K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2017

Lộ Mạn Mạn, Mộc Lung Hoa, Bùi Thị Thu Hồng, Trần Hoàng Nghĩa, Lê Trọng Phúc giúp t với

28 tháng 12 2017

Từ giữa thế kỉ XIX, khi các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản đã hoàn thành cách mạng tư sản, đua nhau bành trướng thế lực, xâm chiếm thuộc địa thì ở hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á, chế độ phong kiến vẫn giữ địa vị thống trị và đều lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội. Nhân cơ hội này, các nước thực dân phương Tây mở rộng và từng bước hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm.

Ở In- đô-nê-xi-a, ngay từ thế kỉ XV, XVI, thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đã có mặt và từng bước chiếm lĩnh thị trường. Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập nền thống trị thực dân trên đất nước này.

Phi-líp-pin cũng bị thực dân Tây Ban Nha thống trị từ giữa thế kỉ XVI. Sauk hi giành thắng lợi trong chiến tranh với Tây Ban Nha năm 1898, đế quốc Mĩ liền tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Phi-líp-pin (1899-1902) và biến quần đảo này thành thuộc địa của mình.

Ở Miến Điện (nay là Mi-an-ma), từ năm 1824 đến năm 1885, thực dân Anh đã tiến hành 3 cuộc chiến tranh xâm lược. Năm 1885, Anh thôn tính Miến Điện rồi sát nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.

Mã Lai (nay thuộc Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po) sớm bị các nước tư bản nhòm ngó, can thiệp. Đến đầu thế kỉ XX, Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của Anh.

Ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

Xiêm trong nửa sau thế kỉ XIX trở thành “vùng đệm” của đế quốc Anh và Pháp. Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối ổn định về chính trị.

=>vì các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa là bởi vì: trong thời kì cách mạng công nghiệp, kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng làm cho nguyên liệu và thị trường tăng nhanh, do đó các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
3 tháng 1 2018

khi ấy các thế lực phát xít nổi lên mạnh mẽ ở cả Âu và Á, châu Âu bị chia rẽ giữa các nước tư bản-tư bản, tư bản-xã hội chủ nghĩa, Mỹ giữ vị thế trung lập cho mãi tới trận Trân Châu Cảng thì một nước Liên Xô vừa vực lên sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc nội chiến, đồng thời còn đang phải ôm đồm những nghĩa vụ quốc tế vô sản, liệu họ có ngăn chặn nổi cuộc đại chiến mà phe phát xít rắp tâm thực hiện cho bằng được.

20 tháng 5 2020

Xin chào các anh chị, em là một học sinh lớp 6 và xin trả lời vì nếu Liên Xô nhảy vào cuộc chiến sẽ rất khó khăn về mặt người lẫn vũ khí vì hai lí do

1. Chính vì quân đội Đức quá mạnh về mặt quân đội lẫn năng xuất

VD: xe tăng PanzerIV, xây đường cao tốc, làm ra nhiều nhà may cho người thất nghiệp,...

2.Liên Xô không có bất cứ đồng minh nào có thể đánh nổi Đức nhất là khi Mỹ chưa tham gia chiến tranh Anh thì đang bê bốn với việc Pháp bị chiếm

4 tháng 11 2018

Mình ko biết kẻ bảng.

Các thành tựu khoa học - kĩ thuật ở các thế kỉ XVI - XVIII :

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

Sử học

Bên cạnh các bộ sử cửa nhà nước, xuất hiện nhiểu bộ sử của tư nhân như Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục...

Địa lí

Có tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư

Quân sự

Có tập Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ

Triết học

Có mội số bài thơ, tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn

Y học

Có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Kĩ thuật

Biết dùng súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành lũy

23 tháng 12 2017

1.

-cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ t2/1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tai. Đó là cuôc cách mạng dân chủ tư sản

-cuộc cách mạng thứ hai doLeennin và Bôn sê vích Nga vạch kế hoạch và lãnh đạo thực hiện thắng lợi, lật đổ chính phủ lam thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhât toàn quốc của Liên xô.

22 tháng 12 2017

2) Nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng vì Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932 là Ru-dơ-ven đã thực hiện Chính sách mới. Chính sách này nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi các ngành kinh tế - tài chính, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước đối với việc sản xuất và lưu thông hàng hóa.

22 tháng 12 2017

Vì khi khủng hoảng nổ ra, hàng hoá không tiêu thụ được, sản xuất bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá sản, thợ thuyền bị thất nghiệp, thị trường bị rối loạn. Tình trạng thừa hàng hoá không phải là so với nhu cầu của xã hội, mà là “thừa” so với sức mua có hạn của quần chúng lao động. Trong lúc khủng hoảng thừa đang nổ ra, hàng hoá đng bị phá huỷ thì hàng triệu người lao động lại lâm vào tình trạng đói khổ vì họ không có khả năng thanh toán nên đc gọi là khủng hoảng "thừa"