K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 5 2021

chả biết

25 tháng 5 2021

lay hon lun a!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

25 tháng 5 2021

Mình ko hiểu đề lắm bn viết rõ đc ko

25 tháng 5 2021

trong bài văn bếp lửa của Bằng Việt Hình ảnh ngọn lửa trong câu thơ trên?

Trong câu thơ trên là câu nào bạn nhỉ?

 

25 tháng 5 2021

Thamkhao

I. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.Giới thiệu chung về ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường.

II. Thân bài

- Khái quát hoàn cảnh sống và chiến đấu của 3 cô gái:

Sống và chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn.Họ phải đối mặt đó là cuộc chiến đấu ác liệt và chính là công việc tổ trinh sát mặt đường - một công việc hơn cả nặng nhọc, đó là nhiệm vụ hiểm nghèo. 

- Vẻ đẹp chung của ba cô gái:

Họ có lòng yêu nước sâu sắc, sống có lí tưởng cao đẹp.Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, lòng dũng cảm, gan dạ không sợ gian khổ hy sinh.Họ có tâm hồn trong sáng, lạc quan, yêu đời.Họ là những nữ thanh niên xung phong có tình đồng đội gắn bó, thân thiết.

- Vẻ đẹp riêng của ba cô thanh niên xung phong:

Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn nhưng trong chiến đấu thì rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn.Nhân vật Phương Định là đại diện các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội, rất trữ tình và đáng yêu. Là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình.Nhân vật chị Thao lớn tuổi hơn nên những ước mơ và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Một người chị nông thôn, đầy tinh thần trách nhiệm, dám quyết đoán, biết hi sinh và nhường nhịn.

III. Kết bài

- Nêu cảm nhận chung của em về vẻ đẹp tâm hồn của 3 cô thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.

