K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Chuỗi sự việc chính của "Giọt sương đêm" là:

+ Bọ Dừa ghé đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm dưới vòm lá trúc.

+ Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn Cánh Cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy.

+ Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm, sương rơi trúng cổ khiến Bọ Dừa tỉnh ngủ.

+ Sáng hôm sau, Bọ Dừa kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình.

+ Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê.

+ Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể cho cụ nghe câu chuyện Bò Dừa mất ngủ.

Đặc điểm của truyện đồng thoại được thể hiện trong văn bản:

- "Giọt sương đêm" là truyện hướng tới đối tượng là thiếu nhi.

- Những loài động vật được nhân cách hóa mang suy nghĩ của con người vừa mang những nét đặc trưng của loài vật.

- Qua câu chuyện phản ánh đặc điểm con người và đưa ra thông điệp quý giá.

ĐỀ 12I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ...
Đọc tiếp

ĐỀ 12

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]                                  

(Trích Những chiếc áo ấm - Võ Quảng)

Lựa chọn đáp án  đúng:

Câu 1: Truyện Những chiếc áo ấm thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích.

B. Truyện đồng thoại.

C. Truyền thuyết.

D. Thần thoại.

Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?

A. Lời của người kể chuyện.

B. Lời của nhân vật Nhím.

C. Lời của nhân vật Thỏ.

D. Lời của nhân vật.

Câu 3: Từ “ào ào” trong câu “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng” là

A. từ láy

B. từ ghép.

Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong câu “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật” có tác dụng gì?

A. Làm cho sự vật gần gũi hơn với con người.

B. Làm cho không gian thêm hoang vắng đáng sợ.

C. Nhấn mạnh cái lạnh của mùa đông.

D. Làm cho người đọc dễ hình dung đến những nhân vật trong cổ tích.

Câu 5. Hành động “rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may” của Nhím giúp em hiểu gì về nhân vật này?

A. Nhím là người bạn nhân hậu, tốt bụng.

B. Nhím luôn quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè.

C. Nhím vô tư, trong sáng.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 6. Việc sử dụng ngôi kể thứ ba trong đoạn trích có tác dụng nào sau đây?

A. Người kể chuyện giấu mình đi không tham gia vào câu chuyện.

B.  Người kể chuyện xuất hiện trong tác phẩm, kể về những gì mình được chứng kiến.

C. Người kể trực tiếp tham gia vào câu chuyện khiến cho lời kể chân thực hơn.

D. Người kể không tham gia vào câu chuyện, lời kể khách quan.

Câu 7. Nghĩa của yếu tố Hán Việt “vô” trong từ “vô số” là

A. vào.

B. nhiều.

C. không.

D. có.

Câu 8. Chủ đề của đoạn trích là

A. tình bạn giữa Thỏ và Nhím.

B. miêu tả cảnh rừng vào mùa đông.

C. Nhím giúp Thỏ may áo.

D. hoàn cảnh của Thỏ trong mùa đông.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Từ đoạn văn trên, em rút ra cho mình những thông điệp nào?

Câu 10. Suy nghĩ của em về vai trò của tình bạn trong cuộc sống.

   GIÚP EM VS Ạ 
EM ĐANG CẦN GẤP

0

- Danh từ: Bông hoa -> Cụm danh từ: Những bông hoa ấy.

Câu: Những bông hoa ấy khiến mọi người qua đường phải ngước nhìn.

- Danh từ: Viên phấn -> Cụm danh từ: Những viên phấn 

Câu: Chỉ còn lại viên phấn ngắn ngủn vẫn còn trong hộp thiếc.

- Danh từ: học sinh -> Cụm danh từ: Mọi học sinh

Câu: Mọi học sinh đều được khuyến khích tham gia hoạt động trải nghiêm.

- Danh từ: bờ biển -> Cụm danh từ: Bờ biển này.

Câu: Bờ biển này thu hút nhiều khách du lịch. 

- Động từ: đi -> cụm động từ: được đi rất nhiều nơi.

Câu: Tôi được bố mẹ cho đi rất nhiều nơi. 

- Động từ: chơi -> cụm động từ: Đang đi chơi

Câu: Tôi đang đi chơi với bạn mà lại bị mẹ gọi về.

- Động từ: ăn uống -> cụm động từ: đã ăn uống điều độ

Câu: Em tôi đã ăn uống điều độ hơn trước.

- Động từ: nhìn -> cụm động từ: vừa nhìn lại

Câu: Tôi vừa nhìn lại thì người ấy đã biến mất.

- Động từ: làm việc -> luôn làm việc chăm chỉ.

Câu: Chị ấy luôn làm việc chăm chỉ và cẩn thận.

