K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2018

*Đối với ngoại:
-Nhà Tần: gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và Nam
-Nhà Hán: tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam
-Nhà Đường: đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiền, củng cố chế độ họ ở Nam An, ép Tây Tạng phải thuần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết
*Đối với nội:
-Nhà Tần:
+Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp tiến cử quan lại đến cai trị
+Ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước
+Bắt hàng triệu nhân dân đi lính, đi phu xây đắp Vạn lí Trường thành, cung A phòng, lăng Li Sơn
-Nhà Hán:
+Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần
+Giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nhân dân, khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khẩn hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp
-Nhà Đường:
+Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước
+Cử những người thân tín đi cai quản các địa phương
+Mở các khoa thi tuyển chọn nhân tài
+Thi hành nhiều chính sách giảm tô thuế
+Thực hiện chế độ "quân điền": lấy ruộng công và bỏ ruộng hoang chia cho nông dân

23 tháng 9 2018

Những trang sử đầu tiên

+Ấn Độ có sông Ấn và sông Hằng.

+Tên gọi đất nước Ấn Độ bắt nguồn từ tên một dòng sông, phát nguyên từ Tây Tạng, vượt qua dãy Hi-ma-lay-a rồi đổ ra biển A Ráp - đó là dòng sông Ấn.

+Năm 2500 trước công nguyên đã xuất hiện những thành thị trên lưu vực sông Ấn.

+Năm 1500 trước công nguyên xuất hiện thành thị ở lưu vực sông Hằng.

+Tất cả liên kết thành nhà nước Magađa ở hạ lưu sông Hằng.

+Cuối thế kỷ III trước công nguyên Asôca mở rộng bờ cõi xuống nam Ấn và trở nên hùng mạnh.

+Sau thế kỷ III trước công nguyên thì sụp đổ.

+Thế kỷ IV là vương triều Gúp ta.

Ấn Độ thời phong kiến

+Vương triều Gúp-ta (IV-VI): thống nhất, phục hưng và phát triển, người Ấn Độ biết sử dụng công cụ bằng sắt, dệt, chế tạo nữ trang bằng vàng, bạc, ngọc; khắc trên ngà voi…

+Thế kỷ XII- XVI người Thổ Nhĩ Kỳ lập vương triều Hồi Giáo Đê li đã cấm đạo Hin đu, chiếm đoạt ruộng đất.

+Đầu thế kỷ XVI - XIX người Mông Cổ lập vương triều Ấn Độ Mô-gôn, vua A-cơ-ba tài giỏi đã xóa bỏ kỳ thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi Giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa Ấn Độ.

+Thế kỷ XIX là thuộc địa của Anh.

Tham khảo nha~

22 tháng 9 2018

"Bài"

Sorry

1. Xã hội phong kiến ở Trung Quốc hình thành khi nào? Địa điểm? yếu tố cấu thành? 2. Những tầng lớp mới xuất hiện là những tầng lớp nào? 3. Nêu những chính sách đối nội của các vua thời Tần-Hán và tác động của những chính sách đó đối với xã hội phong kiến Trung Quốc? 4. Nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường? Vì sao nhà Đường lại là nhà nước có xã hội phồn thịnh nhất...
Đọc tiếp

1. Xã hội phong kiến ở Trung Quốc hình thành khi nào? Địa điểm? yếu tố cấu thành?

2. Những tầng lớp mới xuất hiện là những tầng lớp nào?

3. Nêu những chính sách đối nội của các vua thời Tần-Hán và tác động của những chính sách đó đối với xã hội phong kiến Trung Quốc?

4. Nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường? Vì sao nhà Đường lại là nhà nước có xã hội phồn thịnh nhất trong các nhà nước?

5. Nhà Minh thành lập vào năm nào và sụp đổ vào năm nào?

6. Nêu những kiến thức cơ bản phải nắm trong thời Tần và thời nguyên?

7. Sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh-Thanh được biểu hiện ntn?

8. Về mặt tư tưởng, văn học, sử học, nghệ thuật hội họa, kiến trúc điêu khắc của Trung Quốc thời phong kiến ntn?

9*. Nói thêm về Tần Tủy Hoàng giúp mình nha! (Câu hỏi thêm)

2
23 tháng 9 2018

3)

- Các chính sách đối nội của nhà Tần:

+ Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị.

+ Ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước.

+ Bắt hàng triệu nhân dân đi lính, đi phu xây đắp Vạn lí trường thành, cung A Phòng, lăng Li Sơn,…

- Các chính sách đối nội của nhà Hán:

+ Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần.

+ Giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khẩn hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.

* Tác động:

- Nhờ những chính sách trên mà nền kinh tế phát triển, trật tự xã hội ổn định, thế nước vững vàng.

4)* Chính sách đối nội :

- Bộ máy nhà nước được củng cố

- Cử người thân tín cai quản các địa phương

- Mở nhiều khoa thi chọn nhân tài

- Thực hiện phép quân điền

* Chính sách đối ngoại :

- Bành trướng thế lực

- Xâm chiếm Nội Mông, Triều Tiên, An Nam (Giao Chỉ)

=> Xã hội đạt đến sự phồn thịnh

23 tháng 9 2018

8.Tư tưởng: Nho giáo

Văn học: Sử học phát triển

Nghệ thuật:Đạt tới đỉnh cao

22 tháng 9 2018

1.

  • Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hóa phục hưng:
    • Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội.
    • Giai cấp tư sản có thể lực về kinh tế nhưng không có địa vị xã hội ->đấu tranh giành địa vị xã hội -> Phong
    • trào văn hóa Phục hưng.

2.

- Nguyên nhân của phong trào cải cách tôn giáo:

+ Giai cấp phong kiến châu Âu dựa vào giáo hội để thống trị nhân dân vì vậy giáo hội trở thành lực lượng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản tăng lên -> giai cấp tư sản đứng lên đồi và cải cách tôn giáo

- Nội dung của phong trào cải cách tôn giáo:

+ Phong trào cải cách tôn giáo nằm trong các cuộc tấn công đầu tiên, công khai và trực diện của giai cấp tư sản đang lên chống lại chế độ phong kiến mà cụ thể là nhằm vào cơ sở tồn tại của nó trên các lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, tôn giáo.

+ Phong trào cải cách tôn giáo phán ánh tính chất tư sản rõ nét, điều này được phản ánh qua nội dung của các cuộc đấu tranh, nó không nhằm đến việc xoá bỏ tôn giáo mà lên án việc chế độ phong kiến sử dụng tôn giáo như một công cụ để áp bức và khống chế quần chúng, nô dịch tri thức và khoa học. Từ đó, giai cấp tư sản đề ra một tôn giáo rẻ tiền, ít tốn kém, phù hợp với lợi ích và ý chí của giai cấp tư sản, cổ vũ và thúc đẩy làm giàu...

22 tháng 9 2018

3.

- Nội dung :

+ Lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên Chúa và tấn công vào trật tự phong kiến, góp phần quan trọng vào giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.

+ Là bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu, tạo ra những tiền đề văn hoá, tư tưởng và tôn giáo quan trọng nhằm giúp giai cấp tư sản định hình nền văn hoá và tôn giáo mới của riêng mình.

—> Cùng với Văn hoá Phục hưng, Cải cách tôn giáo là những đòn tấn công (đầu tiên của giai cấp tư sản vào trật tự phong kiến, làm cơ sở cho các cuộc đấu tranh về chính trị.

22 tháng 9 2018

1.

- Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.

- Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

3.

Sau các cuộc phát kiến địa lí, các quý tộc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa mang về châu Âu. Nhờ thế những người này đã giàu lên nhanh chóng.

Nhờ CÓ tiền Vốn và công nhân làm thuê, các nhà tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ti thương mại và những đồn điền rộng lớn. Các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có dần dần trở thành giai cấp tư sản. Họ dùng đủ mọi cách để bóc lột đến kiệt quệ sức lao động của những người làm thuê. Đông đảo những người làm thuê ưở thành giai cấp vô sản. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được hình thành.

