K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 6

Câu chuyện đó nói về việc giữ lời hứa của Bác Hồ: Giữ chữ tín là phẩm chất cao quý trong đời sống xã hội cho nên việc bội tín không chỉ làm xấu bản thân mà con gây tác hại đối với người khác. Việc mình đã hứa thì phải nhớ, phải làm, đó mới cách đối nhân xử thế được người khác yêu mến.

- Em thích chi tiết sau hai năm trở về bác Hồ vẫn nhớ đến lời hứa năm xưa và mua cho cô bé một chiếc lắc bạc

29 tháng 6

Chuyện: Giữ lời hứa:

Hồi ở Pác Bó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:

- Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!

Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:

- Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu.

Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé - bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:

- Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là "chữ tín". Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.

29 tháng 6

1. Sơ đồ tư duy
loading...
 

2. Lập dàn ý cụ thể

I. Mở bài: giới thiệu buổi sáng ở quê em, nơi em ở

Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đầy nắng và gió của một vùng quê yêu dấu. quê hương tôi có những cánh đồng dài thẳng tắp, những con sông dài ngoằn ngoèo,…. Con người ở đây rất hiền hòa và thân thiện, tôi yêu tất cả những gì ở đây. Cảnh là tôi thích nhất ở quê tôi là buổi sáng, một buổi sáng trong xanh và em dịu sẽ mang cho tôi cảm giác sảng khoái cho một ngày làm việc mệt nhọc. buổi sáng nơi tôi sinh ra có những đặc điểm khác biệt rất ít nơi có.

II. Thân bài:

1. Tả bao quát:

– Không khí buổi sáng mát lành, dịu nhẹ vẫn còn sương

– Mùi lúa chín thơm

– Những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá

2. Tả chi tiết: 

a. Khi trời còn tối

– Trời mát mẻ, dễ chịu

– Bầu trời tôi tối

– Gà bắt đầu gáy, báo hiệu một buổi sáng lại đến

– Những chú gà rời khỏi chuồng đi kiếm ăn

– Có vài nhà bật đèn 

– Một vài nhà còn chìm trong giấc ngủ

– Có một vài người qua lại trên đường tập thể dục

b. Khi trời bắt đầu sang

– Bầu trời bắt đầu sáng tỏ và xanh hẳn

– Hầu như mọi người đều đã dậy

– Mặt trời dần dần xuất hiện sau rặng tre

– Trên đường người qua lại bắt đầu nhiều

– Những chú chim kêu rả rích

c. Khi trời sáng hẳn

– Mặt trời lên, trời trong xanh

– Nắng bắt đầu gắt

– Bọn trẻ nô đùa trên đường đến trường

– Những cô chú nông dân vác cuốc ra đồng

– Tiếng máy cày, máy gặt rôm rả

– Gió thổi những cơn nhẹ nhàng

– Còn vài giọt sương còn đọng trên lá.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về buổi sáng ở quê em, nơi em ở

– Nêu tình cảm với quê hương

– Và gắn bó với quê hương như thế nào.

29 tháng 6

+ Tên bài đọc: Hai Bà Trưng

+ Tên tác giả: Truyền thuyết Việt Nam

+ Cảm nhận của em: Qua câu chuyện em thấy một lòng nồng nàn yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm của hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Dù là phụ nữ nhưng hai người vẫn rất dũng cảm, kiên cường đứng lên cầm quân đánh giặc

29 tháng 6

* 2 câu chuyện về lòng yêu nước và về những công dân gương mẫu:

- Câu chuyện: Hai bà Trưng

- Câu chuyện: Thánh gióng

* 1 bài văn tả phong cảnh

Tại vùng quê em, có một góc thiên đàng tuyệt đẹp hơn cả, và đó chính là cánh đồng lúa chín vàng rực.

Cánh đồng lúa ở quê em không phải là một mảnh diện tích rộng lớn, không có hình ảnh cò bay vút qua trong những cuốn sách miêu tả. Thế nhưng, đó là sự kết hợp của nhiều mẫu ruộng nằm gần nhau, tạo thành một dải đất dài lê thê, là nguồn sống nuôi dưỡng hàng thế kỷ của cả làng quê. Giữa những thửa ruộng ấy, có những lối đi nhỏ mòn mạt, trải thảm cỏ xanh non, chỉ đủ rộng cho một người đi qua.

Và khi mùa lúa chín tới, bông lúa trở nên to tròn, như những viên ngọc màu vàng sặc sỡ. Những bông lúa này quá nặng, khiến thân lúa không thể đứng thẳng, mà cúi đầu xuống, như một người cong gù vì gánh nặng cuộc sống. Điều đặc biệt là, như thể các cây lúa đã được chỉ định trước, chúng ngả hướng một chiều như được vẽ ra bởi bàn tay tài hoa. Mùi thơm của lúa chín ấm áp và ngọt ngào tràn ngập, lan tỏa khắp làng, là lời kêu gọi để mọi người đổ ra thu hoạch.

Những cảnh đẹp của cánh đồng lúa chín không chỉ nằm ở sự rực rỡ của cây lúa, mà còn được tô điểm bởi nụ cười hạnh phúc, tận hưởng của những người nông dân. Ánh nắng mặt trời chiếu qua hàng lúa, gắn liền với những nụ cười ấm áp, ánh sáng lấp lánh trong đôi mắt họ. Đây mới thực sự là yếu tố tạo nên vẻ đẹp sâu sắc, không thể phai mờ của cánh đồng lúa chín vàng.

29 tháng 6

Cách trình bày một vở kịch khác với cách trình bày một câu chuyện, bài thơ ở chỗ: Vở kịch có phần giới thiệu tên các nhân vật, Vở kịch có phần miêu tả quang cảnh (cảnh trí) Vở kịch trình bày lời đối thoại của các nhân vật theo thứ tự; ghi rõ đó là lời của ai; hết mỗi lời đối thoại đều xuống dòng.

29 tháng 6

Qua việc so sánh các ngọn đèn em hiểu anh Thành đang muốn nói đến việc phải làm sao để nước ta cũng phát triển như những ngọn đèn của nước khác

29 tháng 6

Câu nói: “Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống

29 tháng 6

Anh Lê đã trao đổi với anh Thành về việc ngày mai có thể đến nhận công việc mà anh Lê xin giúp anh Thành

29 tháng 6

Theo em, câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh Bác Hồ đang tìm đường để cứu nước