Viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 - 10 câu) tả lại hoạt động của một con vật trong tự nhiên mà em có dịp quan sát
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ sau :
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh
So sánh(quả dừa-đàn lợn, tàu dừa-chiếc lược)
-Phép so sánh thể hiện qua các từ ngữ:quả dừa(giống như)đàn lợn...tàu dừa(giống như) chiếc lược. Cách so sánh ở đây khá bất ngờ thú vị...thể hiện sự liên tưởng..tưởng tượng phong phú của tác giả.
=> làm câu thơ thêm sinh động hơn , nhấn mạnh về các đặc điểm nổi bật của cây dừa
học tốt
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh
- Biện pháp tu từ : nhân hóa
=> Làm cho câu thơ thêm hay hơn , sinh động hơn
- Biện pháp tu từ : so sánh
=> làm câu thơ thêm sinh động hơn , nhấn mạnh về các đặc điểm nổi bật của cây dừa
Khi hoàng hôn buông xuống, ta bỗng cảm thấy man mác buồn, vì nó chầm chậm, mênh mông và yên ắng...Thế nhưng, hoàng hôn có lẽ là thời khắc đẹp đẽ nhất của một ngày, những đám mây đã được tô thêm sắc hồng, sắc cảm thật ngọt ngào. Khắp không gian như lắng đọng, ta cảm thấy mình phải sống chậm lại, để hoà mình vào đất trời, ngẫm về những điều đã qua...
Danh từ: hoàng hôn, đám mây, đất trời,...
Tính từ: man mác buồn, chầm chậm, mênh mông, yên ắng, ngọt ngào
Động từ: buông xuống, tô, cảm thấy, hoà mình, ngẫm về
Khi hoàng hôn buông xuống, ta bỗng cảm thấy man mác buồn, vì nó chầm chậm, mênh mông và yên ắng...Thế nhưng, hoàng hôn có lẽ là thời khắc đẹp đẽ nhất của một ngày, những đám mây đã được tô thêm sắc hồng, sắc cảm thật ngọt ngào. Khắp không gian như lắng đọng, ta cảm thấy mình phải sống chậm lại, để hoà mình vào đất trời, ngẫm về những điều đã qua...
Danh từ: hoàng hôn, đám mây, đất trời,...
Tính từ: man mác buồn, chầm chậm, mênh mông, yên ắng, ngọt ngào
Động từ: buông xuống, tô, cảm thấy, hoà mình, ngẫm về
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.
Bn kia trl sai đề rồi mời bn ra chỗ khác chơi nha
Trên một cánh đồng, nơi đầy cỏ cây xanh mát. Nơi đây đẹp biết bao, hiện rõ lên vẻ đẹp của thiên nhiên, nó tựa như bức tranh vẽ về cánh đồng xung quanh bao phủ cỏ cây của một họa sĩ tài ba xen lẫn với trí tưởng tượng phong phú, ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Cánh đồng mênh mông như biển. Mỗi lần chị gió chạy qua đưa hương thơm của cỏ bay qua. Trên mỗi ngọn cỏ có những giọt sương long lanh như những viên pha lê bé xíu. Khi nhìn gần phía xung quanh như văng vẳng vang lên tiếng của cô, cậu dế râm rang ca hát. Gần hơn nữa có một cái ao, những lúc ông trời nhỏ giọt nước mắt xuống, cái ao lại đầy nước. Lúc này, sẽ bắt gặp tiếng cãi nhau ầm ĩ của bác cò, bác sếu, anh vạc, chị cốc, em vịt trời,… giành lấy phần ăn ngon lành như cua, cá dưới ao. Đúng là một cảnh đẹp tuyệt vời. Các bạn có nghĩ thế không?Trên một cánh đồng, nơi đầy cỏ cây xanh mát. Nơi đây đẹp biết bao, hiện rõ lên vẻ đẹp của thiên nhiên, nó tựa như bức tranh vẽ về cánh đồng xung quanh bao phủ cỏ cây của một họa sĩ tài ba xen lẫn với trí tưởng tượng phong phú, ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Cánh đồng mênh mông như biển. Mỗi lần chị gió chạy qua đưa hương thơm của cỏ bay qua. Trên mỗi ngọn cỏ có những giọt sương long lanh như những viên pha lê bé xíu. Khi nhìn gần phía xung quanh như văng vẳng vang lên tiếng của cô, cậu dế râm rang ca hát. Gần hơn nữa có một cái ao, những lúc ông trời nhỏ giọt nước mắt xuống, cái ao lại đầy nước. Lúc này, sẽ bắt gặp tiếng cãi nhau ầm ĩ của bác cò, bác sếu, anh vạc, chị cốc, em vịt trời,… giành lấy phần ăn ngon lành như cua, cá dưới ao. Đúng là một cảnh đẹp tuyệt vời. Các bạn có nghĩ thế không?
