K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2017

Trình bày những nét chính của các mạng tháng 2 và tháng 10 Nga?

a. Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917

- Ngày 23/2/1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-gơ-rát.

- Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.

- Lãnh đạo là Đảng Bôn-sê-vích

- Lực lượng tham gia là công nhân, binh lính, nông dân.

- Kết quả:

+ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.

+ Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết)

+ Cùng thời gian giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời.

+ Nga trở thành nước Cộng Hoà

- Tính chất: Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:

+ Chính phủ lâm thời (tư sản).

+ Xô viết đại biểu (vô sản).

b. Cách mạng tháng Mười Nga 1917

* Hoàn cảnh

- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:

+ Chính phủ lâm thời (tư sản)

+ Xô viết đại biểu (vô sản)

+ Nên cục diện không thể kéo dài.

- Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời).

- Đầu tháng 10/1917 không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

* Diễn biến khởi nghĩa

- Tháng 4: Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa.

- Đêm 25/10 tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.

- Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.

- Ngày 3/11/1918 chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.

* Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

Tại sao ở Nga lại có hai cuộc cách mạng?

Cuộc Cách mạng tháng 2 - 1917 (theo lịch Nga) là của một cuộc cách mạng tư sản. Sau cuộc cách mạng này đã tồn tại song song hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và Chính quyền Xô viết. Sự tồn tại song song này hoàn toàn không có lợi cho việc khôi phục những khủng hoảng và phát triển kinh tế nước Nga. Vì thế Lennin đã làm cuộc Cách mạng tháng Mười (tức là cuộc Cách mạng của chính quyền Xô viết lật nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời).

Quyết định này đã đem lại thắng lợi to lớn cho Chính quyền Xô viết, tạo tiền đề cho việc phát triển và bảo vệ nhà nước Nga còn non trẻ.

8 tháng 12 2017

1 Thực hiện cải cách kinh tế,...

2 Phát xít hoá bộ máy chính quyền

Nếu là em ,em sẽ thực hiện cải cách k tế....

HIHI sai thì thôi nha

leuleu

9 tháng 12 2017

uh,thanks bạn<3

7 tháng 12 2017

Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai

“Kẻ gieo gió phải gặt bão" - chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a. Nhật Bản. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

Nhận xét

Do tranh chấp thuộc địa để chia thế giới. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa, đối với cả hai phe tham chiến.
Về tính chất của chiến tranh, Lê-nin đã chỉ rõ: "Về cả hai phía, cuộc chiến đều là chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, điều đó hiện nay không còn bàn cãi gì nữa ... Chiến tranh vô luận là do giai cấp tư sản Đức hoặc do giai cấp tư sản Anh, Pháp tiến hành cũng đều nhằm mục đích cướp bóc các nước khác, bóp nghẹt các dân tộc nhược tiểu, thống trị thế giới về mặt tài chính và chia lại thuộc địa, cứu chế độ tư bản chủ nghĩa bằng cách lừa bịp và chia rẽ công nhân các nước".

12 tháng 12 2017

Cám ơn bn rất nhiều . Đúng lúc mình sắp thi HK1haha

9 tháng 12 2017

Nêu những thành tựu về khoa học kĩ thuật nửa đầu thế kỉ XX ?

- Thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là thuyết tương đối của Anh-xtanh (Đức)

- Hiện tượng phóng xạ nhân tạo, sinh học phản xạ có điều kiện, sinh học phân tử, chất kháng sinh Pê-ni-xi-lin (Alexander Flemming)

- Chiếc máy bay đầu tiên năm 17-12-1903 của anh em nhà Wright...

9 tháng 12 2017

Em hiểu như thế nào về câu nói của nhà khoa học Nô-ben " Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra từ những phát minh khoa học , nhiều điều tốt hơn là điều xấu "

- Việc sử dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật có thể mạng lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người. Nhưng những thành tựu đó cũng được sử dụng để trở thành phương tiện làm hại con người như bom nguyên tử do J Robert Oppenheimer và Enrico Fermi phát minh ra mà Mĩ đã ném bom xuống hai thành phố của Nhật Bản là Nagasaki và Hiroshima.

31 tháng 12 2017

Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản không phải là để trả thù mà là để nói cho cả thế giới biết rằng: Mĩ đang độc quyền chế tạo bom nguyên tử và vào lúc này chỉ có Mĩ mới có loại bom gây sát thương lớn đến thế này thôi

1

Tại các nguyên do sau:
-Bên ngoài là làm suy yếu lực lượng và tiềm lực của nước Nhật,tiêu diệt lực lượng Phatxít và muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
-Bên trong Mỹ có mưu đồ riêng là trả thù Nhật do thua ở trận Trân Châu cảng. Mỹ lợi dụng cơ hội để thử bơm nguyên tử và đe dọa thế giới về thế độc quyền về bom nguyên tử của mình.

7 tháng 12 2017

Thời gian

Sự kiện chính

1-9-1939

Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh bùng nổ

9-1940

I-ta-li-a-tấn công Ai Cập

26-6-1941

Đức tấn công Liên Xô

7-12-1941

Nhật tấn công Mĩ ở Ha-oai

1-1942

Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập

2-2-1943

Chiến thắng Xta-lin-grat

6-6-1944

Anh - Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp

9-5-1945

Phát xít Đức đầu hàng

15-8-1945

Nhật đầu hàng, chiến tranh kết thúc

4 tháng 3 2018
Thời gian Sự kiện Kết quả

từ 1/9/1939 đến
tháng 4/1940

Đức tấn công Ba Lan Balan bị Đức thôn tính
từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1940 "chiến tranh kì quặc " Tạo điều kiện để phát xít Đức phát triển mạnh lực lượng
từ tháng 4/1940 đến 9/1940 Đức tấn công Bắc Âu và Tây Âu - Đan Mạch .Nauy , Bỉ , Hà Lan , Lucxambua bị Đức thôn tính , Pháp đầu hàng Đức . Kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được
từ tháng 10/1940 đến tháng 6/1941 Đức tấn công Đông và Nam Âu - Rumani ,Hunggari , Bungari,Nam Tư , Hi Lạp bị thôn tính

28 tháng 12 2017

Giống nhau

- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.

- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.

- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.

- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.

Khác nhau

- Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).

- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.

- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.

- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.

- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành
2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.

=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô

2 tháng 1 2018

Giống nhau

- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.

- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.

- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.

- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.

Khác nhau

- Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).

- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.

- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.

- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.

- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành
2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.

=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô

11 tháng 12 2017

Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của trường Đại học Glasgow (Scotland) đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa.
Đây chính là thành tựu quan trọng nhất của Cách mạng công nghiệp Anh.

7 tháng 12 2017

Chúng ta cần học tập tốt, rèn luyện các đức tính tốt, học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại, tuyên truyền với mọi người về việc bảo vệ hòa bình thế giới.

7 tháng 12 2017

cảm ơn bạn nha