hãy neu cảm nhận của bạn về thánh gióng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Bạn phải tự ôn thi chứ, tất cả các kiến thức ghi hết trong vở Lịch sử rồi mà, học hết tất cả là được .

Quê hương tôi đẹp lắm các bạn ơi!Mọi thứ nơi đây đều hòa quyện với nhau như một nơi kì vĩ, kì quan thiên nhiên.Tôi biết rằng có những nơi cũng rất thú vị nhưng nó vẫn không thú vị bằng nơi tôi sinh ra và cũng là nơi tôi chôn rau cắt rốn

Bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn ba - la - lai - ca trong đêm trăng và nhìn ngắm sự kì vĩ của công trình thủy điện trên sông đà , mơ tưởng về một tương lai tốt đẹp sau khi công trình hoạn thành . Qua đó , ca ngợi sức mạnh của những con người đang chế ngự , chinh phục dòng sông và sự gắn bó , hòa quyện giữa con người với thiên nhiên .
Nội dung của bài tập đọc " Tiếng đàn ba - lai - ca trên sông Đà là :
Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên .


Rượu nhạt uống lắm cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm:
: Nói năng ở chừng mực vừa phải khiến người ta dễ tiếp thu, quá đi một chút là dở.
nhớ k cho mk vs nhé

Ồ! Đó là tiếng kêu của con mèo Trắng nhà tôi đấy, nó đang cùng đàn con gồm ba chú mèo dễ thương đến chơi với tôi. Nhìn nó chơi đùa với đàn con mà tôi thấy vui trong lòng, nhưng để có được như ngày hôm nay thì con Trắng nhà tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn và vất vả.Chợt, tôi nhớ lại chuyện xảy ra lúc đó…
Đó là lúc cách đây khoảng một năm, khi đó tôi mới học lớp 7, con Trắng còn chưa đẻ con, nó mới 2 tuổi, còn trẻ lắm, nó hay chơi đùa với tôi. Trắng là một con mèo màu trắng buốt, thân hình thon thả, đuôi dài, chân nó với miếng đệm màu hồng mềm mại bên dưới giúp nó di chuyển mà chẳng gây ra tiếng động nào, dù chỉ là nhỏ nhất. Chiếc đầu nó thì nhỏ nhắn, xin xắn, kèm theo đôi tai và đôi mắt đen tuyền dễ thương trông rất đáng yêu. Đừng nghĩ nó chỉ là một con mèo cảnh mà không biết bắt chuột nhé! Chiếc mũi hồng lúc nào cũng ươn ướt với đôi tai cực nhạy bén và đôi mắt cực kì tinh một khi đã kết hợp lại thì chẳng chú chuột nào chạy thoát. Ngoài ra, bộ móng vuốt sắc nhọn có thể thu lại gọn gàng càng làm cho Trắng như trở thành một sát thủ điêu luyện thực sự. Có một đặc điểm giúp tôi không thể nhàm lẫn Trắng với bất kì con mèo nào khác đó là vài chiếc đốm đen nhỏ xíu ở trên đuôi của Trắng. Và đó chính là ấn tượng đặc biệt sâu đậm khi lần đầu tiên tôi nhìn thấy Trắng.