Học tốt nha cậu
TL:
Bài học đường đời đầu tiên:
- Đoạn văn miêu tả: "bởi tôi ă uông điều độ ... vuốt râu"
- Đoạn văn tự sự:" bỗng thấy cốc ... mép"
=> Căn cứ vào các câu văn sử dụng các từ loại đoạn văn đó
=> Liên tưởng là : Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì đã chết toi rồi
=> So sánh: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
Hoc tot
Trường em được trồng rất nhiều cây,có cây bóng mát có cây ăn quả thậm chí của có để làm cảnh nữa.Nhưng có lẽ cây bàng già đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong những năm học tại mái trường thân yêu này.
Cây bàng này đã được các bậc phụ huynh và nhà trường chăm sóc nuôi trồng thì mới có ngày hôm nay.Khi em bước vào lớp 1 đã có cây bàng này và đến giờ cũng vậy nó vẫn rất tươi tốt và cao lớn .Cây bàng được trồng gần sân chơi bóng, có lẽ nhà trường đã tạo điều kiện để cho học sinh có một không gian thoải mái nhất khi giải lao.Cây to ơi là to.Những chiếc rễ như những con rắn khổng lồ đâm sâu xuống mặt đất để hút chất dinh dưỡng.Gốc cây phình ra,thân cây to đến nỗi ba bốn đứa chúng em ôm không xuể.Từ thân tản ra các cành to chắc,từ đó những chiếc lá bắt đầu xuất hiện,lá xanh thẫm nổi rõ các đường gân.Mùa xuân,màu lá xanh mơn mởn.Chớm hè màu lá xanh thẫm,sang thu lá ngả vàng,đầu đông,chuyển đỏ nhưng đến cuối đông những chiếc lá đã trở nên yếu ớt khiến thân mình không thể bám chắc trên chiếc cành.Cứ thế lá bàng lại rơi để lại những cành cây trơ trụi.Đến lúc quả có ,những quả bàng lấp ló trong những chiếc lá như đang chơi trốn tìm với em vậy.Hàng ngày cây bàng luôn thu hút sự để ý của các chú chim,chú từ cành này nhảy sang cành khác để bắt những con sâu tinh nghịch đang ẩn mình trong những chiếc lá.Cây bàng như chiếc ô khổng lồ che nắng cho chúng em vui chơi.Trong giờ giải lao em luôn tới chỗ cây bàng ,ngồi ở ghế đá xem các bạn đá bóng...Thật thú vị
Cũng chẳng bao xa nữa em cũng phải rời xa mái trường này hay rời xa cây bàng...Nhưng những kỉ niệm về cây bàng này thì em sẽ không bao giờ quên...
Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.
Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.
Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.
Dế Mèn phiẽu lưu kí là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Ngay từ khi mới ra đời, truyện đã thu hút sự chú ý của độc giả và được trẻ thơ Việt Nam rất mến mộ. Trong đó, chương I: Tôi sống độc lập từ thuở bé – Một sự ngộ nghĩnh đáng ân hận suốt đời (Bài học đường đời đầu tiên) là được yêu thích nhất bởi lối kể “tự truyện” và một ngôn ngữ kể phù hợp với ngôn ngữ trẻ thơ. Đoạn trích kể về một chú Dế Mèn sớm có ý thức tự lập, ham muốn làm việc, có bản lĩnh và cá tính mạnh mẽ, sống bên cạnh đó cũng có không ít những sở thích ngông cuồng của tuổi trẻ. Trả giá cho sự “ngỗ nghịch” ấy là nỗi “ân hận” suốt đời của Dế Mèn.
Sau khi sinh ra được ba ngày, tối hôm đó Dế Mèn rời xa mẹ. Chú không sợ cũng không buồn, chú thầm cảm ơn mẹ đã tạo điều kiện cho chú được sống độc lập. Chú khoan khoái vì được sống tự do, tha hồ thoả mãn tính hiếu động của mình. Mới đến hang, chú ta đã sục sạo khắp nơi, xem xét cẩn thận chỗ ở, nhìn ngắm trời đất. Thích thú, chú cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to như để tuyên bô" cuộc sống độc lập của mình bắt đầu và gửi lời chào đến tất cả cư dân vùng đầm nước ấy. Quả là một chú dế rất đáng yêu.
