K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2018

Mỗi v hoạt động mạnh nhất với một độ pH nhất định, ngoài độ pH ấy, hoạt tính của enzyme amylase bị giảm.

10 tháng 10 2018

Với nguyên nhân vận động ít, ngủ thiếu

Hiện nay đa số trẻ có xu hướng ít vận động luyện tập thể thao, sau buổi học là dành phần lớn thời gian ngồi xem ti vi, dùng máy tính, điện thoại... Đồng thời, trẻ thường ngủ muộn sau 23h khiến thời gian ngủ không đủ hoặc sẽ ngủ dậy muộn. Trong khi, các hormon kích thích tăng trưởng chiều cao thường được sản sinh ra lúc ngủ sâu, và sản xuất mạnh trong khoảng từ 22h đến 03h sáng.

Với nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng và chăm sóc chưa đúng

Trẻ ăn quá nhiều đạm, uống ít sữa, ăn nhiều chất béo và bột đường nhưng lại thiếu chất đạm (Protein), vitamin (A, D, C…) và chất khoáng (canxi, i ốt, kẽm, sắt…) sẽ dẫn đến thiếu chiều cao. Ngoài ra, trẻ còn không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khiến trẻ thiếu vitamin D để hấp thu Canxi.

Rất nhiều bậc phụ huynh đã thấy được tầm quan trọng của Canxi và khoáng chất đối với chiều cao và thể chất, nhưng chế độ bổ sung lại quá thừa hoặc không đúng cách, khiến cho Canxi thay vì cần phải đi vào xương thì lại dư thừa trong ruột gây táo bón, sỏi thận hoặc dư thừa trong máu gây xơ cứng mạch máu, mô mềm, còn trong xương thì vẫn thiếu. Rốt cuộc là chiều cao không đủ còn khiến con mắc thêm bệnh khác làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Muốn Canxi được hấp thu tối đa vào xương và không dư thừa trong ruột và máu, cần bổ sung Canxi lượng vừa đủ, tốt nhất là dùng dạng nano, và phải bổ sung cùng với vitamin D và MK7 giúp hấp thu vận chuyển tối đa canxi từ ruột vào tận xương.

Chế độ dinh dưỡng nếu thiếu chất đạm (Protein) sẽ khiến xương thiếu Chondroitin để phát triển lớp sụn tiếp hợp và thiếu Collagen (chất hữu cơ của xương) để Canxi gắn vào, cũng như giúp xương dẻo dai, bền chắc.

Một số bé gái đến tuổi dậy thì, do sợ béo và giữ eo đã không dám uống sữa, ăn thiếu chất nhất là thiếu chất đạm, chất béo nên đã bỏ lỡ giai đoạn tăng nhanh về chiều cao của mình.

Một số yếu tố khác khiến trẻ thấp còi là do môi trường, mắc các bệnh nhiễm trùng thường xuyên (ốm vặt), do dậy thì sớm, do thời gian mang bầu và thể trạng lúc 1-3 tuổi có ảnh hưởng mạnh đến chiều cao của trẻ.

Ảnh hưởng của yếu tố di truyền

Chiều cao có tác động của di truyền khoảng 23%. Nếu cha mẹ lùn thì chiều cao của con cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vẫn còn có tới 77% yếu tố khác tác động tới chiều cao. Bởi vậy, nếu bố mẹ thấp mà muốn con cao thì hãy chú trọng hơn cho con về dinh dưỡng, thể thao, giấc ngủ và môi trường để con không thua kém bạn bè về chiều cao và thể lực.

8 tháng 10 2018

khi ta đứng thì cơ nó rút lại hay là co lại, nhưng khi ta co chân lại thì cơ lúc này lại dãn ra hay còn gọi là duỗi ra đó bạn.

8 tháng 10 2018

Cái này hk chắc chắn cô giảng kĩ r :V

8 tháng 10 2018

19 tháng 10 2018

không vì các tế bào cần có cấu trúc giống hệt và cùng thực hiện một chức năng nhất định để tạo nên mô

8 tháng 10 2018

-Quá trình lớn lên và thay đổi, dẫn đến tính chất của xương cũng thay đổi theo thời gian.( VD: xương trẻ em thường mềm hơn người lớn).

-Trên bề mặt của xương có phủ một lớp gọi là màng xương. khi xương gãy, màng xương tích cực tạo ra xương mới lấp đầy xương gãy, và rồi xuownglanhf lại.

