K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2018

a) Các trung tâm công nghiệp có cảng biển: Đà Nng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.

b) Ý nghĩa của hệ thống cng biển ở Duyên hi Nam Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng

- Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế của vùng.

- Tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.

- Tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế.

- Nâng cao vai trò của vùng trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Đề thi đánh giá năng lực

21 tháng 5 2017

Đây là hai trong ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.

1. Giống nhau

a) Về quy mô

-Cả hai vùng đều là các vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất nước ta

-Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao. Có các khu vực trồng cà phê (Tây Nguyên), chè (Trung du và miền núi Bắc Bộ) tập trung trên một diện tích khá lớn. Điều đó thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

b) Về hướng chuyên môn hóa: cá hai vùng đều trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu và đạt hiệu quả kinh tế cao trên hướng chuyên môn hóa này

c) Về điều kiện phát triển

-Cả hai vùng đều có tiềm năng phong phú về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất đai và khí hậu

-Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm về việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp

-Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sơ chế biến. …

2. Khác nhau

a) Về quy mô

-Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, với mức độ tập trung hóa cao của một số sản phẩm cây công nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước (cà phê)

-Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với mức độ lập trung hóa thấp hơn (ngoài chè được trồng thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, còn các cây công nghiệp khác trồng phân tán trên diện tích nhỏ chỉ mang tính chất địa phương)

b) Về hướng chuyên môn hóa

-Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè

-Trung du và miền núi Bắc Bộ: chè

c) Về điều kiện phát triển

-Địa hình

+Tây Nguyên: các cao nguyên xếp tầng với độ cao trung bình 500 - 600m, bề mặt tương đối bằng phẳng

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, địa thế hiểm trở, độ chia cắt lớn

Sự khác nhau về địa hình (độ cao), trong một chừng mực nhất định có ảnh hương đến mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa cây công nghiệp

-Đất đai:

+Tây Nguyên: chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá badan

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác

-Khí hậu

+Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, lại có sự phân hóa theo độ cao. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển cây công nghiệp

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì thế, ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè). Vào nửa đầu mùa đông có mưa phùn ẩm ướt cũng là điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển. Tuy nhiên, vào những ngày có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh thường xuất hiện các hiện tượng như sương muối, sương giá và tuyết rơi trên vùng núi cao, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển cây công nghiệp

Điều kiện kinh tế - xã hội

-Dân cư và nguồn lao động

+Tây Nguyên: có mật độ dân số trung bình 89 người/km2 (năm 2006). Đây là vùng thưa dân nhất nước ta

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có mật độ dân số trung bình là 119 người/km2 (năm 2006)

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có một số tuyến đường bộ: quốc lộ 1A, 2, 3, 5, 6,... và có 5 tuyến đường sắt nối với Đồng bằng sông Hồng và các vùng khác. Các cơ sơ chế biến chè tập trung ở Mộc Châu (Sơn La), Yên Bái, Thái Nguyên

+Tây Nguyên: cơ sơ vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế

2. Giải thích

Nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở hai vùng là do

-Có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên

+Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng rộng lớn nên thường thích hợp trồng chè theo quy mô lớn. Các cây khác có quy mô nhỏ trong cơ cấu cây công nghiệp của vùng

+Tây Nguyên có khí hậu nóng quanh năm, các cao nguyên có độ cao không lớn, tương đối bằng phẳng, lại được phủ đất badan màu mỡ thích hợp với việc trồng cây cà phê, cao su, hồ tiêu, dâu tằm,... trên quy mô lớn và tập trung

-Có sự khác biệt về đặc điểm dân cư - xã hội, nhất là lịch sử khai thác lãnh thổ, tập quán sản xuất, sinh họat của nhân dân ở hai vùng này

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến chè từ lâu đời

+Tây Nguyên: dân cư có kinh nghiệm trồng cà phê, cao su nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá

20 tháng 2 2017

- Cung cấp lương thực cho nhân dân.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và nguồn hàng cho xuất khẩu.

- Đảm bảo an ninh lương thực còn là cơ sở để đa dạng hoá sản xuât nông nghiệp.

19 tháng 10 2017

Gợi ý làm bài

a)Vị trí địa lí: nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, giáp Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Biên Đông, thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới về du lịch.

b)Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú

-Tài nguyên du lịch tự nhiên:

+       Địa hình: có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. có hơn 200 hang động đẹp, 2 di sản thiên nhiên thế giới (Vịnh Hạ Long, động Phong Nha), 125 bãi biển lớn nhỏ.