Trắng rất thích nằm, nó có thể nằm ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, bất cứ thời điểm nào. Mọi người nghĩ rằng nó rất lười và thường thắc mắc:<< Tại sao nó lại lười thế nhỉ? >> Nhưng chỉ có tôi biết được, đó là lúc nó đang thư giãn, nó cần được gãi vào bộ lông mượt mà của nó, nhất là ở trên đầu và vùng bụng. Trắng rất thích chơi đồ chơi, nó thích những thứ tròn và lăn được, mà cuộn len là thứ nó thích nhất. Biết được sở thích của nó nên lâu lâu tôi lại lén lấy một vài cuộn len của bà, và mỗi lần như thế thì lại có chuyện xảy ra: Nếu không phải là sợi len vương vãi khắp nhà thì cũng là những tiếng đỗ vỡ của bình hoa do Trắng làm lúc hứng chí. Ban đầu bố mẹ tôi còn la, nhưng nhiều lần như thế rồi đâm ra bố mẹ tôi xem đó như chuyện thường ngày và <> luôn, ghiền cái cảm giác được mắng <> chú mèo Trắng dễ thương mà tôi yêu quý. Từ đó bố mẹ coi Trắng như là một thành viên, không! Như là một người con quan trọng trong gia đình.
Tôi cứ tưởng mọi việc sẽ êm đềm trôi qua như vậy thì ngờ, vào một ngày, tôi chẳng thấy Trắng đâu cả! Tôi sợ lắm! Sợ không còn gặp lại Trắng nữa, sẽ không còn được vuốt ve bộ lông mượt mà của nó nữa, sẽ chẵng còn được mang những cuộn len cho nó chơi nữa! Thế là tôi bắt đầu đi tìm Trắng, ba mẹ tôi cũng vậy, tất cả mọi người trong nhà tôi, kể cả hàng xóm cũng vậy, ai nấy đều yêu mến Trắng và đang xôn xao đi tìm nhưng tìm mãi chẳng thấy nó đâu. Tìm không thấy tôi bắt đầu lo lắng: << Chẳng lẽ Trắng ghét mình nên bỏ đi mất rồi? Nhưng nó đang mang bầu thì đi đâu được? Hay là nó đã bị ăn thịt rồi? >> Chỉ nghĩ đến hai chữ << Hay là >> đó thì tôi bần thần cả người, tôi chực khóc, nhưng vì là đàn ông nên tôi cố kìm nén cảm xúc của mình. Tôi buồn, tôi buồn lắm, tôi nhớ cái ngày nghe tin Trắng đã có thai thì tôi nhảy cẫng lên, vui mừng khôn xiết, mà bây giờ lại phải chấp nhận sự thật rằng: << Trắng đã ra đi, không còn trở lại nữa! >>. Thấy tôi buồn thì bố tôi an ủi:
- Con à, đừng buồn nữa.
- Nhưng đâu tìm thấy Trắng đâu bố, chắc nó đi thật rồi?
- Đừng lo con ạ, ba sẽ đăng lên báo nhờ người tìm giúp, đừng nản chí con nhé!
Nghe được những câu đó, tôi dường như được tiếp thêm sức mạnh, tôi nghĩ chắc chắn sẽ tìm được Trắng thôi. Nhưng rồi 1 ngày, rồi 2 ngày, 3, 4,5 ngày mà vẫn chẳng thấy Trắng đâu cả, kể cả những tin gì về nó. Tôi bỗng hụt hẫng và bắt đầu ý nghĩ chấp nhận rằng Trắng đã đi thật rồi!
Ngày qua ngày, tôi chỉ biết ngồi cầm những vật mà Trắng thích: Cuộn len loại xịn mà tôi đã đích thân tặng , quả bóng đồ chơi, cả cái chén ăn cơm của nó nữa,… Tôi ngồi thẫn thờ nhìn lên bầu trời xa xăm, đám mây trôi lững lờ bỗng dừng lại, đàn chim bỗng ngừng hót, cây cối ngừng rơi lá,… Tất cả như chia sẻ nỗi buồn cùng tôi.
Tôi nghĩ mọi việc đã kết thúc! Nhưng nó chỉ thực sự kết thúc khi nó đã đến hồi kết. Vào ngày thứ 11 sau khi đăng báo, thì bất ngờ có một người đến nhà tôi và đưa cho tôi một thùng các-tông to đùng, tôi mở ra xem thì rất bất ngờ: Trong đó chính là Trắng và ba chú mèo con chưa mở mắt. Khi thấy Trắng bỗng nhiên bị sứt một bên tai thì tôi hỏi chú ấy:
- Chú ơi, tại sao con mèo nhà cháu bị như vậy?
