K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2017

Khó khăn: gặp những thách thức lớn như sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tê - xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ

28 tháng 3 2017

– Tỉ lệ dân cư thành thị ngày càng tăng, từ 13,6% (năm 1900) lên 37,7 % (năm 1970) đạt 48,0% (năm 2005), tăng 34,4%.
– Tỉ lệ dân cư nông thôn ngày càng giảm, từ 86,4% (năm 1900) xuống còn 62,3% (năm 1970), 52,0% (năm 2005).\

=> không đồng đều

28 tháng 3 2017

Câu 1 :

- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.
- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.
- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế

28 tháng 3 2017

Câu 4 :

Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
- Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.

Theo mk thì thế này nha!

Về mùa hạ,khối gió mùa mùa hạ theo hướng tây nam từ vịnh Ben-gan tiến vào nước ta đem theo hơi nóng ẩm .nam bộ trực tiếp đón đợt gió này ,theo thời gian,gió đi lệch vòng qua dãy Trường Sơn ,vì địa hình dãy núi này cao nên khi khối gió vượt qua dãy núi này để đến bên kia dãy núi tính chất nóng ẩm đã bị mất đi ,thay vào đó nó sẽ mang tính chất nóng khô.

-> miền nam tuy gần xích đạo nhưng nhiệt độ tb mùa hạ vẫn thấp hơn ở bắc trung bộ ,đb bắc bộ,và nam tây nguyên

4 tháng 10 2018

Nói đơn giản thì thế này:
_ Khi trời nắng, ko khí khô, nên thân và cánh chuồn chuồn rất nhẹ, có thể bay cao đc.
_ Khi trời sắp đổ mưa, độ ẩm ko khí tăng cao, làm đôi cánh của chuồn chuồn trở nên ẩm và nặng. Vì thế lúc này chuồn chuồn bay cao không đc. Nên phải bay là là dưới thấp.
Quan sát đc đặc điểm này của chuồn chuồn mà dân gian có thể dự đoán đc khi nào trới sắp mưa.

27 tháng 3 2017

- Vs các loài côn trùng có cánh dễ dàng cảm nhận khi độ ẩm không khí thay đổi, nhất là loài chuồn chuồn.
- Chuồn chuồn là loài côn trùng có cánh mỏng manh, nếu không khí có độ ẩm cao ko thể bay cao đc ( vì lúc đó cánh chuồn chuồn bị ướt), nếu đọ ẩm thấp thì chuồn chuồn bay lên cao 1 cách dễ dàng( ngược lại)thanghoa

26 tháng 3 2017

Câu 1 :

Vì nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nóng ẩm mưa
+ Lượng mưa Tb năm cao nên sông có nhiều nước
Kèm theo đó là quá trình xâm thực(bóc mòn) tạo ra các thung lũng sông

Câu 2 :

- Vì lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát biển.
- Địa hình nước ta có nhiều đồi núi (chiếm 3/4 diện tích), Đồi núi lấn ra sát biển nên dòng chảy ngắn, dốc

26 tháng 3 2017

Câu 3 :

Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính đó là hướng tây bắc-Đông Nam và Hướng vòng cung do:
Hướng nghiêng Địa hình quyết định hướng chảy của sông mà nước ta có 2 dạng địa hình chính là tây bắc-Đông Nam và Hướng vòng cung

Câu 4 :

Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn do:
-Sông ngòi nói chung có nhiều phù sa là do độ dốc lớn, chảy từ núi xuống đồng bằng rồi ra biển trong một khoảng ngắn, kiểu như ở miền Trung. Hoặc do tính chất đất theo dọc dòng sông nên có nhiều phù sa.
-Tùy theo độ dài, những nơi chảy qua và lưu lượng nước lớn thì phù sa nhiều hay ít. Chẳng hạn, sông Cửu Long, thuộc sông Mêkông, là con sông lớn thứ 6 trên thế giới, có chiều dài lớn, lưu lượng nước nhiều và chảy qua nhiều quốc gia, địa hình... nên có nhiều phù sa.