K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 5 2021

Hmm, mình nghĩ là:

"Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim."

Trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật

29 tháng 5 2021

a) Thể thơ tám chữ

Phương thức: Biểu cảm

b) Câu cảm thán

c) So sánh: Tâm hồn tôi là một trưa hè

Tác dụng: Cho thấy tâm hồn yên lắng, trầm lặng của tác giả

29 tháng 5 2021

a. Tự sự

b. kinh thành, anh hùng, vạn dặm, trường chinh, hào hoa

c. Không, vì khi thay thế bài thơ không đủ sự trang trọng, hào hùng

29 tháng 5 2021

Tham khảo

Viết về đề tài gia đình, về câu chuyện của niềm tin, của sự hi vọng, nhà thơ Y Phương đã rất thành công với thi phẩm Nói với con mà đặc biệt là trong những câu thơ:

"Người đồng mình thương lắm con ơi

...

Nghe con..."

Vẫn là cách gọi đầy ân tình, ân nghĩa "người đồng mình". Y Phương vẫn luôn đề cao, khẳng định tình yêu thương gia đình, tình yêu thương giữa những con người quê hương. Cách gọi "thương" nghe sao mà ân tình, ân nghĩa. Thương lắm con ơi, thương không chỉ còn là đồng cảm, sẻ chia mà còn là chua xót, xót thương cho cái đói, cái nghèo, cái khổ của người đồng mình. Nhưng vượt lên trên khổ đau, hình ảnh người đồng mình hiện lên thật đẹp. ĐIều đầu tiên ta bắt gặp ở người đồng mình là ý chí, là nghị lực phi thường. Cao, xa, Y Phương chọn những hình ảnh thật giàu sưc gợi để nói về phẩm chất cao đẹp, kiên cường trong người đồng mình. Nỗi buồn dầu có lớn nhưng cái cuối cùng thiêng liêng, cao quý hơn cả là ý chí nơi người đồng mình, ý chí làm nên sức mạnh phi thường nơi những con người nhọc nhằn, vất vả. Nói về người đồng mình, người cha đã dùng hình ảnh, từ ngữ rất đỗi bình dị, thân thương. Khát khao, mong muốn gửi gắn niềm tin nơi người đồng mình với bao sự chân thành yêu quý. Dùng hình ảnh sống động trong câu thơ:

"Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói" cho người đọc hình dung cụ thể về lối sống, về ý chí và nghị lực phi thường nơi người đồng mình.

Những sự vật, "trên đá, trong thung" cho ta hình dung về cuộc sống vô cùng nhọc nhằn, vất vả của người đồng mình. Nhưng thái độ "không chê" đủ để khẳng định sức mạnh, vẻ đẹp và niềm tin trong họ. Lối sống ấy làm nên nét đẹp riêng trong người đồng mình. Họ trở thành niềm thương, nỗi nhớ trong người cha, là tấm gương cho người con. So sánh "Sống như sông như suối" nhấn mạnh hơn cách sống khoáng đạt trong người đông mình. Sự khoáng đạt giúp cho những con người ấy thêm tin yêu, thêm nghị lực vào đời sống dẫu cho có phải "lên thác xuống ghềnh". Niềm tin vào một ngày mai làm những người đồng mình thêm "không lo cực nhọc". Không lo cực nhọc là thái độ tràn ngập niềm tin, lạc quan và mạnh mẽ tin vào ngày mai.

" Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Con quê hương thì làm sao phong tục". 

"Người đồng mình" vóc dáng nhỏ bé, "thô sơ da thịt", họ chỉ có đôi bàn tay lao động cần cù nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, yếu hèn, họ dám đương đầu với gian lao, vất vả, họ lớn lao về ý chí, cao cả về tâm hồn. Công lao vĩ đại của người đồng mình: “đục đá kê cao quê hương” – xây dựng quê hương, tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị vật chất, tinh thần cho quê hương. “Làm phong tục” – tạo nên bao nền nếp, phong tục đẹp, làm nên bản sắc riêng của cộng đồng. Lời thơ tràn đầy niềm tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình. Nhắn nhủ con phải biết kế thừa, phát huy những truyền thống đó từ đó người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình. Đó là mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con. Không gian sống của người miền cao, gợi lên những nhọc nhằn, gian khó, đói nghèo. Người cha mong con “không chê” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương mình hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời. Nhớ rằng cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt, không ngại ngần. Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ. Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha: những khó khăn, thử thách mà con có thể gặp trên đường đời, bởi con còn non nớt, con chưa đủ hành trang mà đời thì gập ghềnh, gian khó dẫu vậy, “không bao giờ nhỏ bé được” mà phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn nhủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con để con biết sống sao cho xứng đáng với gia đình, quê hương.

Y Phương chọn một lối viết ,cách viết đầy dung dị và tình cảm để bộc lộ nỗi niềm, suy tư, bày tỏ yêu thương và tâm trạng mình. Viết về đề tài gia đình, về những yêu thương đó là Xuân Quỳnh. Nhưng yêu thương của một nhà thơ với trải nghiệm và nhà thơ nữ với những bộc bạch chân thành rất khác, rất thiêng liêng. Và mọi thứ thật đẹp khi dù là Y PHương hay Xuân Quỳnh cũng bộc lộ lòng mình trong sự trăn trở, trong muôn vàn gắn bó. Nhưng điều làm nên nét riêng của Y Phương là bởi sự trải nghiệm, sự nhìn nhận cuộc đời trong những đắng cay, sầu tủi. Hơn ai hết, ông đã sống, đã nhìn đời, nhìn người và yêu thương bằng lòng mình, bằng những năm tháng gian khổ nhưng cũng nghĩa tình, thiết tha vô hạn. 

29 tháng 5 2021

undefinedChúc bạn học tốt!

28 tháng 5 2021

Tham khảo dàn ý nha em:

Giới thiệu vấn đề Giải thích vấn đề

 “Sống là phải biết chờ đợi”

=> Nhận định muốn khẳng định: trong cuộc sống cần phải biết chờ đơi, chờ đợi là phẩm chất của con người, chờ đợi là niềm tin, là hi vọng, là mong mỏi cho hạnh phúc tương lai.

Bàn luận vấn đề

_ Ý nghĩa của sự chờ đợi:

+ Chúng ta dành 12 năm đèn sách, để chờ đến ngày đi thi, biết bao đợi chờ trong 12 năm đó. Chờ đợi để thành công.

+ Chờ đợi là hi sinh. Có những tình yêu từ đầu này đến đầu kia đất nước nhưng người ta vẫn sẵn sàng chờ đợi để được ở bên nhau.

+ Chờ đợi, một mặt nào đó còn thể hiện niềm tin và hi vọng. Có mấy ai trong chúng ta sống mà không hi vọng, không mong mỏi ở tương lai tốt đẹp hơn.

+ Chờ đợi cho trái chín, cho bản thân đủ trải nghiệm để đạt đến thành công.

_ Nhưng chờ đợi không có nghĩa là ỉ lại, là lười biếng không vận động. Chờ đợi ở đây có nghĩa là chúng ta vẫn không ngừng nỗ lực phấn đấu, để tiến bước xa hơn, nhưng không nản chí, nhụt lòng khi gặp những chông gai, khi phải “chờ” thành công quá lâu.

Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.

_ Bên cạnh đó, vẫn có những người sống vội, sống gấp mà bỏ qua những giá trị tinh thần tốt đẹp, tích cực của cuộc sống.

_ Sống chậm theo đúng nghĩa sẽ giúp bạn tận hưởng mọi vẻ đẹp, trân trọng từng khoảnh khắc của cuộc sống.

_ Liên hệ bản thân.

Tham khảo :

Cuộc sống này vẫn luôn vội vã và tấp nập, tại sao cuộc sống lại hối hả đến vậy? Đơn giản, bởi vì chính chúng ta vội vã và tấp nập, bạn và tôi cùng tất cả chúng ta chính là cuộc sống.

Ai cũng bảo: "Sống là không chờ đợi"! Nhưng có thật chúng ta sống mà không chờ đợi được ư? Tôi từng đọc ở một cuốn sách nào đó trong lúc lật thoáng qua: "Không chờ đợi không phải là người!"

Chờ đợi là lo lắng cho bản thân và cho những người xung quanh!

Hàng trăm ngàn học sinh đi thi, họ chờ đợi suốt 12 năm hoặc còn hơn thế để cho hai ngày gay go và đầy lo lắng. Cha mẹ lo lắng chờ đợi con cái cũng suốt 12 năm hoặc còn hơn thế. Đi thi thì kẹt xe, đi về thì tắc đường, phải đi chầm chậm, phải kiên nhẫn nhích dần từng cm, phải chờ đợi để không xảy ra điều đáng tiếc, không xảy ra điều gì với con cái và người xung quanh..

Chờ đợi là tôn trọng lẫn nhau!

Trong cuộc sống gia đình, có lúc cha mẹ nóng nảy, thậm chí đánh mắng con. Thay vì con bỏ đi thì con ngồi lại im lặng chờ đợi cho cơn giận đi qua, ngồi lại bên cha nói chuyện. Ngược lại, con cái nói lời không phải trong lúc nóng giận không kiềm chế được mình, cha mẹ chờ cho con dịu đi, ngồi lại bên con.

Chờ đợi là hy sinh, là tình yêu!

Những người yêu nhau, cách xa nhau cả chiều dài đất nước, cách xa cả hai cuộc chiến tranh. Những người phụ nữ ở nhà tần tảo nuôi con, chờ ngày đất nước hòa bình, chờ đợi ngày người thân yêu trở về.

