hãy viết đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi về vấn đề sau: được làm điều mình thích là tự do, thích những điều mình làm là hạnh phúc
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BÀI LÀM :
Trong hệ thống các trò chơi dân gian của ông cha ta xưa đã có rất nhiều trò chơi hay, thú vị và được kế thừa, phát triển đến tận ngày nay, và nhiều trò chơi đã vượt qua giới hạn của một trò chơi dân gian mà trở thành một bộ môn nghệ thuật thực sự. Một trong số đó chính là trò chơi dân gian thả diều. Đây là một trò chơi có từ rất lâu đời và đến ngày nay vẫn được nhiều người yêu thích và lựa chọn để chơi, vì mức độ ảnh hưởng của trò chơi này đến quần chúng khá lớn nên hàng năm nhiều đơn vị đã đứng ra tổ chức các festival thả diều, thậm chí nó còn vượt ra ngoài biên giới quốc gia mang tầm quốc tế bởi có lượng người đông đảo yêu thích bộ môn này.
Thả diều là một trò chơi dân gian đã được xuất hiện cách đây rất lâu, trải qua nhiều thế hệ người Việt Nam tồn tại và phát triển đến tận ngày nay. Không ai biết được chính xác thời điểm mà trò chơi thả diều được ra đời, chỉ biết nó gắn liền với cuộc sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Việt Nam từ rất lâu rồi. Cùng với sự phát triển của lịch sử, trò chơi dân gian thả diều không những không bị mất đi, thui chột mà ngày càng trở nên phát triển, nếu như khi xưa nó chỉ thường được chơi vào các dịp lễ hội, lúc nhàn hạ thì nay thả diều đã vượt qua một trò chơi dân gian trở thành một bộ môn giải trí thực thụ, nó thu hút đông đảo sự yêu thích, đam mê ở người Việt Nam, ở nhiều lứa tuổi, giới tính khác nhau.
Thả diều là trò chơi mà người ta dùng sức gió để đưa diều lên cao, người chơi, người thả sẽ điều khiển bằng sợi dây mảnh, chắc chắn ở bên dưới, có thể điều khiển lên cao, xuống thấp, tùy thuộc vào ý muốn của mình. Điều kiện cần phải có để thả diều chính là có gió, gió cũng không được quá lớn, không quá lặng. Người chơi sẽ dựa vào sức gió để đưa con diều lên cao, sau đó để con diều bay cùng với chiều của gió. Chính bởi đặc điểm này mà thời điểm người ta lựa chọn để thả diều thường là vào lúc sáng sớm và chiều tối, vì lúc này không những có bóng râm mà còn có gió, cường độ của gió cũng rất phù hợp để có thể thả diều.
Về cấu tạo của diều có thể chia thành ba phần, đó chính là phần khung diều, phần giấy diều và phần cuối cùng là dây diều. Trước hết, phần khung diều thường được làm bằng khung tre mỏng hoặc khung bằng gỗ, nhưng khung diều này phải đảm bảo khung diều phải chắc chắn, có thể giữ vững trước sức thổi của gió, khung diều phải cân đối hai bên và trọng lượng phải nhẹ, như vậy diều mới có thể bay lên cao và giữ được thăng bằng giữa không trung. Khi xưa, vật liệu phổ biến nhất mà ông cha ta sử dụng để làm diều chính là thanh tre mỏng, kĩ thuật làm cũng đơn giản, thô sơ hơn so với ngày nay.
Ngày nay, khung diều còn có thể làm bằng kim loại mỏng, vô cùng chắc chắn, làm cho con diều có khả năng bay lên cao hơn bình thường và có thể thích nghi hơn với thời tiết, khi gió lớn một chút cũng không bị quật ngã mà vẫn có thể bay như bình thường. Bộ phận thứ hai không thể thiếu của diều chính là giấy diều, hay còn được gọi nôm na là phần áo của diều. Khi xưa, điều kiện còn thiếu thốn, phần áo diều này được làm từ những mảnh giấy báo thừa, chúng sẽ được dính lại với nhau, dán xung quanh phần khung của diều. Đây cũng là một bộ phận quan trọng bởi đó chính là phần giúp cho diều đón gió và có thể bay lên.
Ngày nay, khi thả diều đã trở thành một bộ môn nghệ thuật thì phần khung hay phần áo diều cũng được thiết kế tỉ mỉ hơn, ngoài giấy thì chất liệu được ưa thích hơn cả chính là ni lông, vải dù, trên đó có những màu sắc vô cùng bắt mắt, độc đáo, có thể là những hình thù khác nhau, có thể là hình cánh bướm, hình chim công, chim đại bàng… Những hình thù của cánh diều được sản xuất đa dạng để phục vụ cho mục đích sử dụng của nhiều người. Phần cuối cùng không thể thiếu của diều chính là phần dây diều, phần dây diều thường là dây dù, đây là loại dây nhẹ, mảnh, chắc chắn có thể giữ chắc con diều giữa không trung và đủ nhẹ để đưa con diều bay lên cao.
Ngày nay, sự phát triển của bộ môn thả diều đã thu hút ngày càng đông đảo lượng người tham gia, mọi người thường tập trung lại với nhau thành những tổ chức, những câu lạc bộ thả diều lớn. Đó chính là nơi những người yêu thích thả diều có thể chia sẻ niềm đam mê với bộ môn này cũng như chia sẻ những kinh nghiệm mà mình biết về thả diều. Họ tham gia thi đấu, tổ chức các festival để những người có cùng sở thích có thể thỏa mãn niềm đam mê của mình, mục đích chính không phải giải thưởng mà là sự giao lưu, chia sẻ.