Dế Mèn rất ham làm việc và có ý thức làm việc để chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống độc lập của mình. Chú làm việc suốt ngày đến tận chập tối mới ngơi tay. Mèn hay lam hay làm, cần cù như một người lao động thực thụ, với cả bản tính lo xa như các cụ già trong họ. Thật đáng khâm phục. Tuy còn nhỏ, nhưng Dê Mèn đã tỏ ra là một chàng dế có bản lĩnh. Mèn không ngừng luyện tập và trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, dáng vẻ oai vệ. Đoạn văn miêu tả hình dáng, cử chĩ của Dế Mèn thật sinh động, cụ thể, phù hợp với cách nhìn của trẻ em về thế giới loài vật.
Cuộc sống ở xóm quanh bờ ruộng diễn ra thật vui vẻ: đêm đến, họ nhà Dế rủ nhau đàn hát, nhảy múa, ăn sương đọng, cỏ ướt. Nhưng những niềm vui chỉ có thể thoả mãn những tâm hồn ưa bình yên, giản dị, ít khát vọng. Còn Dế ta, vốn hiếu dộng, thích cuộc sống – phóng khoáng, mạnh mẽ, luôn luôn mới mẻ, vì thế chú thấy nhàm chán dần. Nỗi chán chường vì cuộc sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu đó chính là niềm thôi thúc Dê Mèn sau này tiến hành một cuộc phiêu lưu vô cùng hấp dẫn nhưng đầy mạo hiểm. Những ngày sống quanh quẩn bên đầm nước toàn gặp những khuôn mặt quen thuộc, chưa thấy ai tài giỏi hơn mình, cũng làm cho Dế Mèn nảy sinh những tính cách khác thường.
Dế Mèn tự say sưa ngắm mình trong tư thế đi đứng oai vệ, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng, tự thoả mãn với tiếng phành phạch giòn giã của đôi cánh. Vậy nên chú càng ngày càng cho mình là giỏi, là tay ghê gớm, là sắp đứng dầu thiên hạ, càng trở nên hung hăng hống hách. Mèn cà khịa, bắt nạt, trêu chọc tất cả bà con trong xóm. Cái tính khí ngỗ ngược, trẻ con ấy khiến Dế Mèn từ một chú dế đáng yêu trở thành một kẻ đáng ghét làm sao! Chẳng ai nói ra, nhưng có lẽ cả cái xóm bờ đầm đều nghĩ thế. Đỉnh điểm của trò ngỗ ngược, nghịch ranh là chuyện đến trêù chị Cốc dẫn đến cái chết thê thảm của Dế Choắt.
Kể về sự việc này, ngòi bút của Tô Hoài thật tinh tế khi miêu tả diễn biến, thái độ và tâm lý nhân vật. Lúc đầu Dế Mèn huênh hoang trước Dế Choắt: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gi? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này. Sau đó Dế Mèn chui tọt ngay vào hang yên trí với nơi ẩn nấp kiên cố của mình. Tôi… lèn giường nằm khểnh, bắc chân chữ ngủ…. Nhưng khi Dế Choắt bị Cốc mổ thì núp tận đáy đất mà tôi cũng thiếp, nằm im thin thít, cho đến khi biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Đến đây, có lẽ người đọc đều chung một suy nghĩ: “đồ hèn nhát”. Tô Hoài đã thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật và để lại một ấn tượng về nhân vật của mình.
Sự việc đau lòng này đã làm cho Dế Mèn tỉnh ngộ và nhận ra cái xấu, cái tai hại của những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại của mình. Dế Mèn thấy mình ích kỷ. Những lời trăng trối của Dế Choắt được coi là bài học sâu sắc, bài học đầu tiên trong đời Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi củng mang vạ vào mình.
Dể Mèn phiếu lưu kí của Tô Hoài là truyện “đồng thoại” chứ không phải truyện ngụ ngôn. Nhưng tác giả đã thông qua truyện về thế giới loài vật, lồng vào đó những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc, không kém gì truyện ngụ ngôn. Thông qua những trò nghịch tinh quái, những tâm tư tình cảm của Dế Mèn, nhà văn đã khéo đưa câu chuyện (đặc biệt ở chương I) những bài học về cách sống của mình: không nên làm những việc ngu dại, ngông cuồng chỉ để thoả mãn tính hiếu thắng, tính ích kỷ của mình; phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu sót của mình… Những bài học đạo lý ấy vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thìa. Vì vậy tác phẩm không chỉ có giá trị đối với thiếu nhi Việt Nam, mà còn được tuổi thơ các nước Nga, Ru- ma-ni, Ba Lan, Ấn Độ, Nam tư, Đức, Pháp… rất yêu chuộng.
hok tốt!!
