K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2018

Nội dung:- Quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua, cung điện.

- Xem trọng việc bảo vệ của công, tài sản nhân dân:

+ Cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp ( Ai phạm tội sẽ bị xử phạt rất nghiêm khắc).

Em phải:

- Chấp hành nghiêm chỉnh các luật nhà nước đề ra.

- Tuyên truyền cho mọi người biết về các luật trên để chấp hành.

- Lập túc báo cho công an biết về những người sa vào các tệ nạn xã hội hay làm trái luật.

Theo mk là thế.

Chúc bạn học tốt!!!hehe

28 tháng 10 2018

+ Đây là chủ trương độc đáo, sáng tạo, táo bạo nhằm giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành xâm lược.

+ Tiến công trước ở đây không phải một hành động liều lĩnh, thiếu suy nghĩ cũng không phải là một cuộc tấn công xâm lược nước khác bởi vì cuộc tiến công này nhằm để phá vỡ cuộc chuẩn bị xâm lược nước ta của nhà Tống và sau khi ta đạt được mục đích, nhanh chóng rút quân về nước không hề giết người, cướp của.

28 tháng 10 2018

2.Trong đó, tập trung làm rõ việc Ngô Quyền xưng vương, chọn đất đóng đô, xây dựng cung điện, xoá bỏ bộ máy cai trị cũ của họ Khúc, thiết lập bộ máy chính quyền mới, cử người tâm phúc trấn giữ các châu quan trọng... là những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.

28 tháng 10 2018

3.— Quân đội thời Lý bao gồm quân bộ và quân thuỷ, có kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo.
+ Vũ khí có giáo mác, dao, kiếm, cung, nỏ, máy bắn đá.
+ Trong quân đội còn chia làm hai loại : cấm quân và quân địa phương.
+ Thực hiện chính sách ”ngụ binh ư nông”.
- Quân đội được tổ chức quy củ, chặt chẽ.
- Nhà Lý thực hiện nhiều chính sách để củng cố và phát triển quân đội

27 tháng 10 2018

Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập. Với một lực lượng quân đội mạnh và hiếu chiến, vua Mông Cổ liên tiếp xâm lược và thống trị nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu. Quân Mông Cổ đi đến đâu cũng làm nhà cửa đổ nát, thành trì tan hoang, nhân dân bị giết hoặc bị bắt làm nô lệ.
Năm 1257, vua Mông Cổ quyết định mở cuộc tấn công lớn vào nước Nam Tống (ở phía nam Trung Quốc), nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc. Để đạt được tham vọng đó, vua Mông Cổ sai tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy hơn 3 vạn quân xâm lược Đại Việt, rồi từ Đại Việt đánh thẳng lên phía nam Trung Quốc để phối hợp với các cánh quân từ phía bắc xuống. Đó là việc thực hiện kế hoạch "gọng kìm" để tiêu diệt Nam Tống và xâm lược Đại Việt v.v...


27 tháng 10 2018

- Để xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc, vua Mông Cổ cho quân xâm lược Đại Việt, rồi từ Đại Việt đánh thẳng lên phía Nam Trung Quốc phối hợp với các cánh quân từ phía Bắc xuống.

- Nhằm mục đích thực hiện kế hoạch “gọng kìm” để tiêu diệt Nam Tống và xâm lược Đại Việt.

9 tháng 11 2018
a/ Nông nghiệp _ giống nhau: nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố. _ khác nhau: + Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế + Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều b/ Thủ công nghiệp _ giống nhau: nhiều ngành nghề thủ công phát triển _ khác nhau: Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác ) c/ Thương nghiệp _ giống nhau: cả nội thương và ngoại thương đều phát triển _ khác nhau: Thời Lê sơ càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp
26 tháng 10 2018

- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
-Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...
- Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
- Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
- Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...
Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Vân hoá Thăng Long.

9 tháng 11 2018

Nhận xét:

- Đời sống văn hóa của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý phát triển phong phú và đa dạng.

- Ngoài những nét vă hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc và dân gian, văn hóa dân tộc thời kì này còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố từ bên ngoài vào.