Thả diều là một trò chơi dân gian lâu đời, trải qua bao thế hệ nó vẫn được người Việt Nam hiện đại yêu thích, kế thừa, thậm chí đưa nó phát triển từ trò chơi dân gian thành một bộ môn nghệ thuật được đông đảo người Việt Nam yêu thích, lựa chọn.
Qua bài tùy bút " Trưa tha hương" cho chúng ta thấy được những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm trèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vì câu hát. Hình ảnh làng quê Bắc Bộ hiện lên đầy sinh động, gần gũi, nên thơ, đan cài với cảm xúc nhớ nhung và tự hào của nhân vật. Vậy ta mới biết, tình yêu quê hương của những con người xa xứ luôn đau đáu, nức nở khi gợn nhớ lại cảnh vật quê hương xứ sở.
- Lười
- Ham chơi
- Bận học.
- Đi học.
- Bị TV thao túng.
- ...
Suy nghĩ của em:
- Tác hại của việc không tập luyện thể thao:
+ Sức khỏe giảm sút, tinh thần nặng nề khó học tập.
+ Cơ thể trở nên ì ạch, không thoải mái về tinh thần cũng rất khó đưa kiến thức vào đầu.
+ Học sinh cần cân đối giữa việc học và tập thể thao.
+ Muốn học tập tốt thì phải có sức khỏe tốt.
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên nhận được những lời quan tâm từ người khác. Những lời quan tâm này có thể đến từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc người lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng đánh giá cao giá trị của những lời quan tâm này. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về giá trị của những lời quan tâm đối với mỗi người.
Đầu tiên, những lời quan tâm có thể giúp chúng ta cảm thấy được sự quan tâm và yêu thương từ người khác. Điều này giúp cho tâm trạng của chúng ta trở nên tốt hơn, giảm bớt căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống. Nếu chúng ta không nhận được sự quan tâm từ người khác, chúng ta có thể cảm thấy cô đơn và bị lãng quên.
Thứ hai, những lời quan tâm cũng có thể giúp chúng ta cảm thấy được động lực để tiếp tục phấn đấu và cố gắng trong cuộc sống. Khi chúng ta nhận được những lời động viên và khích lệ từ người khác, chúng ta có thể cảm thấy được sự động viên và tin tưởng vào khả năng của mình. Điều này giúp cho chúng ta có thêm động lực để vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
Cuối cùng, những lời quan tâm cũng có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và những điểm mạnh, điểm yếu của mình. Khi người khác đưa ra những lời nhận xét và góp ý, chúng ta có thể nhận ra những sai sót và điều chỉnh để trở nên tốt hơn. Điều này giúp cho chúng ta phát triển bản thân và trở nên thành công hơn trong cuộc sống.
Tóm lại, những lời quan tâm đối với mỗi người có giá trị rất lớn. Chúng giúp cho chúng ta cảm thấy được sự quan tâm và yêu thương từ
Trong cuộc sống ngày xưa , phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam thường được sử dụng là ngựa hoặc voi . Vì đây là phương tiện sẽ giúp dân tộc tiểu số về ngày trước vượt qua được mọi địa hình khó khăn , những núi trắc trở và vòng vèo . Từ những miêu tả và nội dung của bài " Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa " đã giúp cho người đọc hình dung , hiểu thêm được nhiều những phương tiện mà chính dân tộc từ đời trước con cháu đã sử dụng có trong từ khoảng thế kỉ X - XVIII và những phương tiện đó đã được coi là bộ phận quan trọng và cũng được coi là thành tố văn hóa vật chất của các cộng đồng tộc người từ thưở xa xưa .
Từ thế kỉ thứ X – XVIII, các dân tộc vùng núi phía Bắc chủ yếu di chuyển theo cách đi bộ. Tuy nhiên, ở một số dân tộc đã xuất hiện các cách vận tải, khác như: Người La Ha, Thái dùng thuyền, bè, mảng; người Sán Dìu dùng xe quệt trâu; Người mông, Hà Nhì, Dao dùng sức ngựa. Khác với các dân tộc vùng núi phía Bắc, các dân tộc ở Tây nguyên lại chủ yếu dùng sức voi, ngựa để vận chuyển. Ở các buôn làng ven sông, suối thì lại sử dụng các thuyền độc mộc.
5 - 6 dòng:
Văn bản đề cập đến các loại ghe xuồng cùng những giá trị và kinh tế và văn hóa của nó với người dân Nam Bộ, ghe xuồng không còn chỉ là một phương tiện di chuyển, vận tải mà nó trở thành một nét văn hóa nơi đây.
10 - 12 dòng:
Văn bản đề cập đến sự đa dạng của các loại ghe xuồng ở Nam Bộ, tác giả chỉ ra các đặc điểm và tác dụng cụ thể của các loại ghe, xuồng Nam Bộ. Về xuồng, có các loại phổ biến như xuồng lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc,… Về ghe, thường là những chiếc ghe có kích thước lớn, sức chở nặng, đi được đường dài như ghe bầu, ghe lồng, ghe chài, ghe ngo, ghe hầu,... Ghe xuồng ở Nam Bộ là một loại phương tiện giao thông hữu hiệu, gắn bó mật thiết với cư dân vùng sông nước, lại vừa ẩn chứa bên trong những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo.