K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2017

Nguyên nhân :
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và sau Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa tư bản thế giới bước vào một thời kì khủng hoảng trầm trọng. Các nước đế quốc Ý, Đức, Nhật trở thành những nước phát xít, muốn đánh bại bọn đế quốc Anh, Pháp, Mĩ để tranh cướp thị trường, thuộc địa và thực hiện cái mộng làm bá chủ thế giới. Nhưng cả hai bọn đế quốc ấy lại rất thù địch với Liên Xô và các lực lượng cách mạng trên thế giới. Trong một thời gian, Anh, Pháp, Mỹ đã tìm cách nhượng bộ bọn phát xít về phía Liên Xô.
Nhưng không dám tấn công Liên Xô ngay, Đức, Ý, Nhật đã quay sang đánh bọn Anh, Pháp... trước và do đó đã mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
Diễn biến :
- Giai đoạn thứ nhất của cuộc chiến tranh ( Tháng 9-1939 đến Tháng 6-1941 ): Phát xít Đức tấn công xâm chiếm các nước châu Âu.
- Giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh ( Tháng 6-1941 đến Tháng 11-1942 ) : Đức tấn công Liên xô, Đức, Ý, Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược.
- Giai đoạn thứ ba của cuộc chiến tranh ( Tháng 11-1942 đến Tháng 12-1943 ) : Giai đoạn chuyển biến căn bản trong quá trình đại chiến thế giới thứ hai.
- Giai đoạn thứ tư của cuộc chiến tranh ( Tháng 1-1944 đến ngày 2-9-1945 ) : Phát xít Đức, Nhật tan rã - Chiến tranh thế giới kết thúc.
Kết thúc:
- Tất cả có hơn 50 triệu người chết và hàng chục triệu người bị tàn tật; hàng ngàn thành phố và công trình văn hóa bị tiêu huỷ; rất nhiều tiền của dốc vào chiến tranh và các cơ sở sản xuất bị phá hoại không kể xiết. Đó là một tai họa ghê gớm mà bọn phát xít gây ra cho loài người.
- Làm cho phe đế quốc yếu đi rất nhiều. Ba nước đế quốc hung hãn nhất là Đức, Ý, Nhật đã bị ngã gục; Pháp, Anh thì suy yếu, chỉ còn Mĩ giữ được lực lượng và trở thành trung tâm phản động quốc tế. Trái lại, vị trí của Liên Xô trên thế giới được nâng cao thêm. Nhiều nước ở châu Âu và châu Á sau khi thoát khỏi ách phát xít đã trở thành những nước xã hội chủ nghĩa; đồng thời phong trào cách mạng thế giới có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn.

17 tháng 12 2017

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với các nước tư bản:

* Cuộc khủng hoảng này đã diễn ra ở tất cả các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính (riêng Pháp cuộc khủng hoảng kéo dài đến năm 1936). Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản.

* Sản xuất công nghiệp: sản xuất công nghiệp của thế giới trung bình giảm 38 % (riêng Mĩ giảm 46%), Đức chịu tốc độ âm 47%, riêng ở Mĩ đã có 13 vạn công ty bị phá sản.

* Tài chính: hàng nghìn nhà băng bị đóng cửa (riêng ở Mĩ 10 vạn công ngân hàng phá sản chiếm 40% tổng số ngân hàng của thế giới.)

* Nông nghiệp: Hàng triệu ha cây trồng đã bị phá (riêng ở Mĩ có 75% nông trại đã bị phá sản), người ta đã giết hàng triệu con gia súc và đổ xuống biển hàng trăm triệu lít sữa.

* Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy nền kinh tế tư bản bước vào tình trạng tiêu điều và gây nên những hậu quả cực kì nghiêm trọng: • Hàng chục triệu công nhân bị thất nghiệp,...

17 tháng 12 2017

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) được thể hiện rõ trên các mặt sau đây:

  • Kinh tế: Tàn phát tất cả các ngành kinh tế , kéo lùi sức sản xuất…
  • Xã hội: Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.
  • Chính trị: Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở nhiều nước ( Đức, I –ta –li –a và Nhật Bản).
  • Quan hệ quốc tế: Xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
17 tháng 12 2017

Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển rộng khắp toàn châu Á, trong đó có những nước và khu vực diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ như Trung Quốc, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ, Đông Nam Á,...