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 Câu 1:Những tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội phong kiến Tây Âu là a. Quý tộc người Giéc man, nông dân công xã b. Lãnh chúa, nông nô, quan lại người Giéc man. c. Thủ lĩnh quân sự, nô lệ d. Lãnh chúa, nông nô. Câu 2:Đặc trưng cơ bản của các lãnh địa phong kiến châu Âu là: a. Một đơn vị kinh tế, chính trị phụ thuộc thể hiện sự tập trung quyền lực trong xã hội phong kiến châu...
Đọc tiếp

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7
Câu 1:Những tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội phong kiến Tây Âu là
a. Quý tộc người Giéc man, nông dân công xã
b. Lãnh chúa, nông nô, quan lại người Giéc man.
c. Thủ lĩnh quân sự, nô lệ
d. Lãnh chúa, nông nô.
Câu 2:Đặc trưng cơ bản của các lãnh địa phong kiến châu Âu là:
a. Một đơn vị kinh tế, chính trị phụ thuộc thể hiện sự tập trung quyền lực trong xã hội phong kiến châu Âu
b. Một đơn vị kinh tế, chính trị độc lập thể hiện sự phân quyền trong xã hội phong kiến châu Âu.
c. Một trung tâm giao lưu văn hoá trao đổi hàng hoá.
d. Câu a và b đúng.
Câu 3:Với sự hình thành của chủ nghĩa tư bản châu Âu, giai cấp mới nào ra đời
a. Tư sản và nông dân
b. Vô sản và lãnh chúa
c. Tư sản và vô sản
d. Lãnh chúa và nông nô
Câu 4.Bộ Kinh cầu nguyện xưa nhất của Ấn Độ là
a. Kinh Vê Đa
b. Kinh Dịch
c. Kinh Phật
d. Cả 3 đều sai
Câu 5:Quê hương của phong trào văn hoá Phục Hưng là
a. Anh
b. Ý
c. Đức
d. Pháp
Câu 6:Nội dung của phong trào văn hoá Phục Hưng:
a. Đề cao con người
b. Lên án giáo hội Ki Tô
c. Đề cao chủ nghĩa nhân văn
d. Đề cao con người, lên án giáo hội Kitô và xã hội phong kiến, đề cao con người
Câu 7:Hai đại diện tiêu biểu nhất của phong trào cải cách tôn giáo là
a. N. Cô – péch – ních và Lu – thơ
b. Lu thơ và Canvanh
c. U. Sếch – xpia và Canvanh
d. Cả a và b đều sai.
Câu 8:Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc phong kiến được biểu hiện quả
a. Phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo
b. Phong trào cải cách tôn giáo
c. Phong trào phục hưng
d. Phong trào Duy Tân
Câu 9:Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành và xác lập vào thời
a. Hạ – Thương
b. Tây Chu
c. Tần Hán
d. Xuân Thu – Chiến quốc
Câu 10:Chế độ quân điền là
a. Lấy rụông đất của địa chủ chia cho nông dân
b. Lấy rụông đất của quan lại chia nông dân
c. Lấy rụông tịch điền chai cho nông dân
d. Lấy rụông đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân.
Câu 11:Tên Ấn Độ bắt nguồn từ đâu
A. Tên một dòng sông
B. Tên kinh đô
C. Tên một ngọn núi
D.Tất cả đều sai.
Câu 12:Hai dòng sông có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ là
A. Sông Hoàng Hà và sông Ấn
B. Sông Ấn và Sông Trường Giang
C. Sông Nil và sông Hằng
D. Sông Ấn và Sông Hằng
Câu 13:Địa điểm hình thành các tiểu vương quốc đầu tiên ở Ấn Độ là
A. Dọc theo hai bờ sông Ấn
B. Trên lưu vực sông Hằng ở miền Đông Bắc Ấn Độ.
C. Miền Nam Ấn Độ, trên cao nguyên Đê can.
D. Tất cả đều đúng
Câu 14:Trung Quốc có 4 phát minh lớn đó là
A. Gốm, giấy, la bàn, thuốc súng
B. La bàn, thuốc súng, thuyền, giấy
C. Giấy, la bàn, thuốc súng, nghề in
D. La bàn, thuốc súng, nghề in, thuyền
Câu 15:Bộ Kinh cầu nguyện xưa nhất của Ấn Độ là
A. Kinh Vê Đa
B. Kinh Dịch
C. Kinh Phật
D. Cả 3 đều sai
Câu 16:Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Ấn Độ là
A. Ra-ma –ya –na và Ma – ha – Bha – ra – ta
B. Đam san, Ra –ma –ya –na
C. Ma – ha –bha – ra – ta và kinh Vê Đa
D. Cả A và B đều đúng
Câu 17:Đông Nam Á hiện nay có bao nhiêu quốc gia
A. 10
B. 11
C. 12
D. Tất cả đều sai
Câu 18:Chủ nhân đầu tiên trên đất Lào là
A. Lào Thơng
B. Lào Lùm
C. Pha Ngừm
D. Lạng Xạng
Câu 19.Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền là hai giai cấp chính của
A. Xã hội nguyên thuỷ
B.Xã hội chiếm hữu nô lệ

C.Xã hội tư bản

D.Xã hội phong kiến.