Cánh đồng xanh mát đượm hương đồng gió nội của một vùng quê thanh bình yên tĩnh, thẳng cánh cò bay chính là chỗ dừng chân lí tưởng của anh chàng Dế Mèn. Cánh đồng lúa mênh mông như biển khơi vô tận, xanh mát hương thơm của những cây lúa đang đương thì con gái. Thỉnh thoảng có làn gió kẽ thổi làm những cây lúa xô lại với nhau tựa như những đợt sóng nhỏ chạy tắp đến tận chân trời. Sớm sớm, những hạt sương long lanh đọng lại trên cành lá tựa như những viên pha lê trong veo lấp lánh dưới nắng sớm. Chiều tà, những cô cò, chị cốc bay lã trên cánh đồng mang thức ăn chăm cho đàn con nhỏ. Cạnh đấy là cây đa cổ thụ tỏa bóng mát rợp trở thành chốn nghỉ chân của những bác nông dân hiền lành chất phác, của những chú trâu thung thăng gặm cỏ sau những buổi cày bừa vất vả, hay đó cũng là nơi tiếng sáo, tiếng cười đùa của lũ trẻ nhỏ mục đồng trong làng. Mới chuyển đến đây, nhưng Dế Choắt đã tìm cho mình một nơi tuyệt vời để đào hang sinh sống. Cái hang mà Mèn đào, vô cùng thông thoáng nông sâu, cửa trước của sau đều có nên vô cùng mát mẻ. Cạnh nhà Dế Mèn là nhà cậu Dế Choắt. Do nhỏ nhắn yếu ớt nên nhà của Choắt sát mặt đất lại vô cùng nhỏ bé không được thông thoáng như nhà Dế Mèn. Không chỉ có Dế Mèn và Dế Choắt sống ở đây mà còn có rất nhiều loại động vật khác, anh Ốc, chị Sên, chú Cóc,....tất cả đều sống vui vẻ, tấp nập tựa như một làng quê nhỏ vậy.
Tôi khệ nệ bưng xô thức ăn đến bên chuồng. Cái thành chuồng cao tám tấc đối với tôi không phải là thấp. Chú lợn thấy xô thức ăn càng la hét nhiều hơn. Cái mũi đánh hơi khịt khịt, nhúc nha nhúc nhích trông thật tức cười. Đôi mắt ti hí cứ nhìn chằm chằm vào xô thức ăn. Thật là xấu nết. Tôi thầm rủa nó như vậy. Khi thức ăn được đổ vào máng, chú ta liền sục ngay cái mõm của mình vào, ngập đến gần hai con mắt. Miệng táp phầm phập, đuôi ngoe nguẩy và cái mõm háu ăn không ngừng hoạt động. Nước cám sục ra từ hai lỗ mũi tròn vo tạo thành những bong bóng bé xíu trong máng. Khi thức ăn đã cạn, chú ta ngước mắt nhìn tôi, đuôi ve vẩy tỏ vẻ đầy thiện cảm. Mặc dầu mới làm quen với nhau hơn một tháng, tôi đã biết rất rõ tính nết con Đại Bạch này. Hắn lại muốn xin thêm nữa đấy. Tôi dốc hết phần thức ăn còn lại vào máng. Lần này, hắn ta không ăn vội mà nhìn tôi có vẻ cám ơn. Giải quyết xong phần còn lại, chú ta cọ cọ lưng vào thành chuồng gãi ngứa rồi ngả người xuống lim dim mắt ngủ.
#Học tốt#
Gia đình em có nuôi một con cún rất khôn, và nó đã trở thành một "cảnh sát viên nhỏ tuổi" coi nhà rất giỏi. Hôm ấy cả nhà em đi ngủ. Trời tối đen như mực. Cún con nằm bên ngoài cửa để canh gác. Bỗng cả nhà choàng tỉnh giấc vì tiếng sủa liên hồi. Em lắng tai nghe, hình như lẫn trong tiếng chó sủa là tiếng vịt kêu. Bố em liền cầm đèn pin mở cửa ra ngoài xem sao. Em ở trong nhà hơi sợ nhưng vì tò mò nên cũng đứng ở cửa căng mắt nhìn ra. Nhưng chuồng vịt ở tít gần bờ ao nên em không nhìn thấy gì. Bỗng em nghe tiếng mẹ kêu lớn: "Trộm! Trộm!". Rồi tiếng chân thình thịch, tiếng người xôn xao, ồn ào. Nhưng tên trộm đã tẩu thoát. Bố em bảo may có con chó báo động, nếu không thì mất hết ba chục con vịt.
Qua "chiến công" này, em càng yêu quý cún con vì sự thông minh, ngoan ngoãn, dễ thương của nó.