23 tháng 9 2018

5)

Sinh:khoảng 1451
Có thể ở Genova, Liguria
Mất:20 tháng 5 năm 1506 (khoảng 55 tuổi)
Valladolid, Castile
Quốc tịch:còn tranh cãi

là một nhà hàng hải người nước Cộng hòa Genova và một đô đốc của các vị Quân chủ Công giáo Tây Ban Nha, mà những chuyến vượt Đại Tây Dương của ông đã mở ra những cuộc thám hiểm Châu Mỹ cũng như quá trình thực dân hoá của Châu Âu. Ông thường được coi là một người dân Genova, nguồn gốc xuất thân là người Do Thái di cư như bao người khác ở thế kỷ 15 - 16.

23 tháng 9 2018

10)

- Lãnh chúa phong kiến: được hình thành từ các tướng lĩnh quân sự, quý tộc.

- Nông nô: do nô lệ và nông dân chuyển biến thành. Nông nô phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến.

1)thời gian hình thành:

- xã hội phong kiến phương Đông: TK VII-TK XV

- xã hội phong kiến phương Tây'; TK XI-TKXIV

3)

* Lãnh địa phong kiến:

- Là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

- Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng.

- Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần:

+ Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại,… có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố.

+ Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu thuế.

4)

* Đời sống kinh tế trong lãnh địa:

- Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày cấy và nộp tô cho lãnh chúa.

- Nông nghiệp: Kĩ thuật sản xuất đã có những tiến bộ đáng kể: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, biết dùng cày và bừa do ngựa kéo,…

- Thủ công nghiệp: cũng chỉ hoạt động trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ,... lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

- Lãnh địa là cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc, không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.

* Đời sống chính trị trong lãnh địa:

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.

- Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong đo lường riêng.

- Một số lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa. Như vậy, nhà vua thực chất cũng là một lãnh chúa lớn.

- Trong các lãnh địa, lãnh chúa sống cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa. Họ sống sung sướng trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

23 tháng 9 2018

6. Nguyễn nhân xuất hiện thành thị trung đại: Sản xuất phát triển,có nhu cầu trao đổi

22 tháng 9 2018

Lê Hoàn là một gương mặt anh hùng dân tộc cá tính mạnh mẽ cuối thế kỉ 10. Xuất thân từ một đứa trẻ ở làng Kẻ Sập( Trung Lập thuộc tỉnh Thanh Hóa ), chỉ có một người mẹ nghèo mà không biết tên cha. Lê Hoàn đã trải qua một tuổi thơ gian khó: mồ côi mẹ phải đi làm thuê cho người rồi phiêu bạt kiếm sống. Trưởng thành, vào quân ngũ giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn “ Thập nhị sứ quân” bộc lộ khả năng võ nghệ, Lê Hoàn trở thành vị tướng tin cậy của Vạn Thành Vương. Triiều đình ở Hoa Lư thành lập Lê Hoàn được cử làm “ Thập đại tướng quân” (tổng tư lệnh quân đội thời bấy giờ)

Khi Đinh Bộ Lĩnh bị ám sát, trước nguy cơ bị chia rẽ trong triều và ngoài nước thì bị quân Tống đe dọa xâm lược, quân sĩ quyết định cử Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế và được sự ủng hộ của Thái Hậu Dương Vân Nga(vợ góa của Đinh Tiên Hoàng ). Lê Hoàn trở thành vị vua khai sáng của triều Lê(Tiền Lê) vào năm 980.

Một năm sau, Lê Hoàn đã lập nên sự nghiệp hiển hách của mình: đánh bại cuộc xâm lược thứ nhất của nhà Tống, giết chết chủ tướng Hào Nhân Bảo của giặc vào năm 981. Sự nghiệp của Lê Hoànngày càng rạng rỡ. Là Hoàng đế nhưng vẫn tự làm tướng cầm quân đi đánh giặc, dẹp loạn.Xông xáo vào nơi mũi tên hỏa đạn như một người lính. Xây dựng kinh tế, Hoàng đế tự đi cày như một nông dân. Hoạt động ngoại giao , Hoàng đế đứng ra đấu tranh với sứ giả nước ngoài. Hòa mình cùng dân chúng, Hoàng đế vẫn cùng múa hát với mọi người.