- À, chú tên là Nam, nhà ở khu bên, chú làm nghề xe thồ, nhà chú cũng có nuôi một con mèo đực. Chú cứ thấy con mèo Trắng nhà cháu luẩn quẩn quanh nhà chú, chú định đuổi đi thì thấy nó có vẻ mệt mỏi, còn lại có bầu nữa, thế là chú cho nó ở lại và còn chia cho nó một phần cơm nữa. Cứ từ đó con mèo nhà chú và con mèo Trắng cứ quấn quýt lấy nhau, chú mới hiểu ra rằng: con mèo nhà chú đã lên chức làm cha, làm cha của những chú mèo nhỏ dễ thương chờ ngày chào đời.
Tôi định hỏi chú vài câu hỏi thì chú lại nói tiếp:
- Chú cứ tưởng Trắng sẽ ở nhà chú luôn chứ! Ai ngờ tới ngày nó đẻ, chú mời bác sĩ thú y tới để khám, về đến nhà lại chẳng thấy nó đâu. Thế là chú tức tốc lên xe và đi tìm nó, chú lái đi khắp mọi nơi, mọi ngóc ngách mà chẳng tìm được, chú định bỏ cuộc thì nghĩ đến một nơi: bãi đất trống gần sân vận động. Chỉ nghĩ đến đấy thì chú liền phóng ngay xe đến nơi và chú đã được đền đáp: tiếng mèo Trắng kêu meo meo và vài tiếng kêu nhỏ của ba chú mèo con đang ở trong bụi rậm kia. Chú vội vã chạy tới nhưng lại nhìn thấy 1 con mèo hoang tiến từ từ tới trước mặt con mèo kia và nhìn vào đám con của Trắng bằng ánh mắt ghê rợn, như muốn ăn tươi nuốt sống đàn mèo nhỏ kia. Trắng chưa biết được chuyện đó và nằm dài ra đất một cách mệt mỏi. Con mèo hoang bước từng bước tới chỗ đám mèo con, những chiếc vuốt sắc nhọn của nó vụt xuống định cào mèo con. Nghe thấy tiếng động và nhìn thấy cảnh tượng ấy, nó dùng hết sức chạy nhanh tới cào vào lưng con mèo hoang, đám mèo con đã thoát chết trong gang tấc. Con mèo hoang tức lắm, nó quay lại và nhìn Trắng một cách dận giữ. Hai con mèo nhìn nhau mắt không rời, rồi chúng xù lông lên, kêu << meo meo >> như để cảnh báo, và chúng bất ngờ xông vào nhau. Trắng dường như được tiếp thêm sức mạnh nhờ tình mẫu tử nên xông thẳng vào, bất chấp khó khăn. Hai con mèo đánh nhau dữ dằn, một trận đấu thật kinh hoàng! Một lúc sau, con mèo hoang dường như đã mệt lả, nó không còn sức để chiến đấu nữa, nó nhảy đi chỗ khác và bỏ đi. Trắng dường như đã thấm mệt, nó nằm phịch xuống đất, tai rươm rướm máu. Chú từ bụi rậm nhìn thấy tất cả, vội chạy tới và ẵm con Trắng cùng đám con của nó về nhà. Nhờ bác sĩ thú y chăm sóc mà nó hồi phục rất nhanh, riêng trên tai thì hằn lại vết sẹo. Chữa cho nó xong, bác sĩ thú y liền đưa cho chú tờ báo, chú đọc và rất ngạc nhiên khi cháu là chủ nhân của Trắng. Đó là toàn bộ câu chuyện đấy cháu ạ!
Tôi mừng lắm, ôm chầm lấy Trắng và reo lên: << Mày giỏi quá Trắng ạ! >>. Nó dường như hiểu được điều đó nên cũng kêu lên <> như vui mừng. Tôi cảm ơn chú, vẫy tay chào tạm biệt chú cho đến khi bóng chú đã khuất ở xa xa.
Tôi đang nhớ lại chuyện cũ thì bỗng: <>. Tôi giật mình, thì ra là tác phẩm của Trắng cùng đàn con, đó là một chiếc bình vỡ. Tôi liền don dẹp ngay. Lúc ấy , trên bầu trời xa xăm, mây lại trôi, chim ca líu lo, cây lại rung rinh, và ông mặt trời chuẩn bị kết thúc công việc hôm nay, để lại một buổi hoàng hôn vô cùng rực rỡ.