8 tháng 10 2018

C1:Vì tỷ lệ chất hữu cơ, vô cơ ở các lứa tuổi không giống nhau:tuổi càng cao tỉ lệ chất cốt giao càng giảm làm xương mất tính mềm dẻo và đàn hồi nên xương rất giòn và dễ gãy

C2:Xương lành lại nhờ lớp màng xương,khi xương bị gãy màng xương tích cực tạo ra xương mới lấp đầy chỗ xương gãy giúp xương lành lại

8 tháng 10 2018

-cơ chế miễn dịch:

+miễn dịch tự nhiên/ko đặc biệt

+miễn dịch thích ứng/đặc biệt

-vì trong cơ thể ko có miễn dịch chống lại virut như sởi,rubella,viêm gan B,viêm não...nên cần tiêm vacxin để cơ thể nhận diện đc virut các loại bệnh đó và có thời gian sản sinh ra miễn dịch chống lại loại virut đó<hệ miễn dịch theo cấu tạo ổ khóa-chìa khóa,nghĩa là mỗi loại miễn dịch chỉ có thể chống loại 1 loại bệnh nhất định>

18 tháng 10 2018
Để phòng các bệnh truyền nhiễm với trẻ em thì tiêm vắc xin là cách phòng ngừa hữu hiệu nhất. Thế nhưng có những lý do khiến cơ thể vẫn mắc bệnh dù trước đó đã tiêm chủng.

Miễn dịch không kéo dài vĩnh viễn

Miễn dịch hình thành trong cơ thể do đáp ứng với vắc - xin sẽ yếu dần theo thời gian và thường cần phải tiêm một liều nhắc lại để kích thích hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.

Theo thời gian, lượng kháng thể trong cơ thể sẽ giảm dần và có khi thấp dưới ngưỡng bảo vệ. Liều vắc xin nhắc lại sẽ giúp gợi lại trí nhớ của hệ miễn dịch để tái sản xuất lượng kháng thể mà trước đó đã được tạo ra .

Một số miễn dịch cũng yếu dần theo thời gian, do đó, tùy từng loại chủng ngừa sẽ được khuyến cáo tiêm nhắc lại sau một khoảng thời gian cố định để kích thích lại hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể.

Ví dụ với vắc - xin phòng bệnh Viêm gan siêu vi B tiêm từ khi sơ sinh, các mũi nhắc lại sau đó vào 1 tháng, 6 tháng, 5 năm. Vắc - xin sởi cần tiêm nhắc cho trẻ lúc 18 tháng tuổi nếu tiêm mũi đơn, hoặc vắc xin phối hợp 3 trong 1 ngừa bệnh Sởi - Quai bị - Rubella sau 4 năm. Hay với vắc - xin phòng bệnh uốn ván, CDC (Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ) khuyến cáo nên tiêm một liều nhắc lại khi trẻ được 11 – 12 tuổi, ngay cả khi trẻ đã được tiêm đúng liều chỉ định khi còn nhỏ, và một mũi nhắc lại cho người lớn 10 năm một lần.

Tác nhân gây bệnh biến đổi theo thời gian

Những nguyên nhân gây ra bệnh bị biến đổi theo thời gian bởi nhiều yếu tố cộng gộp như: môi trường, vi khuẩn kháng thuốc, hệ miễn dịch ở mỗi cơ thể khác nhau…

Viện Y học ứng dụng Việt Nam đưa ra ví dụvirus cúm gây bệnh cúm trên người gần như biến đổi theo từng mùa và các nhà khoa học luôn phải tìm ra những loại vắc - xin cúm hàng năm để đối phó. Mỗi năm, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu về chu trình hoạt động của các viruts và dự đoán loại viruts nào sẽ chiếm ưu thế trong mùa cúm sắp tới để sản xuất ra những loại vắc - xin mới phòng bệnh thích hợp.

Ngoài cúm, còn nhiều loại bệnh có nhiều chủng viruts khác nhau, như viêm màng não mô cầu, viêm gan… do đó rất có khả năng dù đã tiêm phòng rồi vẫn bị mắc bệnh bởi chủng viruts khác. Muốn chắc chắn phòng được bệnh cần phải tiêm đủ các chủng còn lại.

Không được tiêm đủ liều để vắc xin phát huy hiệu quả tối ưu

Nếu không tiêm đủ liều vắc - xin phòng bệnh, cơ thể không thu được hiệu quả miễn dịch bảo vệ cơ thể trước căn bệnh đó.

Tiêm nhắc vắc-xin đủ liều, thường sau mũi 1 sẽ được nhắc lại mũi tiếp theo trong khoảng gian ngắn sau đó (có thể 1 tuần hoặc 1 tháng… tùy theo loại vắc - xin). Việc đủ liều bằng cách tiêm nhắc lại sẽ giúp hệ miễn dịch tái sản xuất lượng kháng thể mà trước đó đã được tạo ra sau đợt chủng ngừa cơ bản đầu tiên.

Những liều vắc-xin tiêm nhắc sẽ giúp cơ thể người được tiêm chủng đạt mức bảo vệ gần như tuyệt đối 100%, một số đối tượng được tiêm vắc-xin nhưng chưa được bảo vệ hoặc mức bảo vệ chưa cao khiến người đã được tiêm chủng vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh. Việc tiêm nhắc các loại vắc-xin làm giảm đáng kể bệnh tật nguy hiểm, đảm bảo sự bảo vệ đặc hiệu và lâu bền trong cuộc chiến chống lại những tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho trẻ em.