3
26 tháng 10 2018

Câu 1:Những tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội phong kiến Tây Âu là
a. Quý tộc người Giéc man, nông dân công xã
b. Lãnh chúa, nông nô, quan lại người Giéc man.
c. Thủ lĩnh quân sự, nô lệ
d. Lãnh chúa, nông nô.
Câu 2:Đặc trưng cơ bản của các lãnh địa phong kiến châu Âu là:
a. Một đơn vị kinh tế, chính trị phụ thuộc thể hiện sự tập trung quyền lực trong xã hội phong kiến châu Âu
b. Một đơn vị kinh tế, chính trị độc lập thể hiện sự phân quyền trong xã hội phong kiến châu Âu.
c. Một trung tâm giao lưu văn hoá trao đổi hàng hoá.
d. Câu a và b đúng.
Câu 3:Với sự hình thành của chủ nghĩa tư bản châu Âu, giai cấp mới nào ra đời
a. Tư sản và nông dân
b. Vô sản và lãnh chúa
c. Tư sản và vô sản
d. Lãnh chúa và nông nô
Câu 4.Bộ Kinh cầu nguyện xưa nhất của Ấn Độ là
a. Kinh Vê Đa
b. Kinh Dịch
c. Kinh Phật
d. Cả 3 đều sai
Câu 5:Quê hương của phong trào văn hoá Phục Hưng là
a. Anh
b. Ý
c. Đức
d. Pháp
Câu 6:Nội dung của phong trào văn hoá Phục Hưng:
a. Đề cao con người
b. Lên án giáo hội Ki Tô
c. Đề cao chủ nghĩa nhân văn
d. Đề cao con người, lên án giáo hội Kitô và xã hội phong kiến, đề cao con người
Câu 7:Hai đại diện tiêu biểu nhất của phong trào cải cách tôn giáo là
a. N. Cô – péch – ních và Lu – thơ
b. Lu thơ và Canvanh
c. U. Sếch – xpia và Canvanh
d. Cả a và b đều sai.
Câu 8:Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc phong kiến được biểu hiện quả
a. Phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo
b. Phong trào cải cách tôn giáo
c. Phong trào phục hưng
d. Phong trào Duy Tân

Câu 9 mk ko biết làm
Câu 10:Chế độ quân điền là
a. Lấy rụông đất của địa chủ chia cho nông dân
b. Lấy rụông đất của quan lại chia nông dân
c. Lấy rụông tịch điền chai cho nông dân
d. Lấy rụông đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân.(mk đoán bừa thôi)
Câu 11:Tên Ấn Độ bắt nguồn từ đâu
A. Tên một dòng sông
B. Tên kinh đô
C. Tên một ngọn núi
D.Tất cả đều sai.
Câu 12:Hai dòng sông có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ là
A. Sông Hoàng Hà và sông Ấn
B. Sông Ấn và Sông Trường Giang
C. Sông Nil và sông Hằng
D. Sông Ấn và Sông Hằng
Câu 13:Địa điểm hình thành các tiểu vương quốc đầu tiên ở Ấn Độ là
A. Dọc theo hai bờ sông Ấn
B. Trên lưu vực sông Hằng ở miền Đông Bắc Ấn Độ.
C. Miền Nam Ấn Độ, trên cao nguyên Đê can.
D. Tất cả đều đúng
Câu 14:Trung Quốc có 4 phát minh lớn đó là
A. Gốm, giấy, la bàn, thuốc súng
B. La bàn, thuốc súng, thuyền, giấy
C. Giấy, la bàn, thuốc súng, nghề in
D. La bàn, thuốc súng, nghề in, thuyền
Câu 15:Bộ Kinh cầu nguyện xưa nhất của Ấn Độ là
A. Kinh Vê Đa
B. Kinh Dịch
C. Kinh Phật
D. Cả 3 đều sai
Câu 16 mk cx ko biết lm
Câu 17:Đông Nam Á hiện nay có bao nhiêu quốc gia
A. 10
B. 11
C. 12
D. Tất cả đều sai
Câu 18:Chủ nhân đầu tiên trên đất Lào là
A. Lào Thơng
B. Lào Lùm
C. Pha Ngừm
D. Lạng Xạng
Câu 19.Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền là hai giai cấp chính của
A. Xã hội nguyên thuỷ
B.Xã hội chiếm hữu nô lệ