25 tháng 5 2021

THAM KHẢO

Lê Minh Khuê (1949) quê ở Tĩnh Gia – Thanh Hóa, là cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Trong chiến tranh các tác phẩm của chị viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Tiêu biểu là truyện ngắn “những ngôi sao xa xôi” ra đời năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt. Đây là một số tác phẩm đầu tay của chị, truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát phá bom trên một cao điểm Trường Sơn. Họ luôn phải sống trong gian khổ, nhiệm vụ khiến họ phải đối mặt với cái chết. Vậy mà họ vẫn hồn nhiên trong sáng, dũng cảm và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Trước hết hoàn cảnh sống, chiến đấu nơi tuyến lửa đã gắn bó nhau thành một khối, họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm tức là nơi tập trung nhất, bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. “Nơi ở của họ có biết bao thương tích” đường bị đáng lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn, hai bên đường không có lá xanh chỉ chó những thân cây bị tước khô cháy”. Chỉ với vài chi tiết miêu tả cũng đủ khiến người đọc hình dung được cuộc sống ở nơi đây đang bị hủy diệt tàn khốc. Hoàn cảnh sống của ba nữ thanh niên xung phong khiến ta liên tưởng đến hoàn cảnh sống và chiến đấu của những chiến sĩ lái xe mà ta bắt gặp trong thơ của Phạm Tiến Duật. “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi” Không những thế công việc của họ lại càng ngày càng nguy hiểm, họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình dưới con mắt “cú vọ của giặc Mỹ”. Sau mỗi trận bom họ phải lao ra trọng điểm để “đo khối lượng đất đá, san lấp mặt đường, đánh dấu vị trí những quả bom chưa nổ nếu cần thì phá bom”. Đó là một công việc nguy hiểm có khi cận kề với cái chết, “thần chết là một tay không thích đùa, hắn ta lẩn trong ruột của những quả bom”, làm công việc ấy thần kinh ta luôn căng thẳng đòi hỏi phải có lòng dũng cảm và sự bình tĩnh: “Có ở đâu như thế này không thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp nhịp điệu, xung quanh có nhiều quả bom cưa nổ, nó có thể nổ bây giờ, có thể nổ chốc nữa nhưng nhất định sẽ nổ”. Có thể nói công việc vô cùng nguy hiểm nhưng với các cô thì đây là việc hết sức bình thường. Chính trong hoàn cảnh gian khổ ác liệt ấy những phẩm chất đáng quý của các cô gái dần được bộc lộ. Trước hết họ đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở tuyến đường trường Sơn, đó là tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ và lòng dũng cảm không sợ hi sinh. Theo tiếng gọi của Tổ Quốc họ phải lên đường và khi đã lên đường là phải hoàn thành tốt nhiệm vụ với họ những ai phải ngồi trực điện thoại trong hang là một cực hình, có bao nhiêu trái bom chưa nổ họ không cần ai giúp mà phân công nhau phá cho hết “tôi một quả bom trên đồi, Nho hai quả bom dưới lòng đường, chị Thao một quả dưới chân cái hầm Barie cũ. Đặc biệt tinh thần dũng cảm của các cô gái trẻ được bộc lộ rõ nét trong những lần phá bom. Mặc dù không phải đối mặt trực tiếp với kẻ thù nhưng các cô phải đối mặt với thần chết do kẻ thù ném bom xuống. Trong những lúc như vậy họ đã suy nghĩ gì và làm như thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ? Chiến thắng thần chết”. Bản thân vốn là nữ thanh niên xung phong nên Lê Minh Khuê tỏ ra am hiểu sâu sắc, miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện. Nhất là Phương Định, trong một lần phá bom, một mình Phương Định phá quả bom trên đồi quang cảnh vắng lặng đến phát sợ, lẽ ra Phương Định phải đi khom người nhưng sợ các anh cao xa có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt nhìn thấy từng hành động cử chỉ của mình nên Phương Định cứ: “Đàng hoàng mà bước tới” và thế là lòng dũng cảm củ cô đã được kích thích bằng sự tự trọng. Khi đến gần quả bom, từng cảm giác của cô cũng trở nên sắc nhọn hơn, cô bình tĩnh trong các thao tác chạy đua với quả bom “thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào vỏ bom một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí, vỏ quả bom nóng một dấu hiệu chẳng lành” Thế nhưng Phương Định vẫn không hề run tay, vẫn tiếp tục công việc” tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào châm ngòi, dây mìn dài cong mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy vào chỗ ẩn lấp của mình, cuối cùng là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Điều đáng chú ý là công việc khủng khiếp không chỉ diễn ra một lần trong ngày mà nó diễn ra thường xuyên quen rồi một ngày chúng tôi phá bom đến 5 lần ngày nào ít cũng 3 lần. Những lúc phá bom Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng đó chỉ là một cái chết mờ nhạt không cụ thể cái chính là bom có nổ hay không. Đó chính là tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, là lòng quả cảm vô song, một ngày trong những năm tháng trường Sơn của các cô là như vậy. Những trang sử Trường Sơn không thể quên đi một ngày như thế, không chỉ có lòng dũng cảm trong công việc họ còn gắn bó với nhau trong tình đồng đội. Điều này được thể hiện sâu sắc trong một lần phá bom Nho bị thương Phương Định và chị Thao đã chăm sóc cho Nho như một người em gái. Phương Định “tôi bế Nho lên, rửa vết thương cho Nho bằng nước đun sôi, tiêm thuốc cho Nho”, còn chị Thao lo cuống cuồng không chỉ vậy với Phương Định mỗi lần đồng đội đi làm nhiệm vụ ở ngoài cao điểm là cô lo lắng và căng thẳng. Đặc biệt cô dành tình cảm yêu mến khâm phục những chiến sĩ hàng đêm cô gặp trên con đường ra mặt trận đối với cô: “Những người đẹp nhất, thông minh, can đảm, cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”. Mang vẻ đẹp của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở họ còn có những nét chung rất đáng yêu của những cô gái trẻ dễ xúc cảm, mơ mộng, trong sáng. Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay trong hoàn cảnh ác liệt: Nho thích ăn kẹo, chị Thảo thích chép bài hát, thích thêu thùa, còn Phương Định thích ngắm mắt mình trong gương và ngồi bó gối mơ màng và chỉ cần mưa đá thoáng qua cũng khiến họ vui thích cuống cuồng, những niềm vui của con trẻ. Những cảm xúc hồn nhiên ấy như nguồn sống, như điểm tựa giúp họ thêm vững vàng để họ vượt qua những khó khăn gian khổ. Dù sống trong một tập thể nhỏ rất gắn bó với nhau nhưng mỗi người vẫn có một nét cá tính. Nho có nét trẻ trung xinh xắn “trông nó mát mẻ như một que kem trắng” đồng thời cũng rất hồn nhiên. “Nho thích tắm suối, dù biết khúc suối ấy đang có bom nổ chậm” hồn nhiên nhưng cô vẫn rất kiên định dũng cảm khi Nho bị thương không hề rên la, không muốn đồng đội phải lo lắng cho mình. Còn Phương Định là cô gái thành phố rất nhạy cảm và hay quan tâm đến hình thức của mình. Đặc biệt cô thường sống với những kỉ niệm vì thế khi trận mưa đá thoáng qua là tất cả những kỉ niệm về gia đình, về thành phố thân yêu sống dậy trong lòng cô một cách say sưa tràn đầy. Cuối cùng chị Thao là đội trưởng từng trải hơn, không còn hồn nhiên như hai người đồng đội nhưng cũng không thiếu những khát khao những rung động tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu, thấy vắt. Những nét riêng đó làm cho nhân vật hiện lên một cách sống động và đáng yêu hơn hơn. Có thể nói ngòi bút của Lê Minh Khuê rất thành công trong việc làm nổi bật vẻ đẹp của những nữ thanh niên xung phong. Điều đầu tiên là tác giả đã chọn một trong ba nhân vật là Phương Định kể lại câu chuyện làm cho nó vừa chân thật nhưng cũng hết sức khách quan. Đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật rất xuất sắc. Như vậy, bằng việc chọn ngôi kể thứ nhất, khắc học nhân vật qua lời nói, hành động đồng thời sự am hiểu tâm lý nhân vật Lê Minh Khuê đã khắc họa tâm hồn trong sáng hồn nhiên và tính cách của Nho, Phương Định và chị Thao – những nữ thanh niên trong truyện: “Những ngôi sao xa xôi”. Qua họ Lê Minh Khuê đã giúp người đọc hình dung rõ vẻ đẹp của thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Họ sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh nhưng vô cùng lạc quan dũng cảm. Họ tiêu biểu cho thế hệ thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dạy tương lai”