+       Khí hậu: đa dạng, phân hoá.

+       Nước: sông, hồ; nước khoáng, nước nóng.

+       Sinh vật: hơn 30 vườn quốc gia; động vật hoang dã, thủy, hải sản.

-Tài nguyên du lịch nhân văn:

+       Di tích: 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghìn đã được xếp hạng), 3 di sản văn hoá thế giới (quần thể kiến trúc cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn) và 2 di sản văn hoá phi vật thể thế giới (Nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên).

+       Lễ hội: diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân.

+       Tài nguyên khác: làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực...

c)Các lợi thế khác về kinh tế - xã hội

-Nước ta có dân số đông, thị trường du lịch rộng lớn, con người Việt Nam mến khách; có đội ngũ lao động đông họat động du lịch đã qua đào tạo (am hiểu lịch sử, phong tục tập quán, văn hoá trong và ngoài nước; năng động, thông thạo ngoại ngữ,...).

-Nước ta hệ thống giao thông khá phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch khá tốt (nhà hàng, khách sạn, mạng lưới chợ, cơ sở y tế,...).

-Mức sống của người dân ngày càng nâng lên; trình độ dân trí của ngươi dân nâng lên, người ta thích đi tìm tòi, khám phá, hiểu biết cái mới ở những vùng đất xa lạ,...

-Tình hình kinh tế, xã hội, chính trị ổn định,...

31 tháng 10 2019

- Thúc đẩy nhiều ngành kinh tế phát triển (đặc biệt là việc khai thác và chế biến khoáng sản,...).

- Về xã hội: tạo việc làm, phát triển kinh tế - xã hội miền núi,...

16 tháng 8 2018

Gợi ý làm bài

-Đây là khu vực gần nước ta.

-Khu vực đông dân và có tốc độ phát triển nhanh.

21 tháng 6 2019

- Công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- T trọng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng của vùng tăng, từ 26,6% (năm 1995) lên 36,0%; (năm 2002), tăng 9,4%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, từ 18,3 nghìn t đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21%; GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002).

- Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí.

- Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh,...).

- Các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội (quy mô rất lớn), Hải Phòng (lớn), Bắc Ninh, Phúc Yên (trung bình), Hi Dương, Hưng Yên, Nam Định (nhỏ) (theo Atlat Địa lí Việt Nam, 2007).

22 tháng 8 2019

Gợi ý làm bài

Hà Nội trở thành trung tâm du lịch thuộc loại lớn nhất nước ta là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

a)Vị trí địa lí thuận lợi

-Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc. Là đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).

*Tài nguyên tự nhiên

-Có các hồ đẹp: Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm,...

-Một số danh lam, thắng cảnh.

*Ở lân cận Hà Nội có nhiều điểm du lịch nổi tiếng

-Theo quốc lộ 1: vườn quốc gia Cúc Phương, động Hoa Lư, Bích Động (Ninh Bình).

-Theo quốc lộ 2: hồ Đại Lải, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đền Hùng (Phú Thọ).

-Theo quốc lộ 3: hồ Núi Cốc (Thái Nguyên).

-Theo quốc lộ 5: Hải Phòng, Hạ Long. Bái Tử Long.

-Theo quốc lộ 6: thuỷ điện Hoà Bình (Hoà Bình).

b)Cơ sờ hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ du lịch vào loại tốt nhất của cả nước

*Cơ sở hạ tầng

-Hệ thống giao thông rất phát triển. Từ Hà Nội có nhiều tuyến giao thông tỏa đi khắp các miền của đất nước và các nước trên thế giới. Có sân bay quốc tế lớn Nội Bài.

-Là đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh phía Bắc (tập trung nhiều tuyến giao thông huyết mạch: đường ô tô, đường sắt, đường hàng không, đường sông).

-Hệ thống thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.

*Cơ sơ vật chất - kĩ thuật

-Cơ sở lưu trú: có nhiều sạn vơi quy mô lớn nhỏ khác nhau, đặc biệt là các khách sạn 5 sao (Deavvoo, Nikko, Horison, Hilton. Melia, Sheraton, Solilcl, Metropol,...).

-Có nhiều công ty du lịch lữ hành, trong đó có nhiều công ty liên doanh với các công ty du lịch nổi ttiếng trên thế giơi.