Cơ thể không tạo ra đủ đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vắc xin

Tình trạng sức khỏe, tuổi tác và yếu tố gen có ảnh hưởng đến khả năng hình thành miễn dịch để đối phó với bệnh tật sau khi được tiêm phòng. Đó là lý do tại sao trong một số trường hợp vắc -xin sẽ không có hiệu quả tốt trên đối tượng người già và người bị suy giảm miễn dịch do một số bệnh khác.

Mắc bệnh ngay khi vừa tiêm chủng vắc xin

Thường phải mất ít nhất khoảng 2 tuần để cơ thể có thể xây dựng đủ một hàng rào miễn dịch khỏe mạnh sau khi được tiêm vắc - xin. Nếu bị nhiễm bệnh ngay sau khi vừa tiêm vắc - xin, cơ thể chưa tạo được miễn dịch do vậy vắc xin vừa dùng không kịp bảo vệ.

Do đó, những mũi tiêm chủng thường khuyến cáo tiêm cho trẻ em. Với người lớn, nhất là người cao tuổi nên xét nghiệm trước khi tiêm chủng vắc - xin.

7 tháng 10 2018

1. Gãy xương liên quan đến lứa tuổi:

- Trẻ em, xương chưa cốt hóa hoàn toàn nên xương chưa cứng cáp vì thế dễ bị gãy khi gặp ngoại lực tác động vào.
- Ở người trưởng thành, xương cứng cáp nên ít bị gãy hơn (tất nhiên là trừ những lực tác động vào quá lớn, đột ngột ... thì xương vẫn bị gãy).
- Ở người già, xương bị lão hóa, mất chất can-xi (loãng xương) làm cho sức chịu lực của xương giảm nhiều vì thế dễ dàng bị gãy và khi gãy sẽ rất lâu liền xương.

2. Khi gặp người bị gãy xương, chúng ta không nên nắn lại chỗ xương gãy của người đó. Vì chúng ta không có kiến thức chuyên môn (rất nguy hiểm), khi nắn sẽ cho đầu xương gãy làm tổn thương thêm mạch máu, thần kinh những vùng cạnh đầu xương gãy mà thôi.

Tốt nhất chúng ta hãy đặt người bị nạn lên cáng cứng hoặc tấm ván gỗ hay cánh cửa gỗ khi vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

7 tháng 10 2018

1) Cấu trúc xương liên quan đến quá trình tạo xương và phá hủy xương, 2 quá trình này song song tồn tại và mức độ thì liên quan đến tuổi. Xu hướng tuổi càng cao thì quá trình hủy xương cao hơn nhiều so với tạo xương.

2)Không nên vì bạn chỉ cần để người đó trên tấm váng cột người đó cố định không cho di dịch rồi chuyển y như thế cả luôn tấm ván vào bệnh viện , nắn lại phải là chuyên viên xương , người ta chụp phim chính xác , nếu mình không biết thì làm cho họ nặng thêm .

7 tháng 10 2018

5)Bên trong: xương bị phân hủy

=>Thoái hóa

Bên ngoài: Bị ngã sẽ làm co xương gẫy,.

2)-Khắc phục:nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, chondroitin, collagen rất cao, nên ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng chứa đủ các dưỡng chất cần thiết.

7 tháng 10 2018

Nêu những biện pháp phòng tranh bệnh còi xương ở trẻ

- Bổ sung đủ vitamin D, canxi

- Không nên để trẻ bị suy dinh dưỡng

- Tắm nắng

-Vận động lớp lí

Những yếu tố nào của môi trường ảnh hưởng đến cấu trúc và tính chất của xương

Thời tiết, tuổi tác,..

6 tháng 10 2018

1. Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D là nguyên nhân chính dẫn đến vòng kiềng.

6 tháng 10 2018

Câu 1

– Trẻ bị còi xương do thiếu
vitamin D là nguyên nhân chính dẫn đến
vòng kiềng.
– Trẻ tập đứng, tập đi quá sớm.
– Trẻ béo phì, có cân nặng quá tải đối với đôi
chân.
– Do thói quen sinh hoạt một số vùng không
tốt như: địu trẻ trên lưng, trẻ thường xuyên
phải cưỡi ngựa, lừa…

Câu 2

- Những trẻ bụ bẫm có nguy cơ bị còi xương cao hơn trẻ bình thường khác. Vì nhu cầu về canxi, vitamin D và phốt pho của trẻ cao hơn những đứa trẻ bình thường khác.

Câu 3

Những người bị thiếu canxi là : trẻ em, người tuổi dậy thì, phát triển

Hậu quả : còi xương, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chiều cao

Câu 4

- Thiếu ánh sáng mặt trời: Nhiều trẻ bị còi xương chỉ vì cha mẹ giữ gìn quá kỹ hoặc không có điều kiện cho tắm nắng (do yếu tố địa lý khí hậu, mùa đông, vùng núi sương mù, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường...).

- Tình trạng thiếu hụt nặng vitamin D, canxi ,...

- Suy dinh dưỡng

Câu 5

- Thường xuyên tắm nắng

- Bổ sung canxi, vitamin D, dinh dưỡng,...