25 tháng 5 2021

"Ngắm trăng" - Hồ Chí Minh

25 tháng 5 2021

bài: ngắm trăng

25 tháng 5 2021

 Thamkhao

Phần 2:Tạo lập văn bản

Câu 1

Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân trọng và một trong những điều ấy đó chính là tình cảm gia đình .Vậy đã có ai tự hỏi mình rằng tình cảm gia đình là gì chưa và tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến như vậy? Bởi tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên con đường kiếm tìm hạnh phúc. Nhưng đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm quý báu ấy, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng đón lấy mình, mình đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc mỗi sáng, một bữa cơm ấm cúng ,…, chỉ những việc làm nhỏ đó thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này.


Câu 2

1/ Giới thiệu chung:

- Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ quân đội, đã được giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ 1972 – 1973, một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.

- Tập thơ Ánh Trăng của ông được tặng giải A của Hội Nhà Văn Việt Namnăm 1984. Trong đó, có bài thơ mà tựa đề dùng làm nhan đề cho cả tập thơ : Ánh Trăng. Bài thơ là một câu chuyện riêng nhưng có ý nghĩa triết lý như một lời tự nhắc nhỏ thấm thía của nhà thơ đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước và đồng đội: "Vầng trăng ngời tỏ trên bầu trời kia gợi lại cả một thời trong quá khứ và đặc biệt làm cho tâm hồn thi nhân bừng tỉnh và trở về với chính mình". Nội dung đó được nói lên một cách rất tập trung trong ba khổ thơ cuối.

