KỂ TÊN CÁC ĐÔ THỊ LỚN CỦA THẾ GIỚI
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hoạt hình đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày đặc biệt là với tâm hồn trẻ thơ. Đối với tôi, lọ lem để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất. Tôi đã từng xem đi xem lại nó rất nhiều lần nhưng vẫn không nhàm chán bởi vì nội dung cuốn hút. Bộ phim là câu chuyên cổ tích về cuộc đời cô gái nghèo, trẻ. Tên cô ấy trùng tên với tên bộ phim. Cô là con nuôi của một gia đình gồm mẹ kế và hai cô con gái của bà. Lọ lem xinh đẹp, chăm chỉ, thong minh và tốt bụng nhưng cô luôn phải làm việc nhà mọi lúc mà không chút thời gian nghỉ. Mẹ kế và các chị đối xử tệ bạc với cô và họ thậm chí chẳng làm gì ngoài ăn mặc đẹp và vui chơi trong vườn nhà. Một ngày, đức vua ngỏ ý muốn cưới vợ cho hoàng tử và lọ lem thực sự muốn tham gia vào vũ hội hoàng gia này. Tuy nhiên, mẹ kế không cho phép cô đi và buộc cô ở nhà. May mắn thay, có một bà tiên tốt bụng đột nhiên xuất hiện và hoá pép choc ô một chiế váy lộng lẫy. Với cơ hội đầy ma thuật này, lọ lem và hoàng tử gặp nhau, yêu và sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi về sau. Về phần mẹ kế và hai cô chị, họ phải trả giá cho lỗi lầm và sự tàn án của họ. Câu chuyện dạy con người về luật nhân quả trong cuộc sống. Nếu chúng ta sống có ý nghĩa và tốt đẹp thì chúng ta sẽ thành công và nhận được nhiều yêu thương. Ngược lại, nếu cư xử không tốt và sống không có tình người thì tất cả những gì ta nhận lại là ghen ghét và quả báo. Mặc dù lọ le là phim hoạt hình dành cho trẻ em, nó chứa đựng ý nghĩa sâu sắc và bài học về sự tử tế cho cả người lớn. Bộ phim xuất hiện từ rất lâu nhưng vẫn đứng vững trong hiện tại bởi nó dự đoán chính xác về những hiểm hoạ tình người và tình yêu trong xã hội hiện đại.
\(f\left(x\right)=x+\frac{2}{x^2}+2\)
Áp dụng BĐT AM-GM cho 2 số \(\frac{2}{x^2};2\)
\(x+\frac{2}{x^2}+2\ge x+2\sqrt{\frac{2.2}{x^2}}=x+\frac{4}{x}\)
Áp dụng BĐT AM-GM cho 2 số \(x;\frac{4}{x}\)
\(x+\frac{2}{x^2}+2\ge x+\frac{4}{x}\ge2\sqrt{\frac{x.4}{x}}=2.2=4\)
Vậy \(f\left(x\right)\ge4\)
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.
Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai
Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...
Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...
Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...
(Ngắm trăng)
Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.
Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:
Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)
Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.
Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.
Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai
Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...
Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...
Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...
(Ngắm trăng)
Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.
Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:
Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)
Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.
Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.
Thương mẹ khuya sớm tảo tần
Chăm lo cuộc sống, đỡ đần con thơ
Gác bao hoài niệm ước mơ
Vì đàn con trẻ, dại khờ, thơ ngây
Bán buôn gồng gánh đêm ngày
Đôi vai trĩu nặng, hao gầy xót thương
Mẹ đi qua khắp phố phường
Đôi chân bé nhỏ, phi thường vì con
Trời mưa, trời nắng mỏi mòn
Tháng ngày cơ cực, vẫn còn nơi đây.
Cha là điểm tựa dòng đời
Niềm tin vững chắc, rạng ngời cho con
Bao lời dạy bảo sắc son
Điều hay lẽ phải, chẳng mòn chẳng phai
Dạy con ý chí đời trai
Trưởng thành, chín chắn, tương lai vững vàng
Dạy con chuẩn mực đàng hoàng
Sống cho phải đạo, chớ màn xấu xa
Con xin ghi nhớ lời Cha
Công Cha như núi, đậm đà tình thân.
