K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2021

bài thi chưa ghi tên kìa oaoa

3 tháng 6 2021

THAM KHẢO:

Thời gian giúp con người ta khôn lớn, trưởng thành, lao động, làm mọi việc cần thiết trong cuộc sống. Nếu như ta bỏ phí thời gian thì sẽ không bao giờ có thể lấy lại được từng giây,từng phút phút quý báu mà chúng ta đã đánh rơi mất nó.Biết quý trọng thời gian mới chính là biết quý trọng giá trị của cuộc sống.Thời gian là vô hình, không thể nắm bắt, mất đi không lấy lại được, không thể mua được bằng tiền vì vậy chúng ta phải biết tận dụng những thời gian mình đang có để làm những công việc có ích.Giống như thời còn là học sinh nếu ta không tận dụng thời gian để học tập thì lớn lên sẽ chẳng có một công việc ổn định,tích lũy kinh nghiệm thì sau này ta chẳng thể quay trở lại được nữa.Như thế có hối hận cũng không kịp nữa vì vậy ta phải biết quý trọng thời gian.

Chúc bạn học tốt yeu

3 tháng 6 2021

 THAM KHẢO :

   Tự mãn là thói quen xấu mà con người chúng ta cần loại bỏ. Tự mãn là khi chúng ta luôn bằng lòng với những gì mình đạt được, nghĩ rằng thế là đủ và không cần cố gắng thêm nữa. Tự mãn là con dao vô hình từ từ giết chết chúng ta. Tự mãn bóp chết lí tưởng, bóp chết ước mơ. Tự mãn khiến chúng ta thỏa hiệp với cuộc sống, dễ ngủ quên trong chiến thắng. An Dương Vương xưa vì chủ quan mà để mất nước. Chiến thắng trước đó đã làm An Dương Vương không đề cao cảnh giác, tin rằng trong tay có nỏ thần là an toàn. Nếu tất cả đều sống bằng thái độ tự mãn, chúng ta sẽ có một xã hội chậm tiến, thụt lùi. Chúng ta - thế hệ trẻ tràn đầy năng lượng và nhựa sống, cần biết nhìn về phía trước để tiến lên. Hãy luôn nhớ rằng: "Đừng tự mãn. Đừng hào nhoáng. Luôn luôn có người giỏi hơn bạn"! (Tony Hsieh)

3 tháng 6 2021

nghị luận

3 tháng 6 2021

Phương thức biểu đạt chính: Nghị Luận

 

3 tháng 6 2021

Hình ảnh "Vầng trăng" xuyên suốt 5 khổ thơ và trở thành hình tượng "Ánh trăng " ở khổ thơ cuối, tạo nên sự ám ảnh, khắc sâu ý tưởng, suy tư, tạo "độ xoáy" cho tứ thơ. Ý nghía của hình tượng:

- Là biểu tượng đẹp đẽ của một thời gian lao, đầy tình nghĩa mà những người lính - trong đó có nhà thơ - từng gắn bó, yêu thương.

- Là biểu tượng sâu sắc về sự bao dung, độ lượng; sự thủy chung, nghĩa tình – vốn là phẩm chất của đất nước, nhân dân bình dị, sắt son.

- Là biểu tượng giàu tính triết lí về sự bất diệt, vĩnh cửu của thiên nhiên mang dấu ấn tâm tư con người.

3 tháng 6 2021

Tại sao lại thế bạn

3 tháng 6 2021

vì thể hiện sự gần gũi, thân mật, câu thơ có sự sáng tạo

3 tháng 6 2021

- Tác giả xưng hô là "ta" chứ không phải "tôi" bởi vì:

+ Thể hiện sự gần gũi, thân mật

+ Câu thơ có sự sáng tạo

+ Bày tỏ điều tâm niệm tha thiết, khao khát được sống cống hiến cho đời. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” lí tưởng khác

3 tháng 6 2021

Tham khảo

Bài thơ “Ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978 và được đưa vào tập thơ “Ánh trăng. Thông qua hình tượng nghệ thuật “Ánh trăng” và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa. Trong đó, khổ thơ cuối cùng mang nhiều ý nghĩa đưa tới chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu. Trăng không trách móc, hờn giận “người vô tình”vì đó là vầng trăng độ lượng, khoan dung, là truyền thống nhân hậu của dân tộc. Hình ảnh “Ánh trăng im phăng phắc” cũng là hình ảnh của lương tâm nghiêm khắc nhắc nhở từ chính sự im lặng của mình về sự thủy chung, gắn bó với quê hương, với thiên nhiên và con người. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người. Mạch cảm xúc của bài thơ lắng kết trong cái “giật mình” cuối bài thơ. Đây là sự ăn năn tự trách để nhắc nhở mình phải sống có nghĩa tình đừng quên ân tình của quá khứ dù bất kì hoàn cảnh nào. Qua đó, ta thấy được bài thơ đi dần về những triết lí sâu sắc của cuộc đời. Nó là lời nhắc nhở ta về một đạo lí sống từ ngàn xưa của dân tộc ta – lối sống ân nghĩa, thủy chung, uống nước nhớ nguồn. Ta không được phép quên đi những mất mát hi sinh của những người đi trước, những người đã hi sinh mồ hôi và xương máu cho chúng ta ngày nay được hưởng một cuộc sống bình yên, độc lập. Bởi thế, mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ phải biết sống có trách nhiệm, sống sao cho xứng đáng với những gì mình được hưởng.