2/ Phân tích:

a/ Khổ 1:

- Miêu tả sự kiện, nêu lên hoàn cảnh xuất hiện bất ngờ của vầng trăng tròn – hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên trong thời quá khứ khi nhân vật trữ tình còn trong tuổi niên thiếu, khi trưởng thành và gia nhập bộ đội. Và đó là vầng trăng tri kỷ và tình nghĩa. Nhưng do hoàn cảnh cuộc sống, từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương, vầng trăng đã rơi vào quên lãng.

- Trong hoàn cảnh đặc biệt, bất ngờ: đèn điện tắt, phòng buyn-đinh tối om, nhân vật trữ tình đã bất ngờ nhìn thấy “đột ngột vầng trăng tròn”. Lời thơ giản dị, cách ngắt nhịp quen thuộc nhưng gợi được xúc cảm bất ngờ trong lòng nhân vật trữ tình khi nhìn thấy vầng trăng.

b/ Khổ 2:

- Vầng trăng trở thành một biểu tượng gợi lại quá khứ tình nghĩa giữa con người và trăng, con người và thiên nhiên trong tư thế mặt người nhìn mặt trăng. Trong phút giây mặt đối mặt, lòng nhân vật trữ tình tràn ngập hình ảnh của quá khứ tình nghĩa thuở sống ở ruộng đồng, sông ngòi và rừng bể…

- Lời thơ vẫn tiếp tục giản dị nhưng có sức biểu cảm lớn gợi những nỗi niềm rưng rưng xúc động về quá khứ. Từ  “như”, từ “là” của phép điệp ngữ kết hợp với những từ ngữ thể hiện không gian sống quen thuộc của thời quá khứ (đồng, bể, sông, rừng) làm cho giọng thơ có sắc thái dồn dập, mạnh mẽ như xúc cảm đầy ắp đang trào dâng trong lòng nhân vật trữ tình.

c/ Khổ 3:

- Quá khứ hồn nhiên, tình nghĩa đã thức tỉnh tâm hồn thi nhân đưa nhân vật trữ tình trở về đối diện với chính mình và nhận ra mình là “người vô tình” đã có một thời vì cuộc sống, vì hoàn cảnh ấm êm mà trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Đối diện với vầng trăng bao dung, một vầng trăng “tròn vành vạnh, im phăng phắc”, không lời buộc tội nhưng đủ để cho nhân vật trữ tình “giật mình” thấm thía với lỗi lầm, đã hờ hửng và bội bạc với những kỷ niệm thân thương của mình.

- Lời thơ vừa gợi hình vừa biểu cảm gợi tả vẻ đẹp của vầng trăng, vẻ đẹp của quá khứ thân thương. Lời thơ giản dị nhưng trữ tình và giàu ý nghĩa triết lí. Nó gợi cho con người đạo lý thủy chung, uống nước nhớ nguồn .

3/ Đánh giá:

- Ba khổ thơ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình. Giọng điệu thơ tâm tình của thể thơ năm chữ được thể hiện với một nhịp thơ đặc biệt: khi thì trôi chảy tự nhiên nhịp nhàng theo lời kể, khi ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng suy tư. Ba khổ thơ có giọng điệu chân thành, truyền cảm, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

- Ba khổ thơ chỉ là một phần của bài thơ nhưng là một phần có ý nghĩa, với hình ảnh vầng trăng ngời tỏ trên bầu trời nhưng lại gợi được cả một thời quá khứ đầy cảm động, làm cho tâm hồn thi nhân bừng tỉnh, trở về với chính mình trong suy tư sâu lắng, trong ân hận thiết tha, nhắc nhở đến đạo lý sống thủy chung, tình nghĩa vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Bài thơ khép lại nhưng dư ba của cảm xúc và suy nghĩ vẫn còn vương vấn lòng người đọc hôm nay và mai sau

25 tháng 5 2021

Giúp em phần đọc hiểu với ạ

 

25 tháng 5 2021

Bài Những ngôi sao xa xôi 

25 tháng 5 2021

a) Đoạn văn là cảm nhận của Phương Định về một không gian thanh bình, mát lành trong một cơn mưa đá đối lập với sự hủy diệt, tàn phá của chiến tranh; những hình ảnh của một tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng lung linh trong dòng hoài niệm.