Ai sinh ra trên đời cũng được sống trong sự bao bọc, tình yêu thương vô bờ bến của người thân trong gia đình. Ở đó có ông ba, cha mẹ, anh chị em và những người luôn đùm bọc chở che. Đối với em ông nội luôn là người em đáng kính nhất trong gia đình mình.
Năm nay ông nội 70 tuổi. Dù đã đến tuổi gần đất xa trời nhưng ông vẫn rất minh mẫn và nhanh nhẹn trong mọi sinh hoạt thường ngày của đời sống. Khuôn mặt ông vuông hình chữ điền và rất góc cạnh, em thường hay đùa rằng “ ông ngày xưa chắc đẹp lắm bà nhỉ !”. Thế nhưng để lại sự in dấu của thời gian là hai gò má nhô cao, khuôn mặt hơi bóp lại. Đổi lại nước da hồng hào vẫn còn in dấu trên khuôn mặt đầy sự phúc hậu ấy. Tóc ông bạc trắng tựa như một ông tiên, ông bụt bước ra từ câu chuyện cổ tích ngày xưa ra. Thêm vào đó là cặp râu bạc trắng lại tô thêm phần đẹp lão cho nội. Qua năm tháng, qua bao ngày dãi nắng dầm mưa tảo tần gáng vác gia đình xưa kia mà giờ đây da ông bắt đầu điểm những vết đồi mồi trên mặt, tay, chân. Đôi chân vẫn còn đi lại rất tốt những ngày một thêm yếu đi, đôi bàn tay thì xương xương, bé gầy ghi ấn bao sự vất vả của cuộc đời.
Ông rất hiền lành và luôn yêu thương con cháu, mọi người trong gia đình. Những lúc rảnh rỗi ông thường hay giúp đỡ mọi người hết sức có thể công việc chung cũng như trong gia đình nói riêng. Nếu thấy con cháu học tập, làm việc mệt mỏi thì nội sẽ góp một tay giúp đỡ những công việc từ cái nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống: quét nhà, rửa bát... Hay ngay cả khi đã có tuổi nhưng nội vẫn rất tích cực tham gia các hoạt động, phong trào ở trong làng, xã. Thế nên sức khỏe dẻo dai của nội không phải bông dưng mà có được, thứ sức khỏe khiến bao người phải trầm trồ và ghen tị khi về già. Hoạt động sôi nổi, góp tay nhiệt tình vào các công tác xã hội của làng xóm, tốt bụng giúp đỡ mọi người nếu có thể, thế nên ông nội em rất được mọi người xung quanh ai cũng yêu quý và kính trọng. Đó là điều em cảm thấy rất đáng kính và tự hào về ông.
Sáng sớm hằng ngày dậy ông thường dắt con Ki Ki nhà em đi cùng ra chỗ công viên gần nhà tập thể dục và đi dạo ngay khi cả nhà còn chìm trong giấc ngủ say. Có đôi lúc ông còn chu đáo chuẩn bị cả bữa sáng cho gia đình để giúp con cháu trong nhà chuyên tâm chu đáo học tập và công việc hơn. Những buổi chiều, trời đẹp ông cũng hay dẫn em ra công viên và đi vòng quang, nói chuyện, hỏi han mọi chuyện về học tập, bạn bè ở trường như thế nào. Những phút giấy ấy thực sự là lúc khiến tâm hồn em thoải mái và sảng khoái sau những tiết học căng thẳng trên lớp. rồi hai ông cháu thỉnh thoảng lại ra ngồi ghế đá, làm vài ván cờ tiếng, tiếng cười đùa, “chặn nước” rộn rã rất vui vẻ, thoải mái.
Gần đây sức khỏe ông ngày một yếu, em rất thương ông, hầu như chiều nào đi học về em cũng chạy vào phòng để đám bóp cho ông, tâm sự với ông để xua bớt đi nỗi đau về bệnh tật cho nội. kể những câu chuyện vui, bông hoa điểm mười luôn là những liều thuốc hữu hiệu mỗi khi em cạnh ông.