7 tháng 11 2023

Thầy con giờ đã già rồi
Mắt mờ, chân yếu, da mồi còn đâu
Phấn rơi bạc cả mái đầu
Đưa con qua những bể dâu cuộc đời
Mỗi khi bụi phấn rơi rơi
Thầy gieo mầm hạt những lời yêu thương
Cho con vững bước nẻo đường
Hành trang kiến thức, tình thương của thầy
Biết bao vất vả, đắng cay
Gạo tiền, cơm áo, vòng quay cuộc đời
Nhưng tâm thầy mãi sáng ngời
Dựng xây sự nghiệp trồng người thanh cao!
Trọn đời con mãi tự hào
Cúi đầu cung kính thương sao dáng thầy
Dẫu đời xuôi, ngược đó đây
Tim con ghi khắc lời thầy khi xưa
Khuya rồi thầy đã ngủ chưa?
Ngàn bông hoa thắm kính thưa dâng thầy
Cho con cuộc sống hôm nay
Mừng ngày Nhà giáo ơn thầy chẳng quên!

7 tháng 11 2023

                                  tấm cám                                                                   

Truyện cổ tích Tấm Cám là một câu chuyện có từ rất lâu, và đã đồng hành với biết bao thế hệ trẻ em Việt Nam ta.

Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính là cô Tấm dịu dàng, nết na. Cô Tấm mồ côi mẹ từ sớm. Cha sau khi đi bước nữa không lâu thì qua đời, dể cô sống một mình với bà dì ghẻ và người con riêng của bà là Cám. Biết bao đau khổ của đời Tấm đều do hai mẹ con độc ác này gây nên.

Suốt những năm tháng tuổi thơ đến khi lớn lên, Tấm bị dì ghẻ bắt làm việc quần quật suốt ngày, lại chịu cảnh mắng nhiếc, thiếu thốn đủ đường. Một lần, dì ta lấy chiếc yếm đào mới để tổ chức cho Tấm và Cám thi mò cua bắt ốc. Dĩ nhiên với tính chăm chỉ của mình, phần hơn sẽ phải nghiêng về Tấm. Ngờ đâu Cám gian xảo đã bày mưu lừa Tấm đi gội đầu sạch sẽ, để cướp giỏ tôm cua về nhà trước. Chờ Tấm lên bờ thì trong giỏ chỉ còn mỗi con cá bống nhỏ xíu. Tấm bật khóc nức nở, thì ông Bụt hiện lên và dặn dò cô mang cá bống về nuôi.

Tấm nuôi cá trong cái giếng sau nhà. Hôm nào cũng mang cơm ra cho cá ăn, và hát bài hát riêng của mình thì bống mới ngoi lên. Ngờ đâu, mụ dì ghẻ độc ác đã rình mò và nghĩ ra kế xấu. Mụ ta lừa Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, rồi ở nhà bắt chước Tấm gọi cá bống lên và ăn thịt. Ăn xong, mụ chôn xương cá ở góc bếp. Chờ đến lúc Tấm về nhà, mang cơm ra giếng, gọi bống lên thì chỉ còn cục máu đỏ tươi mà thôi. Buồn bã, Tấm bật khóc nức nở. Ông Bụt lại hiện lên, chỉ cho Tấm lấy nắm thóc cho gà ăn, để nó bới đất tìm xương cá bống cho. Rồi ông dặn Tấm chôn xương vào bốn chiếc bình, đặt ở chân giường.

 

Ít lâu sau, nhà vua mở hội tuyển vợ, con gái khắp nơi xúng xính váy áo để đi trảy hội. Tấm cũng hớn hở theo. Cô xin dì ghẻ cho được đi trảy hội. Ngờ đâu, bà ta bắt cô phải nhặt hết một đống đầy hạt gạo, hạt đỗ lẫn vào nhau xong mới được đi hội. Đau khổ, lần nữa Tấm lại òa khóc. Ông Bụt lại hiện lên lần nữa, gọi đàn chim sẻ đến giúp Tấm. Nhờ vậy, cô nhanh chóng hoàn thành xong công việc dì ghẻ giao. Nhưng bây giờ, cô lấy gì mặc để đi hội, khi cô chỉ toàn những bộ trang phục cũ rích? Thấy cô băn khoăn, ông Bụt bảo cô lấy những chiếc bình ở chân giường lên. Chao ôi, bên trong là bộ váy và đôi hài lộng lẫy. Mặc lên, Tấm đẹp như một nàng công chúa vậy.

Có váy áo, Tấm cảm ơn ông Bụt rồi hớn hở đến hội. Lúc đi qua sông, cô đánh rơi một bên giày xuống nước. Người đến hội đông quá, cô không sao xuống tìm giày được. Đúng lúc đó, voi của vua đi ngang qua, vướng chiếc giày nên mãi chẳng chịu đi. Vua cho lính xuống mò lên, ngắm đôi giày một lát, vua ra chỉ: Ai đi vừa chiếc giày ấy, sẽ được làm vợ vua. Biết bao cô gái đến thử vận may, nhưng chẳng ai vừa cả. Đến lượt Tấm, cô vừa đi thử là vừa ngay như in. Thế là Tấm trở thành hoàng hậu.

Tuy trở thành vợ vua, nhưng cô Tấm vẫn giữ nguyên những đức tính chăm chỉ ngày nào. Năm đó, đến giỗ cha, cô xin vua được trở về quê lo giỗ. Về nhà, cô tự tay mình chuẩn bị một mâm cũng tươm tất để thờ cha. Đến lúc sau, mụ dì ghẻ nhờ Tấm trèo lên cây hái buồng cau. Rồi nhân lúc cô ở trên cau thì chặt gốc, khiến cô ngã xuống ao rồi qua đời.