25 tháng 5 2021

Tham Khảo !

Trường học là nơi đào tạo tầng lớp trí thức trẻ cho nước nhà, nó quyết định vận mệnh của đất nước trong tương lai. Và nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục luôn nặng nề vì không những đào tạo kiến thức mà còn cả đạo đức con người. Tuy nhiên, đạo đức của tầng lớp trẻ hiện nay, hay cụ thể hơn là các em học sinh, đang xuống cấp trầm trọng. Ðiều đó được thể hiện qua cách ứng xử hằng ngày của các em học sinh trong trường, lớp của mình.

 

Nhận định về vấn đề văn hoá ứng xử học đường hiện nay, bà Phạm Thị Thuý, nhà xã hội học, nhà giáo, nhà tâm lý học, cho rằng: “Văn hoá ứng xử học đường ở Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ. Quá nhiều hành vi thiếu văn hoá của học sinh. Văn hoá học đường đang xuống cấp trầm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của cả một nền giáo dục!”. Xét từ nền văn hoá ứng xử của ông cha ta xưa, có rất nhiều câu nói mà đến giờ vẫn được xem là những chuẩn mực đạo đức:

 

"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe"

Hay:

"Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

 

Và sâu sát hơn trong nhà trường, mối quan hệ giữa thầy – trò luôn được đặt ra trong những đạo lý cần có của người học sinh mà dân tộc ta luôn lưu giữ hơn 4.000 năm nay, như: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy), “Tôn sư trọng đạo” hay những câu nói luôn hiển hiện trong các trường học như “Tiên học lễ, hậu học văn”… Không phải ngẫu nhiên mà người xưa bàn đến vấn đề ứng xử của “quân – sư – phụ” (vua – thầy – cha), nghĩa là đề cao vai trò của người thầy, xem thầy quý trọng như kính vua, kính cha.

 

Và đã có rất nhiều việc thể hiện quan niệm này như người thầy mình mất, học trò đôi khi còn đội tang như mất cha, mất mẹ. Trong cách cư xử, giao tiếp hằng ngày giữa trò và thầy cũng có những quy tắc chuẩn mực như: mỗi khi muốn hỏi thầy hoặc trao đổi vấn đề gì phải thưa gửi lễ phép đàng hoàng. Ðứng trước mặt thầy phải ăn mặc chỉnh tề, nói năng nhã nhặn, gặp thầy phải cúi chào từ xa, khoanh hai tay trước ngực, khi nào thầy trả lời mới dám ngước mặt lên…

 

Nhưng ngày nay, học sinh của ta không thể làm đủ lễ nghi với thầy, cô mà lại còn xuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ, thiếu sự tôn trọng với thầy cô. Ví dụ như: cách chào của học trò khi gặp thầy cô, các em vừa đi thậm chí là chạy ù ù qua thầy, cô vừa chào “cô ạ!”, “thầy ạ!” để… tiết kiệm từ, rồi cười hô hố rất phản cảm, làm cho giáo viên chẳng thể hiểu học trò chào mình hay chào ai? Sau lưng học trò gọi thầy, cô mình là ông nọ, bà kia, tệ hại hơn là gọi bằng đại từ nhân xưng “nó”. Khi làm bài kiểm tra không tốt, bị thầy cho điểm kém không vừa ý, học trò sẵn sàng lôi bài kiểm tra ra xé trước mặt thầy, cô để tỏ thái độ. Hay một số em cãi lại lời giáo viên khi bản thân có lỗi, bị phê bình; là không đứng dậy chào giáo viên khi họ vào lớp; là trả lời câu hỏi của giáo viên một cách cộc lốc, thờ ơ cho qua; là không đứng dậy trả lời câu hỏi xây dựng bài khi giáo viên yêu cầu; là vào, ra lớp học không xin phép…

 

Ngoài lớp học, khi ra đường, một số học sinh gặp không chào thầy cô, không nhường đường cho thầy cô đi qua, một số học sinh còn dùng những từ ngữ không tôn trọng khi bàn luận với nhau về tính cách của thầy, cô; tệ hại hơn nữa là trên những trang mạng xã hội: facebook, zalo… các em sẵn sàng chia sẻ những dòng status đối với những người đã dạy dỗ mình rất khiếm nhã hay không muốn nói là thô bỉ, là thiếu văn hoá.