Bài tóm tắt
Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ- men, một hoạ sĩ già cũng sống ở đó với họ, cả đời cụ khao khát vẽ một kiệt tác nhưng chưa thoả ý. Chẳng may, mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô Ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá.
Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men ban đau mắng um lên nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.
P/s tham khảo nha
Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ- men, một hoạ sĩ già cũng sống ở đó với họ, cả đời cụ khao khát vẽ một kiệt tác nhưng chưa thoả ý. Chẳng may, mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô Ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá.
Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men ban đau mắng um lên nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.

Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

- Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng. Luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn. Còn Lí Thông là kẻ vong ân bội nghĩa, xảo trá, gian ác, thấp hèn. Hình tượng nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho hai thái cực thiện và ác.
- Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.
- Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.
Bài làm
Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh được
Truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và luôn mang trong mình một vẻ đẹp của tinh thần nhân văn cao quý. Câu chuyện, cảnh vật, con người... được nói đến trong truyện cổ dân gian rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Từ truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích cho đến truyện cười, truyện ngụ ngôn,... mỗi truyện đều có một sắc thái riêng, ý vị riêng và thật đáng yêu, đáng nhớ.
Thánh Gióng là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh của dân tộc vào thời đại vua Hùng Vương thứ 6. Hơn thế nữa, Thánh Gióng còn là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước với hình tượng nghệ thuật đẹp, được xây dựng bằng một tầm vóc cao cả, kì vĩ
Trước hết, truyện Thánh Gióng tràn đầy tình yêu nước - đất nước Văn Lang thân yêu bị giặc Ân xâm lăng. Thế giặc như sóng dữ tràn tới. Làng xóm ta bị giặc đốt phá, nhân dân ta bị giặc tàn sát dã man. Nhà vua kêu gọi bậc hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Mới lên ba tuổi, Gióng đã đứng lên ứng nghĩa, đáp lại lời kêu gọi của non sông. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua, trả nợ nước. Một tiếng nói vang dội núi sông đến muôn đời:
- Nhà ngươi hãy về tâu với Đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này!
Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới may mặc đã chật. Nhà mẹ Gióng lại rất nghèo. Cả làng thương Gióng, bà con đem cơm gạo, lụa vải đến để nuôi Gióng. Tình tiết ấy nói lên rằng, khi Tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta đã biết đoàn kết một lòng, đem nhân tài, vật lực ra đánh giặc cứu nước.
Trên chiến trường, Gióng thúc ngựa sắt xông vào lũ giặc. Ngựa sắt phun lửa. Gióng vung roi sắt đánh cho giặc Ân tơi bời, kinh hồn bạt vía.
Roi sắt gãy khi trận đánh đang diễn ra ác liệt. Gióng mưu trí nhố’ tre làm vũ khí quật vào quân cường bạo. Giặc chết như ngả rạ. Gióng đã biến cái gộc tre bình dị thành vũ khí vô cùng lợi hại để tiêu diệt kẻ thù.
Hình ảnh người con trai làng Gióng xông pha giữa rừng tên mũi giáo của giặc Ân, lúc thì vung roi sắt đánh giặc, lúc thì nhổ tre quật giặc đã thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song và sức mạnh vô địch của người anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Đánh tan giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời. Vua sai lập đền thờ, truy phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Thánh Gióng đã trở thành một người anh hùng bất tử, được nhân dân ta đời đời ngưỡng mộ và biết ơn.
Có thể nói, chàng trai làng Gióng là một anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến công. Truyện Thánh Gióng mãi mãi là bài ca yêu nước, thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta.
Thánh Gióng còn là một truyện cổ thần kì có hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Từ dấu chân người khổng lồ trên ruộng cà, đến cái vươn vai của chú bé làng Gióng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện một cách hào hùng bước đi lên của lịch sử dân tộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta trước họa xâm lăng. Ngựa sắt phun lửa, hí vang trời. Gióng vung roi sắt đánh giặc, nhổ tre quật vào đầu giặc tơi bời, truy kích đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan. Gióng cởi áo giáp sắt mắc lên cành cây, Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Những hình tượng tuyệt đẹp ấy nói lên trí tưởng tượng kì diệu, ca ngợi tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.
Truyện Thánh Gióng vừa có hình tượng tuyệt đẹp, vừa tràn đầy tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam.
Truyện Thánh Gióng bồi đắp tâm hồn tuổi thơ niềm tự hào dân tộc. Thánh Gióng đã đem đến cho ta giấc mơ đẹp:
"Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi llưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!"