C.Xã hội tư bản

D.Xã hội phong kiến.

26 tháng 10 2018

mk chỉ trả lời nhắng thôi

26 tháng 10 2018

* Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Tiến công thành Ung Châu để tự vệ.
- Chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chận địch vào Thăng Long.
- Phòng thủ để địch chán nản và mệt mỏi.
- Chủ động giảng hòa để giữ danh dự cho nhà Tống.

26 tháng 10 2018

: Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh

26 tháng 10 2018

Câu 1

Là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

- Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng.

- Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần:

+ Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại,… có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố.

+ Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu thuế.

Trong các lãnh địa, lãnh chúa sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa.

- Thời bình, họ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức những buổi tiệc tùng, hội hè trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ.

- Họ sống sung sướng trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.


Câu 2

-Diễn biến: 2 giai đoạn: 1. Kháng chiến bùng nổ:
+Sau khi tiến quân chủ động đánh các kho lương thảo của nhà Tống ở Ung Châu và Khâm Châu ( 10/1075). Biết trước thế nào quân Tống cũng sang, nghiên cứu kĩ lưỡng địa hình và hướng tiến quân của địch, Lí Thường Kiệt đã chọn đoạn sông Như Nguyệt ( Vĩnh Phúc) làm nơi lập phòng tuyến quyết chiến với địch.
+Cuối 1076, 10 vạn quân, 20 vạn phu do Quách Quỳ, Triệu tiết chỉ huy tràn vào nước ta. Một đội thủy quân do Hòa Mâu chỉ huy vượt biển tiếp ứng.
+ Quân dân Đại Việt với lối đánh du kích tiêu hao sinh lực địch, làm chậm bước đi của chúng, Lí Kế Nguyên tiêu diệt đội thủy quân của địch.
+ Quân Tống tới đoạn sông Như Nguyệt, thấy phòng tuyến của quân Lí thì ko thể vượt sông nên đóng ở bờ bắc chờ thủy quân tới.
2. Cuộc chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt:
+ Chờ mãi ko thấy thủy quân, Quách Quỳ cho quân vượt sông tấn công nhưng bị đẩy lùi, tổn thất nặng nề.
+ Tiến thoái lưỡng nan, hàng đêm lại nghe bài Sông núi nước nam mà Lí Thường Kiệt sai người đọc trong đền Trương Hống, Trương Hác, quân Tống chán nản. Quách Quỳ hạ lệnh chém ai bàn việc đánh. Cộng thêm bệnh tật khiến sức chiến đấu của quân Tống không còn.
+ Vào 1 đêm cuối xuân 1077, Lí Thường Kiệt bất ngờ tấn công tiêu diệt 5,6 phần quân địch.
+ Lí Thường Kiệt chủ động giảng hòa, Quách Quỳ đồng ý và rút quân về nước.
Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
- Về ý nghĩa lịch sử: cuộc kháng chiến nào cũng đều là:
+Thể hiện truyền thống yêu nước, đấu tranh quật cường của dân tộc ta.....
+Giúp củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ của Đại Việt.
+Khiến nhà Tống phải từ bỏ dã tâm xâm lược.
+Là 1 trận đánh tuyệt vời trong lịch sử...
- Về nguyên nhân thắng lợi:
+ Được nhân dân ủng hộ, đem hết sức mình ra kháng chiến bảo vệ tổ quốc....
+ Tài năng lãnh đạo của các tướng nhà Lí đặc biệt là Lí Thường Kiệt....

Câu 4

1. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc.
2. Tấn công quyết liệt.
3. Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động,phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công.
4. Sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực.
5. Vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.

26 tháng 10 2018

thời nào hả bạn

26 tháng 10 2018

thời Lý hay thời Trần