17 tháng 12 2017

phong trào giải phóng dân tộc ở châu á phát triển rộng khắp toàn châu

á,trong dó có những nước và khu vực diễn ra sôi nổi,mạnh mẽ như Trung Quốc, Mông Cổ,thổ nhĩ kì, ấn độ ,đông nam á

19 tháng 8 2018

Bản tuyên ngôn đã khẳng định quyền con người đó là quyền tự do ,bình đẳng, và mưu cầu hạnh phúc. Bản tuyên ngôn đã có ảnh hưởng lớn tới nhiều quốc gia mà Mĩ xâm lược trong đó có Việt Nam ,trong bản tuyên ngôn của nước ta ,Bác cũng đã trích dẫn ra bản tuyên ngôn của Mĩ để thấy được tính nhân đạo trong bản tuyên ngôn này.

Tuy nhiên, Bản tuyên ngôn của Mĩ cũng có mặt hạn chế ,đó là chưa đề cập đến quyền của nô lệ và thổ dân da đỏ ,cũng như không xóa bỏ việc bóc lột công nhân và nhân dân lao động.

14 - 7 - 1776 nha bn !!

Hok tốt !!!

vui

4 tháng 1 2019

* Giai đoạn 1918 - 1923:

- Trât tự thế giới mới được thiết lập. Các nước tư bản tiến hành khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

- Diễn ra cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản. Nền thống trị của giai cấp tư sản cầm quyền không ổn định với sự ra đời của các Đảng cộng sản và hoạt động mạnh mẽ của Quốc tế Cộng sản.

* Giai đoạn 1924 - 1929:

- Cách mạng bước vào thời kì thoái trào.

- Nền công nghiệp của các nước tư bản phát triển nhanh chóng, nhất là Mĩ.

* Giai đoạn 1929 - 1939:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 dẫn đến chủ nghĩa phát xít cầm quyền ở nhiều nước.

- Các nước đế quốc phân chia thành hai khối độc lập (khối phát xít Đức, Italia, Nhật Bản và khối Anh, Pháp, Mĩ) dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1939.


16 tháng 12 2017

Với Thế giới:

- Cách mạng tháng 10 có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình lịch sử và cục diện Thế giới:

+ Thắng lợi của Cách mạng tháng 10 và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô Viết đầu tiên trên Thế giới đã làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm Thế giới.

+ Thế giới đã phân chia thành 2 hệ thống xã hội đối lập:

.) Hệ thống xã hội Tư bản chủ nghĩa.

.) Hệ thống xã hội Xã hội chủ nghĩa.

- Cách mạng tháng 10 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho Cách mạng Thế giới về sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản, về khối liên minh công nông và nghệ thuật chớp thời cơ để giành thắng lợi.

- Cách mạng tháng 10 đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào Cách mạng của giai cấp công nhân Quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.

+ Ngay sau khi Cách mạng tháng 10 thắng lợi, một cao trào Cách mạng vô sản đã bùng nổ ở Châu Âu (1918 – 1923) làm chấn động dữ dội nền thống trị của giai cấp tư sản nhiều nước.

+ Quốc tế Cộng sản được thành lập năm 1919 và hoạt động đến năm 1943 có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và thắng lợi của phong trào nông dân nhiều nước.

- Cách mạng tháng 10 mở ra một thời kì mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh. Một xu hướng mới đã xuất hiện trong phong trào giải phóng dân tộc nhiều nước, xu hướng đi theo con đường Cách mạng vô sản dưới ngọn cờ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin với những nhận thức mới.

+ Phong trào giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của phong trào Cách mạng vô sản Thế giới.

+ Tính tất yếu của sự kết hợp chặt chẽ giữa phong trào Cách mạng của giai cấp vô sản và phong trào giải phóng dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung và chủ nghĩa đế quốc.

=> Nhờ đó, phong trào giải phóng dân tộc nhiều nước phát triển mạnh mẽ, Đảng Cộng sản ở nhiều nước ra đời và giành được những thắng lợi quan trọng.

16 tháng 12 2017

-Đơn giản là:

+Thay đổi tư tưởng cách mạng của nhân dân lao động ở các nước thuộc địa

+Thúc đẩy các cuộc đấu tranh chống tư sản và phong kiến ở các nước thuộc địa

31 tháng 12 2018

Phần nhận xét:

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/33120.html