K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

`#3107.101107`

Câu 1:

- Văn bản trên được kể theo ngôi thứ 3. Dấu hiệu nhận biết điều đó là khi câu chuyện được bắt đầu với một lời dẫn, từ một người kể ẩn, giấu mình trong câu chuyện.

Câu 2:

- Văn bản trên thuộc thể loại truyện đồng thoại.

Câu 3:

- Các nhân vật trong câu chuyện: Con cua, cá chép con.

Câu 4:

- Câu chuyện trên kể lại sự việc khi cá chép và con cua trò chuyện với nhau lúc con cua đang trong giai đoạn lột xác.

Câu 5:

- Cụm động từ trong câu: "Tớ đã hiểu"

Câu 6:

- Biện pháp tu từ sử dụng chủ yếu là BPTT Nhân hóa, cua và cá chép được nhân hóa, trò chuyện với nhau như con người

Tác dụng: Làm cho câu chuyện trở nên sinh động, gợi cảm và gần gũi với con người hơn.

Câu 7:

- Lời của người kể chuyện trong văn bản: "Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép bèn bơi lại gần và hỏi"

Câu 8:

- Trong mỗi người chúng ta, ai cũng từng phải trải qua những giai đoạn sóng gió, chìm đắm trong niềm đau, sự mất mát, ai cũng phải trải qua các giai đoạn lột xác để từng ngày trở nên trưởng thành hơn. Bởi thế giới vốn dĩ đã mất đi sự cân bằng từ lâu, vì vậy, chúng ta phải dũng cảm, đối mặt với thử thách, đương đầu với khó khăn. Dần dần, khi đã bước qua được các khó khăn, phong ba bão táp, con người chúng ta trưởng thành hơn, biết cách xây dựng thành công mà không sợ phải đương đầu với sóng gió.

5 tháng 11 2023

cảm ơn, đội ơn cậu luôn ạ

Hôm qua

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Ý thơ nảy lên từ khung cảnh thiên nhiên rừng đêm Việt Bắc để rồi tức cảnh si tình nhà thơ đã gửi vào đấy bao tâm tư về đất nước . Từ cảm xúc vấn vương trong thiên nhiên khuya khoắc của chiến khu đến tâm trạng lo âu sầu lắng của Người. Toàn bài câu nào cũng mang nỗi bồi hồi không chỉ nhà thơ mà còn cả với người đọc thơ của Bác

5 tháng 11 2023

Tuy hằng ngày đều giáp mặt với biển rộng nhưng cửa sông không bao giờ quên, chẳng bao giờ dứt cội nguồn của mình. Chi tiết đặc sắc nhất là hình ảnh "chiếc lá trôi xuống", khi nhìn chiếc là rũ bỏ gia đình, cửa sông lại nhớ đến gia đình của mình đó là ngọn núi. Bằng biện pháp tu từ nhân hoá kết hợp từ ngữ sinh động, bài thơ "Cửa sông" đã khẳng định truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ca ngợi tấm lòng thuỷ chung - một truyền thống đẹp của dân tộc ta

20 tháng 6

Bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã tạo cảm xúc cho nhạc sỹ Trần Viết Bính để viết nên giai điệu âm nhạc chắp cánh cho thơ. Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm” , trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện. Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy. Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.