời mẹ vất vả vì chúng ta, hãy dành tặng cho mẹ những niềm vui chứ đừng mang thêm đau khổ làm mẹ phiền lòng. 

9 tháng 11 2023

Một đời áo nâu của Nguyễn Văn Song là một bài thơ xúc động, ý nghĩa về sự hy sinh của mẹ. Người mẹ trong bài thơ vừa có nét chung, rất giống với bao bà mẹ Việt Nam khác, lại có nét riêng, đặc trưng chỉ có trong thơ và cảm nhận của Nguyễn Văn Song.

Người mẹ trong bài thơ này gắn liền với hình ảnh mộc mạc, giản dị, suốt một đời với chiếc áo nâu sòng cũ bạc, nhuốm mùi mồ hôi và mùi sương gió của cuộc đời. Chiếc áo nâu là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong đời sống của người Việt và nó cũng là biểu tượng của những người nông dân. Trên trang thơ của Nguyễn Văn Song hình ảnh người mẹ hiện lên qua chi tiết: “một đời mẹ mặc áo nâu” thật thân quen và gần gũi. Chiếc áo ấy giống với màu của đất và của sương gió cuộc đời. Áo nâu chẳng những bạc phai mà còn sờn rách, điều đó đã phản ánh một cuộc đời vất vả, lam lũ, đói nghèo của mẹ. Trong những dòng thơ là sự chua xót, đau đớn vô cùng của đứa con thương mẹ. Chiếc áo nâu ấy trở đi trở lại là biểu tượng của mẹ khi thì áo nâu bạc, khi thì áo nâu gầy. Thấp thoáng thấy chiếc áo ở đâu là thấy mẹ ở đó.

Phép so sánh được sử dụng thật đắt trong hình ảnh: “Mẹ như sông phía quê nhà/ Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm”. Gợi ra sự hy sinh cao cả của tình mẹ, lặng thầm, bền bỉ giống như dòng sông bồi đắp phù sa cho đất mẹ, cho cây trái. Khổ thơ cuối khép lại bài thơ là tiếng thở dài chua xót của con khi mẹ đã đi về với trăm năm, chiếc áo nâu giờ đây cất gọn gàng để theo mẹ về cõi phật.

Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh của một người mẹ lam lũ, vất vả cả một đời. Đằng sau đó thấp thoáng là đứa con với sự xót xa, thương cảm khi hoài niệm về cuộc đời của mẹ. Đó còn là sự biết ơn, trân trọng, là sự xúc động đến nghẹn ngào, sự mất mát đến đau thương khi không còn mẹ trên cõi đời: “Thôi đành nhờ cả khói sương/ áo nâu ơi, hãy theo đường mẹ đi”.

“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc”, qua bài thơ mỗi chúng ta đều biết ơn, trân quý sự hy sinh cao cả của mẹ. Cố gắng giữ trọn đạo hiếu để báo đáp tình mẹ. Hạnh phúc biết bao nhiêu khi chúng ta vẫn còn có mẹ trên cuộc đời này. Vì thế hãy luôn yêu thương, biết ơn mẹ, hãy làm tất cả những gì có thể để làm mẹ vui lòng.