Lê Đại Hành là danh hiệu được suy tôn của Lê Hoàn sau khi mất.Ông xứng đáng là tấm gương cho thế hệ sau noi theo và ghi nhớ công ơn.

23 tháng 9 2018

Lê Đại Hành (980-1005) Lê Hoàn sinh năm 941 ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá (có thuyết nói: Lê Hoàn sinh ở Thanh Liêm, Hà Nam) trong một gia đình nghèo khổ, bố là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen. Cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên, ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và lập được nhiều chiến công khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp Nhà Đinh. Ông được Đinh Tiên Hoàng phong làm Thập Đạo tướng quân lúc vừa tròn 30 tuổi. Khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Nhân cơ hội đó, Nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga đã trao ngôi vua cho Lê Hoàn. Lê Hoàn lên ngôi vua lấy niên hiệu là Lê Đại Hành. Vẫn lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư.

21 tháng 9 2018

Câu 1:Xã hội phong kiến phương Đông:
- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: quân chủ.

Xã hội phong kiến phương Tây (châu Âu):
- Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: Quân chủ

21 tháng 9 2018

Câu 1, 2:

* Giống nhau:

- Đều là :

+ Cơ sở kinh tế chủ yếu là : nông nghiệp
+ Xã hội có hai giai cấp: thống trị - bị trị.
+ Giai cấp thống trị có cuộc sống sung sướng dựa vào bóc lột địa tô.

* Khác nhau:

Xã hội phong kiến ở phương Đông Xã hội phong kiến ở phương Tây
Thời gian hình thành Hình thành sớm (Trước công nguyên) Hình thành muộn (Thế kỉ V)
Giai cấp Hai giai cấp: Địa chủ - nông dân lĩnh canh Hai giai cấp: Lãnh chúa – nông nô
Quá trình phát triển Phát triển chậm, suy vong kéo dài Phát triển nhanh, suy vong nhanh
Bản chất nền kinh tế Nông nghiệp mở rộng Nông nghiệp khép kín

21 tháng 9 2018

Các triều đại phong kiến ở Trung Quốc bắt đầu từ 2000năm trước Công Nguên .

21 tháng 9 2018

2.1. Về chính trị:
- Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao. Vua thông qua 2 biện pháp: Cắt cử quan lại đi trấn giữ các địa phương và mở khoa thi cử để tuyển chọn quan lại => tạo ra chính quyền phong kiến quan liêu. Bộ máy nhà nước được kiện toàn
- Đối ngoại: Vua mở các cuộc chiến tranh đi xâm lăng, mở rộng lãnh thổ. Đây là thời kì mà lãnh thổ Trung Quốc được bành trướng nhất

2. Về kinh tế:
- Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện 1 chính sách mới rất tiến bộ: chính sách quân điền ( lấy ruộng chia cho nhân dân)
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng đồng thời được phát triển với nhiều sản phẩm nổi tiếng: gốm sứ, tơ lụa , luyện kim

3. Về văn hóa:
- Văn hóa thời đường phát triển rực rỡ về nhiều mặt.
Đặc biệt là trong văn học, thơ Đường để lại khối lượng tác phẩm khá đồ sộ ( ~ 50 nghìn bài ) , đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật làm thơ và có ảnh hưởng lớn tới nền văn học của nhiều nước khác
- Tôn giáo: Nho giáo và Phật giáo phát triển hài hòa

=> Lãnh thổ được mở rộng, đất nước giàu mạnh , phát triển.

21 tháng 9 2018

Câu 2:Chính sách đối nội :

- Bộ máy nhà nước được củng cố

- Cử người thân tín cai quản các địa phương

- Mở nhiều khoa thi chọn nhân tài

- Thực hiện phép quân điền

* Chính sách đối ngoại :

- Bành trướng thế lực

- Xâm chiếm Nội Mông, Triều Tiên, An Nam (Giao Chỉ)

=> Xã hội đạt đến sự phồn thịnh