K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2017

Nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven:

  • Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính.
  • Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... những quy định chặt chẽ, đật dưới sự kiểm soát của nhà nước.
  • Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, sản trở người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
29 tháng 12 2017

Câu 1.Các nước Đức, Mĩ đi vào con đường tư bản chủ nghĩa muộn nên có ít thuộc địa nhưng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng.Ngược lại các nước tư bản như Anh, Pháp có tốc độ pháp triển chậm nhưng nắm trong tay nhiều thuộc địa

29 tháng 12 2017

Câu 1.Các nước Đức, Mĩ đi vào con đường tư bản chủ nghĩa muộn nên có ít thuộc địa nhưng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng.Ngược lại các nước tư bản như Anh, Pháp có tốc độ pháp triển chậm nhưng nắm trong tay nhiều thuộc địa

29 tháng 12 2017

2.

Từ thập niên 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô Viết tăng trưởng mạnh mẽ:

  • Về công nghiệp:
    • Bình quân tăng hàng năm 9,6%, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.
    • Năm 1970, điện lực của Liên Xô đạt 740 tỉ Kw/giờ ( gấp 352 lần năm 1913, bằng sản lượng của 4 nước: Anh, Pháp, Tây Đức, I – ta – li – a cộng lại).
    • Năm 1971, thép đạt 121 triệu tấn ( vượt Mĩ).
    • Dầu mỏ đạt 353 triệu tấn.
    • Than đạt 624 triệu tấn
  • Về nông nghiệp: Năm 1970 đạt 186 triệu tấn, năng suất trung bình 15,6 tạ/ha.
  • Về khoa học – kĩ thuật:
    • Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ.
    • Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga – ga – rin lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất.
22 tháng 12 2017

Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời từ cuối thế kỉ XIX và đã lớn mạnh lên rất nhiều vào đầu thế kỉ XX. Họ bị tư bản nước ngoài và triều đình phong kiến Mãn Thanh chèn ép, kìm hãm. Dựa vào các cuộc đấu tranh bền bỉ của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu thành lập các tổ chức chính trị của mình. Tôn Trung Sơn là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.

Tôn Trung Sơn sinh năm 1866 ở tỉnh Quảng Đông, trong một gia đình nông dân. Năm 13 tuổi, ông đến học ở Hô-nô-lu-lu (Ha-oai) vì có người anh buôn bán ở đấy. Sau đó, ông tiếp tục học ở Hồng Công, rồi học y khoa ở Quảng Châu, Ông đã đi nhiều nước trên thế giới, có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng dân chủ Âu-Mĩ một cách có hệ thống. Đứng trước nguy cơ đất nước bị xâm lược ngày càng nghiêm trọng, ông nhìn rõ thấy sự thối nát của chính quyền Mãn Thanh nên sớm nảy nở tư tưởng cách mạng lật đổ triều Thanh, xây dựng một xã hội mới.

Đầu năm 1905, phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc đã lan rộng khắp các tỉnh. Hoa Kiều ở nước ngoài cũng nhiệt liệt hưởng ứng phong trào. Trước tình hình đó, Tôn Trung Sơn từ châu Âu về Nhật Bản, hội bàn với những người đứng đầu các tổ chức cách mạng trong nước để thống nhất lực lượng thành một chính đảng. Tháng 8-1905, Trung Quốc Đồng minh hội-chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời.

Tham gia tổ chức này có trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, cùng một số ít đại biểu công nông. Cương lĩnh chính trị của Đồng minh hội, dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn, nêu rõ: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Mục tiêu của Hội là đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hộ, phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường dân chủ tư sản. Tôn Trung Sơn và nhiều nhà cách mạng khác đã tích cực chuẩn bị mọi mặt cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang.

Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh” Quốc hữu hóa đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản, châm ngòi cho một cuộc cách mạng.

Ngày 10-10-1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng và lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.