 

Ngoài ra, cách ứng xử giữa học sinh với nhau lại còn nhiều vấn đề bất cập hơn nữa. Ðối với bạn của mình, các em gọi nhau bằng những từ lóng, sẵn sàng gây gổ, đánh nhau chỉ vì hiềm khích nhỏ, các em có thể lôi tên cha mẹ của bạn mình ra rêu rao bất cứ lúc nào, nơi nào khi các em thích, buông ra những tiếng chửi thề ngay khi có mặt bạn bè và thầy, cô ở đó…

 

Thực trạng chua xót trên đặt ra cho tất cả chúng ta vấn đề là làm cách nào để cải thiện, thay đổi nó? Ðó là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của phụ huynh và của các thầy, cô giáo đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.

25 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Học sinh la những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước,thái độ của họ rất quan trong đến việc rèn luyện nhân cách của bản thân, sự phát triển bền vững của đất nước, xa hơn nữa là luôn được các nước trên thế giới muốn đặt mối quan hệ, bảo vệ sau này. Thấy được thái độ cư xử của người trẻ phải biết hòa đồng với mọi người, biết lịch sự với mọi người, nhưng giới trẻ ngày nay không phải ai cũng làm tốt việc đó, họ chưa có thái độ cư xử đúng mực, đó là điều họ nên được thức tỉnh, hướng vào đúng giá trị đạo đức chuẩn mực của xã hội ta.

 

Ứng xử có thể hiểu được là cả tổng hợp không chỉ một quá trình giao tiếp, xử lí thông tin, giải quyết vấn đề bằng cách nói, hành động cử chỉ đúng mực, khả năng truyền đạt thông tin, cảm xúc của bản thân với người khác, và với nhiều người trong cộng đồng. Chuẩn mực trong cách ứng xử được nhắc nhiều ở đây nó có nghĩa là phải có lòng tự trọng , lịch sự và khiểm tốn để vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói.Cái “văn hóa” ở đây cũng nên hiểu là cách ăn nói đúng đắn, thái độ trong cả cử chỉ và ngôn từ hợp lý, hợp hoàn cảnh, ra mình là người có học thức, nên việc “ứng xử có văn hóa “cũng là khi con người ta biết nói dễ dàng đưa vào tai người khác. Vậy nên có thể thấy được một cách ứng xử mà biểu hiện của nó đi ngược lại với những điều trên thì không thể chấp nhận được nó là một sự văn hóa. Lối nói khó nghe, thô tục, buông những lời nói mà vô tình làm đau lòng, tổn thương đến người nghe vì do nguyên nhân chủ quan như không kiềm chế được cảm xúc của bản thân, không rèn luyện cho mình sự đúng mực trong cách cư xử ngay từ đầu, sống trong hoàn cảnh không được phù hợp…

 

Ở thế hệ học sinh những mầm non trẻ của đất nước, ta được nhà trường, thầy cô, bố mẹ, người thân, cả cộng đồng chú trọng việc rèn luyện thái độ ứng xử phù hợp, sống biết lẽ phải, không được văng tục chửi bậy, nếu không tuân thủ theo những nội quy vô hình hay hữu hình thì ta sẽ đối diện với những hình thức kỉ luật tùy mức độ. Có thể khẳng định rằng thái độ ứng xử chính là thước đo cho học sinh ngoan, hay dở. Ta có thể chiêm nghiệm được rằng những học sinh tốt, sẽ là những con người chăm ngoan, thái độ ứng xử phù hợp với độ tuổi, được người lớn quan tâm rèn giũa trở thành con người có nếp sống tốt, biết ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ, thầy cô vì chỉ có như thế các em mới thành người tốt sau này, và đương nhiên đi kèm đó sẽ luôn được bạn bè thương yêu, thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng.