Em rất thương ông và mỗi ngày đều cố gắng học tập để không phụ lòng ông nội. Hứa sẽ chăm chỉ học hành để trở thành con ngoan trò giỏi như mong muốn của nội
Nếu có điều ước, em chỉ ước nội được mãi mãi mạnh khỏe sống và quây quần bên con cháu và gia đình. Một người ông nội, người bạn, người cha, và tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
Trong nhà ai cũng thương yêu tôi nhưng ông là người thương yêu tôi nhất. Tôi rất quý ông. Dù giờ đây ông không còn trên cõi đời này nữa. Bây giờ tôi đã lớn khôn nhưng tôi mong mình được bé lại để ông ôm ấp, vỗ về, được nghe các câu chuyện cổ tích mà tin vào đó. Tôi ước mình có phép tiên giống như các nhân vật cổ tích để hoá phép cho ông trở lại cõi đời. Tôi còn nhớ …
Ông tôi là một bộ đội đã về hưu, ông cũng đã bước qua tuổi bảy mươi rồi. Dáng ông cao, gầy, lưng hơi còng. Gương mặt ông hiền từ, trên da mặt nổi nhiều đồi mồi. Tuy đã già nhưng mắt ông vẫn còn tinh lắm. Hồi đó tôi rất thích được ông cõng trên lưng để ông làm ngữa cho tôi cỡi. Tôi để ý thấy trên vai ông có một cục u nhỏ. Tôi đã hỏi ông về cục u đó, ông bảo khi còn trẻ ông hay làm việc nặng, gánh nhiều đồ, cho nên dần dần cục u đó nổi lên, nó đạ theo ông suốt từ thời trai trẻ tới bây giờ. Tôi không hề thấy sợ nó mà còn lấy tay xoa xoa chỗ khối u. Nhưng tôi đâu ngờ nó lại chính là nguyên nhân khiến tôi phải xa ông.
Có lẽ trong nhà, tôi là người gần gũi với ông nhất, lúc nào tôi cũng bám theo ông như cái đuôi bóng, nghe ông kể chuyện cổ tích. Tôi rất thích theo ông ra vườn. Cái vườn do ông dựng lên, ông trồng biết bao là cây, nào là cây ăn quả, cây hoa, cây kieng,…^? Ông rất hay bắt sâu và tỉa cành cho cây. Ông còn dạy tôi cách chăm sóc nữa cơ. Điều làm tôi thích nhất ở khu vườn là những quả chín. Mỗi lần tới mùa quả chín ông lại khều cho tôi ăn. Tôi rất sung sướng khi nhận chùm quả từ tay ông. Cái vị ngọt cùa quả cũng giống như tình yêu thương mà ông dành cho tôi.
Rồi tôi lên lớp một, ba mẹ tôi chuyển nhà vào thành phố làm ăn, để tôi ở lại với ông bà. Lúc đầu tôi rất nhớ ba mẹ và rất hay khóc. Ông đã rất khổ vì tôi, vì những lúc nhớ mẹ mà tôi không ăn uống, không đi học mà chỉ ngồi một chỗ mà khóc. Bà tôi cũng thương tôi nhưng vốn nóng tính bà đạ mắng tôi. Ông tôi tuy hiền lành nhưng vẫn nói lại bà, ông bênh tôi. Ông nói tôi còn nhỏ, cần được bảo ban từ từ. Thế rồi ông o6nm tôi vào lòng, vỗ về an ủi tôi. Từ đó tôi đã không khóc nữa, chịu ngoan ngoãn vâng lời ông bà. Ông chăm sóc tôi từng li từng tí, đến trường đón tôi, có món gì ngon ông cũng cho tôi, nấu nước cho tôi tam,…(' Dường như tình yêu của ông đã làm tôi quên đi mẹ. Tuy cũng nhớ mẹ nhưng mỗi lần mẹ về thăm, tôi không còn quấn quýt với mẹ như trước nữa. Thế mà chỉ một buổi đi tham quan với trường mà tôi đã thấy nhớ ông, chỉ muốn quay về ngay.