-Đội ngũ lao động tham gia họat động du lịch ngày càng tăng với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khá cao.

c)Những nguyên nhân khác

-Chủ trương của thành phố: coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn.

-Thu hút nhiều đầu tư trong nước và quốc tế,...

25 tháng 1 2019

Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng thuận lợi cho phát triển công nghiệp:

- Giàu khoáng sản năng lượng (nhất là than) thuận lợi cho công nghiệp năng lượng.

- Khoáng sản kim loại đa dạng (sắt, đồng, chì, kẽm,.,.) là cơ sở để phát triển công nghiệp luyện kim.

- Ngoài ra có các khoáng sản khác (apatit, đá vôi, đất hiếm,...) để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.

- Vùng có nguồn thuỷ năng lớn cho phát triển thuỷ điện.

- Vùng có thuận lợi cho sản xuất nông phẩm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Có tài nguyên rừng để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản.

- Vùng biển có nhiều thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

15 tháng 2 2019

Gợi ý làm bài

a) Tài nguyên du lịch tự nhiên

*Địa hình

-Nước ta có nhiều dạng địa hình (đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo) tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách du lịch. Có dạng địa hình cácxtơ độc đáo với nhiều hang động đẹp có thể khai thác du lịch. Nhiều thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long (di sản thiên nhiên thế giới, được công nhận năm 1994), động Phong Nha (trong quần thể di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, công nhận năm 2003),...

-Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc xuống Nam có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ có thể khai thác để xây dựng các khu du lịch và nghỉ dường. Điển hình là các bãi biển: Trà cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Đại Lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu),...

-Nước ta có nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch. Nổi bật là các đảo Phú Quốc, Cát Bà, Côn Đảo,...

*Tài nguyên khí hậu

-Khí hậu nước ta tương đối thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Sự phân hoá theo vĩ độ, theo mùa và nhất là theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu.

-Miền Nam khí hậu nóng cả năm nên có khả năng phát triển du lịch quanh năm.

*Tài nguyên nước: có hàng loạt thế mạnh để phát triển du lịch.

-Hệ thông sông, hồ, kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch sông nước, miệt vườn. Một số hồ tự nhiên (Ba Bể,...) và nhân tạo (Hoà Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà,...) đã trở thành các điểm tham quan du lịch.

-Nước ta có nhiều nguồn nước khoáng thiên nhiên: Kim Bôi (Hòa Bình), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Quang Hanh (Quảng Ninh), Suối Bang (Quảng Bình), Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) có sức hút cao đối với du khách.

*Tài nguyên sinh vật: Vườn quốc gia ở nước ta cũng có giá trị lớn về du lịch và nghiên cứu. Các vườn quốc gia ở nước ta là: Bái Tử Long (Quảng Ninh), Ba Vì (Hà Nội), Ba Bể (Bắc Kạn), Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hoàng Liên (Lào Cai), Xuân Sơn (Phú Thọ), Bến Én (Thanh Hoá), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Chư Mom Ray (Kon Turn), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Yok Đôn (Đắk Lắk), Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Bù Gia Mập (Bình Phước), Núi Chúa (Ninh Thuận), Cát Tiên (Đồng Nai), Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh), Tràm Chim (Đồng Tháp), U Minh Thượng (Kiên Giang), U Minh Hạ (Cà Mau), Mũi Cà Mau (Cà Mau), Phú Quốc (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu),...

b) Tài nguyên du lịch nhân văn

*Di tích văn hoá - lịch sử:

-Là loại tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị hàng đầu. Hiện cả nước có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó hơn 2.600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới như quần thể kiến trúc Cô đô Huê (Thừa Thiên - Huế), Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).

*Các lễ hội truyền thống:

Lễ hội diễn ra hầu như trên khắp đất nước và luôn gắn liền với các di tích văn hoá - lịch sử. Phần lớn các lễ hội diễn ra vào những tháng đầu năm âm lịch sau tết Nguyên Đán với thời gian dài ngắn khác nhau. Các lễ hội nổi liếng: Đền Hùng (Phú Thọ), Chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), hội Đâm Trâu (Gia Lai), lễ hội Ka Tê (Ninh Thuận), Núi Bà (Tây Ninh), Ooc Om Bóc (Sóc Trăng), Bà Chúa Xứ (An Giang).

*Làng nghề truyền thống: Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Bát Tràng, Vạn Phúc (Hà Nội), Bầu Trúc (Ninh Thuận),...

*Các tài nguyên khác: văn hoá nghệ thuật dân gian, ẩm thực,...