 

Một điển hình của người học sinh có thái độ ứng xử tốt thật đáng quý là sống hòa đồng với bạn bè, nói năng có tính khiêm tốn, cởi mở với bạn bè, không hề văng tục chửi bậy, và ta có thể thấy được những em học sinh rèn cho mình được biết học sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi. Chan hòa, biết cư xử đúng,biết yêu thương cả qua hành động và lời nói, không đành hanh,không lớn tiếng quát tháo , chành chọe với các em nhỏ hơn mình.

 

Nhưng bên cạnh đó trước hoàn cảnh, không chú tâm rèn luyện ứng xử, không được sự quan tâm của người lớn đúng mực,phải tiếp xúc với quá nhiều những vấn đề xã hội, những điều không hay trên thứ mạng Internet qua sớm… đã vô tình làm cho một số bộ phận học sinh đã không biết giữ mình, các bạn nhanh chóng để tâm hồn mình bị lấm bẩn bởi những thứ không tốt, thành thử ra chính thái độ cư xử của các bạn cũng đã phản ánh được điều đó, thật đáng buồn khi nó đang trở thành một vấn đề nan giải khi nhiều bạn vẫn chưa được hiểu rõ về cach cư xử của bản thân để chỉnh lý để phát triển bản thân theo chiều hướng tốt. Đúng như dân ta có câu “cái xấu thì nhiễm rất dễ, cái tốt thì khó”.Rồi cũng khó có thể chấp nhận sự thực rằng, những nền văn hóa giao tiếp đã mất dần khi con người ta học nhiều mà thấm vào người thì chẳng được bao nhiêu.

 

Có những học sinh dù khoác trên mình màu áo trắng tinh khôi, trong sáng, vẫn đang được rèn luyện trong cùng một môi trường giáo dục nhưng không phải ai cũng biết cư xử đúng mực, ứng xử tốt, ở đây cũng không khó gặp những học sinh nói năng, ứng xử khiến chúng ta không hài lòng. Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn nói vô cùng bất lịch sự, hành động côn đồ, hung hăng với bạn bè, giáo viên, vô lễ với bố mẹ, gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh. Có thể thấy được những người như vậy hiếm có được những mối quan hệ tốt, với những người thành công, với bạn bè, thầy cô thì sẽ ít tiếp xúc, khó có được sự giáo dục tử tế vì thái độ bất hợp tác, nhưng nếu càng ít được giáo dục các bạn đó sẽ càng dễ tiến đến một hậu quả mà chúng ta khó có thể lường trước được.

 

Vì vây, cả xã hội, các gia đình, nhà trường, bạn bè nên chỉ ra cho các bạn rằng các phải hình dung ra được con người sau này của mình nếu không muốn trở thành người không có ích cho xã hội, thành phần đáy của xã hội, thành phần bợm chợm, xã hội đen không hề được ủng hộ trong một xã hội văn minh, không có thể giữ được chức vụ tốt, tiền lương tốt trong một xã hội phát triển nhưng cũng gắn với yêu cầu chuẩn mực đạo đức dù cơ bản nhất cũng phải cao.

 

Qua đó mới thấy hết được việc rèn luyện ứng xử cho không chỉ thế hệ trẻ, mọi người là rất quan trọng, là việc làm rất cần cho chúng ta nên sớm ý thức, hành động ngay bây giờ. Bản thân em, em thấy được vị trí của mình sau này là một trong những chủ nhân tương lai của đất nước phải ra sức rèn luyện cách ứng xử với mọi người, ăn nói dễ nghe, cùng nhau học tập để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời nói bất lịch sự, hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn.

 

Em thấy được rằng Việc “ứng xử có văn hóa” không chỉ làm đẹp mặt cho bản thân mà còn cho người khác cái cảm giác vui và tự ban cho mình một niềm tin tưởng với người khác khi ta tiếp xúc, em sẽ thực hiện tu dưỡng rèn luyện thói quen ứng xử tốt, có chuẩn mực từ bây giờ, phát huy nó như một người tuy học nhiều nhưng vẫn mang trong mình sự tôn trọng những điều gọi là bản sắc văn hóa đơn giản nhất – văn hóa giao tiếp vì nó rất cần cho sự phát triển trong tương lai của em sau này.