Ngày 29-12-1911, Quốc dân đại hội (gồm đại biểu các tỉnh nổ ra cách mạng) họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống, đứng đầu là Chính phủ lâm thời. Tại đại hội này, Hiến pháp lâm thời được thông qua, công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do dân chủ của mọi công dân, nhưng không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân như đã ghi trong Cương lĩnh của Đồng minh hội.

Trước thắng lợi bước đầu của cách mạng, một số người lãnh đạo Đồng minh hội chủ trương thương lượng với Viên Thế Khải-một đại thần của triều đình Mãn Thanh. Theo thỏa thuận, sau khi đã ép buộc vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn phải từ chức (2-2912), ngày 6-3-1912 Viên Thế Khải tuyên bố nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc. Trên thực tếm cách mạng đến đây chấm dứt. Các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền.

Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quố, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. Cách mạng Tân Hợi tuy thành lập “Dân quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

22 tháng 12 2017

Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai

“Kẻ gieo gió phải gặt bão" - chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a. Nhật Bản. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.



13 tháng 12 2018

Chiến tranh kết thúc, hàng triệu người dân và người tị nạn châu Âu bị mất nhà cửa. Nền kinh tế cả châu lục sụp đổ, phần lớn các hạ tầng công nghiệp bị phá hủy. Liên Xô bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại của nền kinh tế lên đến 30%

Hơn 70 quốc gia với 1 700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.

22 tháng 12 2017

Nội dung :
- Kinh tế : Thống nhất tiền tệ, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ờ nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông...
- Chính trị, xã hội : Xóa bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những HS ưu tú đi học ờ phương Tây.
- Về quân sự : Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, phát triển công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
Ý nghĩa : Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhặt Bán trở thành một nước có nền kinh tế công - thương nghiệp phát triển nhất ờ châu Á, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền của Nhật Bản trước sự xâm lược của đế quốc phương, Tây.

22 tháng 12 2017

Nội dung :
- Kinh tế : Thống nhất tiền tệ, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ờ nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông...
- Chính trị, xã hội : Xóa bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những HS ưu tú đi học ờ phương Tây.
- Về quân sự : Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, phát triển công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
Ỷ nghĩa : Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhặt Bán trở thành một nước có nền kinh tế công - thương nghiệp phát triển nhất ờ châu Á, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền của Nhật Bản trước sự xâm lược của đế quốc phương, Tây.

21 tháng 12 2017

Cuối thế kỉ XIX hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa, chỉ có Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước Phương Tây. Sở dĩ như vậy là bởi vì:

  • Thứ nhất, Xiêm chính là nơi để Pháp và Anh tranh giành ảnh hưởng.
  • Thứ hai, nhờ chính sách mềm dẻo của vua Rama V cùng với các tiến bộ trong nước trên các lĩnh vực. Cụ thể, Xiêm biết tiếp cận với văn hóa cũng như các thành tựu khoa học – kĩ thuật, quân sự của Phương Tây.
  • Thứ ba, Xiêm có những chính sách ngoại giao rất khôn khéo, nên Xiêm chỉ là vùng đệm của các đế quốc.

=> Mặc dù Xiêm là nước duy nhất không phải là thuộc địa, tuy nhiên trên thực tế Xiêm vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào các nước Phương Tây.

21 tháng 12 2017

Câu trả lời hay nhất: trong những năm cuối tk XIX hầu hết các quốc gia đông nam á đều trở thánh thuộc địa của chủ nghĩa thực dân nhưng nước Xiêm(nay là thái lan) là nước duy nhất thoát khỏi dược số phận đó.theo tôi có ba nguyên nhân để giải thích cho việc đó
thứ nhất,Xiêm là nơi tranh giành ảnh huỏng của Pháp và Anh
thứ hai do các chính sách ngoại giao của các quốc vương Xiêm rất khôn khéo
thứ ba đó là do Xiêm đã tiếp cận với văn hóa cũng như các thành tựu kh-kt,quân sự cua phuơng tây.
nhưng trên thực tế thì nước Xiêm vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các nước phuơng Tây.