Sao lại bảo sống là không chờ đợi! Nếu không có chờ đợi, tình yêu chẳng thể nào trọn vẹn.

 

Chờ đợi là yêu thương, là cưu mang sự sống!

Những mầm cây non nớt, được đất mẹ ấp ủ từng ngày, không giục giã. Mầm non dần lớn lên, gió cũng chờ từng ngày, sương cũng chờ từng đêm.

Không biết chờ đợi không phải là người!

Nếu ai từng đọc "Câu chuyện dòng sông" của Hermann Hesse thì chắc hẳn biết vì sao Tất Đạt có thể vượt qua mọi khó khăn, bởi vì ba khả năng: Biết suy nghĩ, biết nhịn đói và biết chờ.

Biết nghĩ để phân biệt đúng và sai, thật và giả, tạm thời và bền lâu.

Biết nhịn đói để không bị cái đói điều khiển mình mắc bẫy, nuốt nhầm chất độc, chất bẩn.

Biết chờ để không bị lòng si mê, nóng giận, tham lam sai khiến, đẩy mình vào sai lầm và vội vã.

Cả ba xét cho cùng cũng chỉ là biết chờ: Suy tư là khả năng chờ đợi của trí tuệ, không vội vã kết luận điều gì mà chờ cho đủ chứng cứ từ nhiều phía. Nhịn đói là cái chờ của thể xác, biết kiềm chế cơn thèm khát. Kẻ tồn tại là người biết chờ và biết nhịn.

Làm người phải biết chờ đợi!

Vâng thưa các bạn! Điều thú vị nhất tạo nên cuộc sống chính là chúng ta không thể đoán trước được tương lai vì thế ta không thể khẳng định được rằng sự chờ đợi này của ta là vô ích hay là một phép màu. Nhưng có một điều tôi muốn các bạn ghi nhớ, đó là... sống là biết chậm, biết chờ nhưng cũng phải biết chạy!

28 tháng 5 2021

Câu 1:

-Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

-Trong đoạn trích, tác giả chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến chúng ta mất đi những mối quan hệ tốt đẹp là "do chúng ta không chịu lắng nghe".

Câu 2: 

-Chữ "lắng nghe" trong đoạn 2 được hiểu là sự tiếp thu, sự tập trung lắng nghe người khác, học hỏi trong quá trình học tập.

Câu 3:

-Trong đoạn văn 2 và 3 tác giả đã sử dụng phép liệt kê: "Trong học tập...", "Trong gia đình..." , "những tâm sự, chia sẻ..."... và phép điệp từ "lắng nghe".

-Tác dụng:

+Phép liệt kê: Diễn tả một cách cụ thể, đầy đủ tầm quan trọng của việc lắng nghe đối với con người. Đồng thời tăng sức diễn đạt cho đoạn văn.

+Phép điệp từ: Nhấn mạnh, tô đậm từ "lắng nghe", giúp người đọc có ấn tượng mạnh, từ đó hiểu được vai trò của sự lắng nghe. Đồng thời tăng giá trị biểu cảm cho đoạn văn.

 

28 tháng 5 2021

Câu trước mình trả lời sai à ?

cho đoạn trích "- Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên (từ thời Lê Hồng Đức, các trấn ở Bắc Hà đều gọi là "thừa tuyên"), lại cho tuỳ tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: "Quân thua chém tướng". Tội của các ngươi đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều...
Đọc tiếp

cho đoạn trích "- Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên (từ thời Lê Hồng Đức, các trấn ở Bắc Hà đều gọi là "thừa tuyên"), lại cho tuỳ tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: "Quân thua chém tướng". Tội của các ngươi đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tuỳ cơ ứng biến thì không có tài. Cho nên, ta để Ngô Thì Nhậm ở lại đấy làm việc với các ngươi, chính là lo về điều đó. Bắc Hà mới yên, lòng người chưa phục, Thăng Long lại là nơi bị đánh cả bốn mặt, không có sông núi để nương tựa. Năm trước ta ra đánh đất ấy, chúa Trịnh quả nhiên không thể chống nổi, đó là chứng cớ rõ ràng. Các ngươi đóng quân trơ trọi ở đấy, quân Thanh kéo sang, người trong kinh kỳ làm nội ứng cho chúng, thì các người làm sao mà cử động được? Các ngươi đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra chặn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng, kế ấy là rất đúng. Khi mới nghe nói, ta đã đoán là do Ngô Thì Nhậm chủ mưu, sau hỏi Văn Tuyết thì quả đúng như vậy.". Hãy viết đoạn văn Tổng-Phân-Hợp (12 câu) trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong đoạn trích trên. Trong đoạn có sử dụng thành phần phụ chú và câu bị động.

0