Rồi năm tôi lên lớp sáu, ba mẹ tôi về ở gần nhà ông, tôi dọn về ở với ba mẹ. Vì bận học, bận làm và mải chơi quá nên ít qua thăm ông. Nhiều lúc ông nhơ ùtôi quá nên qua thăm tôi. Ông hỏi tôi sao không sang thăm ông. Tôi hứa với ông sẽ sang ông nhiều hơn. Nhưng tôi chưa kịp thực hiện lời hứa thì ông phải vào bệnh viện. Nghe bác sĩ nói ông bị ung thư, lí do là khối u trên lưng ông. Bác sĩ nói ông không thể chữa được nữa và ông chỉ còn sống được mấy tháng nữa thôi. Nghe vậy tôi thấy sợ vô cùng. Tôi đã từng nhĩ tới việc phải xa ông mãi mãi. Nhưng rồi chuyện ấy bây giờ lại đến với tôi. Tôi sắp phải xa ông. Tôi hối hận vì đã mải chơi mà không qua thăm ông. Từ đó mỗi lúc đi học về là tôi cứ quấn quýt bên ông.
Tôi cố gắng chăm sóc ông thật tốt. Thế rồi một bữa tôi đi học về thấy trong nàh đông người, tôi linh cảm có chuyện không hay. Bước vào thì nghe mẹ bảo ông sắp đi rồi. Tôi oà lên khóc và nhào tới nên giường ông. Ông nở một nụ cười mãn nguyện bảo tôi hãy cố gắng học hành, vâng lời cha mẹ. Tôi vâng dạ theo ông. Ông nhìn con cháu lần cuối rồi thanh thản ra đi. Trong đám tang ông tôi đã khóc rất nhiều. Và sau đó tôi không thể nào chấp nhận được sự thật này. Hình ảnh ông vẫn còn trong tim tôi.
Bây giờ tôi đã lớn khôn, đạ trưởng thành rồi. Ông tôi vẫn luôn ở trong lòng tôi, Mỗi lần về lại khu vườn tôi vẫn thấy hình bóng ông vẫn còn ở đó. Giờ đây tôi bắt đầu suy nghĩ về điều mà tôi hứa với ông năm ấy. Sẽ cố gắng học giỏi và vâng lời cha mẽ như lời ông đã dặn.
10 siêu đô thị lớn nhất thế giới hiện nay và dự báo dân số năm 2025, theo số liệu của Liên Hợp Quốc:
1. Tokyo, Nhật Bản. Dân số 2010: 36,7 triệu người.
Dự báo dân số năm 2025: 37,1 triệu người.
2. Delhi, Ấn Độ. Dân số 2010: 22,2 triệu người.
Dự báo dân số năm 2025: 28,6 triệu người.
3. Sao Paulo, Brazil. Dân số 2010: 20,3 triệu người.
Dự báo dân số năm 2025: 23,7 triệu người.
4. Mumbai, Ấn Độ. Dân số 2010: 20 triệu người
Dự báo dân số năm 2025: 25,8 triệu người.
5. Mexico City, Mexico. Dân số 2010: 19,5 triệu người.
Dự báo dân số năm 2025: 20,7 triệu người.
6. Thành phố New York, Mỹ. Dân số 2010: 19,4 triệu người.
Dự báo dân số năm 2025: 20,6 triệu người.
7. Thượng Hải, Trung Quốc. Dân số 2010: 16,6 triệu người
8. Calcutta, Ấn Độ. Dân số 2010: 15,6 triệu người.
Dự báo dân số năm 2025: 20,1 triệu người.
9. Dhaka, Bangladesh. Dân số 2010: 14,6 triệu người.
Dự báo dân số năm 2025: 20,9 triệu người.
10. Karachi, Pakistan. Dân số 2010: 13,1 triệu người.
Dự báo dân số năm 2025: 18,1 triệu người.
1. Tokio, nhật bản
2. Delhi, ấn độ
3. Sao Paulo, Barazil
4. Mumbai, Ấn độ
5. Mexico city, Mexico
Mk chỉ bt từng ý!
~~Hok tốt~~
#G2k3#