K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 7 2021

THAM KHẢO!

- Sinh ra trong gia đình hào phú, nhưng lại không có học, cư xử hồ đồ, thô bạo

- Tính tình đa nghi, ích kỉ, đối với vợ thường phòng ngừa quá sức

- Nóng nảy, gia trưởng

13 tháng 7 2021

Tham khảo

Ở nhân vật Trương Sinh, chàng không hề  khát vọng công danh, sự nghiệp. Chàng dễ dàng chấp nhận sống cuộc đời bình thường theo kiểu nữ nhi thường tình. Là con nhà hào phú, chàng  điều kiện để học hành thành tài hơn hẳn người khác. Đó cũng là điều mà cha mẹ chàng luôn mong ước.

13 tháng 7 2021

Tham khảo

Nhà văn đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ của nàng. Trước hết, đặt vào hoàn cảnh cuộc sống vợ chồng, nàng là một người vợ chu đáo, giàu đức tính hy sinh, yêu thương chồng, chung thủy. ... Khi chồng vắng nhà, nàng đã một mình sinh con, chăm sóc con và yêu thương hết mực.

13 tháng 7 2021

Tham khảo

câu văn 

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

khái quát vẻ đẹp toàn diện của Vũ Nương

13 tháng 7 2021

THAM KHẢO!

- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam

- Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của họ đòng thời lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các hủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời.

13 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

 Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam

- Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của họ đòng thời lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các hủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời.

13 tháng 7 2021

Cái này theo ý hiểu của chị là: Sống không có mục đích

Dàn ý này em tham khảo nhé, chủ đề same same nên chị tìm cho em tham khảo này:

1. Mở bài

Dẫn dắt vấn đề: Bàn về cách sống không mục đích, J.Ruskin đã nói: “Sống không có mục đích khác nào con thuyền lênh đênh ngoài biển khơi mà không có la bàn”.

2. Thân bài

– Cắt nghĩa câu nói:

+ “Mục đích” là kết quả mà ta mong muốn, là điểm đích cuối cùng ta đạt được sau những cố gắng, nỗ lực.

+ “Sống không có mục đích” là sống không có lí tưởng, sống không mơ ước và mơ hồ trong cuộc sống của chính mình.

–> So sánh việc sống không mục đích với con thuyền lênh đênh ngoài biển khơi không có la bàn nhằm nhấn mạnh sự vô định, mất phương hướng trong cuộc sống nếu không có mục đích sống rõ ràng.

– Vì sao phải sống có mục đích:

+ Cuộc đời của con người vốn là những hành trình dài, nếu như không có những mục đích rõ ràng, chúng ta khó có thể bước qua được những thử thách để đến đi đến được vạch đích cuối cùng.

 

+ Khi có những mục đích sống nghĩa là chúng ta biết mình muốn gì, cần gì, khi ấy để thưc hiện được con người sẽ huy động được những cố gắng, năng lực để thực hiện.

+ là nguồn động lực giúp chúng ta vượt qua những thử thách, có thêm niềm tin vào tương lai và sống một cách tích cực hơn, ý nghĩa hơn.

+ Sống có mục đích sẽ giúp cuộc sống của con người trở nên ý nghĩa hơn, chủ động hơn nó giúp ta đi đúng hướng, sống đúng theo mong muốn của mình.

– Sống không mục đích:

+ Sống không mục đích sẽ làm cho con người trở nên bị động trước hoàn cảnh, sống mông lung không biết mình muốn gì, làm gì.

+ Sống không mục đích sẽ làm cho con người lạc lối giữa cuộc đời rộng lớn, sống nhưng lại chẳng thể cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống.

+ Sống không mục đích sẽ làm cho con người thiếu đi sức mạnh của tinh thần, không thể huy động, phát huy được những năng lực bản thân

3. Kết bài

Câu nói của J. Ruskin đã mang đến cho chúng ta bài học về thái độ và hành động sống, Hãy sống có mục đích, có những hành động thiết thực để xây dựng ý nghĩa cho cuộc sống của chính mình.

 

13 tháng 7 2021

refer

Chuyện người con gái Nam Xương là thiên truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục (Cùng với 11 trong 20 truyện về phụ nữ). Nguồn gốc của truyện bắt nguồn từ một truyện cổ tích dân gian tên là Vợ chàng Trương.

13 tháng 7 2021

Chuyện người con gái NX được trích từ Truyền Kì Mạn Lục của Nguyễn Dữ

13 tháng 7 2021

Tham khảo

Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.

13 tháng 7 2021

Tham Khảo !

 Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.

13 tháng 7 2021

Tham Khảo !

Nói về truyện cổ tích, từ xưa tới nay đã có rất nhiều câu chuyện hay như: Tấm Cám, Sọ Dừa, Sự tích trầu cau.. .Và trong số hàng ngàn những câu chuyện cổ tích ấy, có một số truyện được Nguyễn Dữ khai thác và sáng tạo thành tác phẩm viết bằng chữ Hán: Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền). Một trong hai mươi truyện thể hiện sâu sắc tính nhân văn cao cả của tác giả đối với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới ngòi bút tài hoa đầy sáng tạo của Nguyễn Dữ mang tên Chuyện người con gái Nam Xương.