Nhờ phép lạ, Tấm không chết mà hóa thành vàng anh bay vào cung vua. Vua quý vàng anh lắm, đi đâu cũng mang theo. Điều này khiến Cám - kẻ mặc áo của Tấm vào cung để thay chị hầu vua ghen tức vô cùng. Nhân một hôm vua đi vắng, Cám bắt chim ăn thịt, rồi vứt lông chim ở góc vườn. Từ đống lông chim ấy, mọc lên một cây xoan cao lớn xum xuê lạ thường. Ở dưới bóng mát của cây, vua cảm thấy rất thoải mái, nên cho lính mắc võng dưới cây rồi thường xuyên ra đó nghỉ ngơi. Ghen tức với cây xoan, chờ vua đi tuần, Cám cho người chặt cây làm thành khung cửi. Nhưng mỗi lần Cám dệt vải, khung cửi lại kêu lên kẽo cà kẽo kẹt những tiếng chửi mắng đáng sợ khiến cô ta khiếp vía. Nên cô ta cho người đốt khung cửi thành tro, rồi đem ra đổ ở ngã tư thật xa cung vua.

 

Cám cứ tưởng thế là xong nên hả hê lắm. Ngờ đâu từ đống tro ấy, mọc lên một cây thị to lớn, rồi cây cho ra một quả thị duy nhất, tỏa hương thơm ngát. Có bà bán nước ở gốc cây thấy vậy đã xin cây cho lấy trái thị về nhà để ngửi, và hứa là không ăn quả. Thế là quả thị rớt vào bị của bà. Từ hôm đó, chờ bà cụ đi vắng, cô Tấm từ trong quả thị bước ra, giúp bà việc nhà, cơm nước. Bà cụ thấy lạ, nên rình xem và phát hiện ra cô. Bà đã ôm chầm lấy Tấm và xin được nhận cô làm con nuôi. Từ đó, hai người trở thành mẹ con của nhau.

Một hôm, nhà vua đi tuần về, nghỉ chân ở quán nước của bà cụ. Nhìn những miếng trầu cánh phượng hệt như vợ têm, vua liền mời người têm trầu ra gặp mặt. Khi nhìn thấy nhau, hai người mừng mừng tủi tủi, ôm chầm lấy nhau trọng hạnh phúc. Sau đó, Tấm theo vua về cung, chung sống hạnh phúc. Còn mẹ con Cám thì bị đuổi đi biệt xứ, không bao giờ trở về nữa. Thật xứng đáng cho hai kẻ độc ác.

21 tháng 11 2023

cảm ơn cậu!

 

7 tháng 11 2023

Bạn ơi,Vũ Nương chết đuối nha

22 tháng 2

Ý nghĩa là làm cho câu chuyện có kết thúc có hậu

Hoàn thiện vẻ đẹp của vũ nương

Tăng tính bi kịch cho câu chuyện

Khẳng định lòng thương cảm của tác giả với số phận bi thảm của người phụ nữ

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Đọc đoạn thơ sau: Trăng ơi... từ đâu đến? Haу từ ᴄánh rừng хa Trăng hồng như quả ᴄhín Lửng lơ lên trướᴄ nhà   Trăng ơi... từ đâu đến? Haу biển хanh diệu kỳ Trăng tròn như mắt ᴄá Chẳng bao giờ ᴄhớp mi   Trăng ơi... từ đâu đến? Haу từ một ѕân ᴄhơi Trăng baу như quả bóng Bạn nào đá lên trời           (Trích “Trăng ơi từ đâu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Đọc đoạn thơ sau:

Trăng ơi... từ đâu đến?

Haу từ ᴄánh rừng хa

Trăng hồng như quả ᴄhín

Lửng lơ lên trướᴄ nhà

 

Trăng ơi... từ đâu đến?

Haу biển хanh diệu kỳ

Trăng tròn như mắt ᴄá

Chẳng bao giờ ᴄhớp mi

 

Trăng ơi... từ đâu đến?

Haу từ một ѕân ᴄhơi

Trăng baу như quả bóng

Bạn nào đá lên trời

          (Trích “Trăng ơi từ đâu đến” Thơ Trần Đăng Khoa – NXB Thanh Hoa)   Thực hiện yêu cầu:

Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 :Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 3:Tìm các tính từ có trong đoạn thơ.

Câu 4.: Em hiểu gì về ý nghĩa của từ “lửng lơ” trong câu thơ 

                                      “Trăng hồng như quả ᴄhín

                                         Lửng lơ lên trướᴄ nhà”

Câu 5 : Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:              

                                    Trăng baу như quả bóng

                                       Bạn nào đá lên trời

Câu 6 : Xác định về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ sau:

Trăng ơi... từ đâu đến?

Haу từ ᴄánh rừng хa

Trăng hồng như quả ᴄhín

Lửng lơ lên trướᴄ nhà

Câu 7:Qua đoạn thơ trên em hãy viết một đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm nhận về vẻ đẹp một đêm trăng ở quê hương em.

0