Lấy tích từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương, chắc hẳn ai cũng nhận ra phần sáng tạo của Nguyễn Dữ được thể hiện bắt đầu từ chi tiết xuất hiện thêm nhân vật Phan Lang và Vũ Nương được đưa xuống cung nước của Linh Phi. Với việc sáng tạo thêm những chi tiết hoang đường kì ảo ấy, Nguyễn Dữ đã làm rõ thêm nét đặc trưng, cái đẹp của thể loại truyền kì và đồng thời cũng mở rộng, đan xen vào đó những yếu tố thực hư, thời gian chính xác rõ ràng: “Cuối đời Khai Đại nhà Hồ, quân Minh mượn tiếng đưa Trần Thiêm Bình về nước phạm vào cửa ải Chi Lăng, nhân dân trong nước, nhiều người phải sợ hãi chạy trốn […]” để khẳng định rằng: đó là một bi kịch có thật. Bi kịch của những con người sống trong xã hội có chiến tranh nói chung và bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền hói riêng. Mặt khác, một lần nữa, Nguyễn Dữ đã lại hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp tâm hồn cho Vũ Nương, đó là: dù đã ở một thế giới khác, Vũ Nương vẫn nặng lòng với chồng con, vẫn mong muốn khát khao được trả lại danh dự, được khẳng định phẩm giá của chính mình và đồng thời cũng thể hiện quan niệm, niềm mơ ước ngàn đời của nhân dân ta về sự bất tử, sự công bằng của con người trong cuộc đời: ở hiền ắt sẽ được gặp lành, người hiền, trong sáng, minh bạch sớm muộn rồi cũng được trời đất soi thấu và cứu giúp.

Trong truyện cổ tích Vợ chàng Trương, đặc biệt không có một lời hội thoại nào giữa các nhân vật nhưng ở Chuyện người con gái Nam Xương, tác giả Nguyễn Dữ đã khéo léo lồng ghép vào đó những lời thoại, lời tự bạch của nhân vật để khắc hoạ rõ nét nhất, chân thực nhất tâm lí, tính cách và thế giới nội tâm phong phú của nhân vật. Với người mẹ chồng của Vũ Nương, bà hiện lên là một người phụ nữ từng trải và nhân hậu. Vũ Nương được miêu tả như một người con gái hiền thục, trong trắng, dịu dàng, mềm mỏng, nhưng có tình có lí ngay cả trong những hoàn cảnh trớ trêu, đáng thương nhất. Những lời thoại giúp bộc lộ rất rõ thế giới tâm hồn và cảm xúc vô cùng phong phú của một người phụ nữ giàu tình cảm, trái ngược hẳn với Trương Sinh: tuy giàu có mà thô lỗ, ít học, cố chấp, mù quáng, ghen tuông,… Cuối cùng là sự thật thà, trong sáng, ngây dại của một đứa trẻ mà cụ thể ở đây là bé Đản – người con trai của Vũ Nương và Trương Sinh, đã vô tình gián tiếp gây ra cái chết bi thương cho mẹ nó.

Mặt khác, nhìn ở một mức độ sâu hơn, ta có thể cảm nhận được hai nét tính cách đối lập nhưng lại nhất quán trong tâm hồn người phụ nữ, đó là rất nhẫn nhục, chịu đựng nhưng cũng biết vùng lên để phản kháng, bảo vệ nhân phẩm và danh dự của mình. Việc Nguyễn Dữ để cho Vũ Nương được Linh Phi đưa xuống cung nước để rồi quay trở về trong kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ có thể hiểu rằng: Vũ Nương trở về một phần vì nhớ quê hương nhưng quan trọng nhất là nàng đã có thể khẳng định phẩm giá, tự minh oan cho mình và phải chăng, sự quay trở về ấy khiến cho một kẻ ít học, ghen tuông mù quáng, gia trưởng như Trương Sinh phải sám hối?

Với sự sáng tạo đầy tính nhân văn ấy, dường như tính bi kịch của câu chuyện được tăng lên rất nhiều, càng động chạm tới nỗi xót xa tột cùng trong sâu thẳm tâm hồn mỗi độc giả. Đó là một kết thúc mang đậm tính bi kịch. Nỗi đau khổ luôn luôn đeo bám con người, đeo bám Vũ Nương. Nàng ở dưới cung nước, sống giữa xa hoa với bầy tiên nữ, ngày ngày được hưởng thụ sung sướng nhưng vẫn không thể không nhớ con, không thể không nhớ về một thời hạnh phúc với gia đình… Nỗi đau khổ ấy, bi kịch cuộc đời ấy luôn đeo bám con người, nhất là người phụ nữ, ngay cả khi họ chết. Đó mãi là bi kịch và hạnh phúc thì mãi xa vời…

Cuộc đời sinh ra chẳng ai mong muốn cái chết. Vậy mà một người phụ nữ giàu tình cảm, hết mực yêu chồng thương con như Vũ Nương lại phải tự mình từ chối cơ hội được trở về bên mái ấm bé nhỏ chốn nhân gian ấy… Có lẽ bởi nàng muốn ở lại chốn cung nước vì coi trọng tình nghĩa, để đền đáp ơn cứu mạng của Linh Phi đã tạo cơ hội cho nàng được tự minh oan cho chính mình. Từ đó, chủ đề của tác phẩm được nâng lên thành lời tố cáo, lời lên án đanh thép, mạnh mẽ đối với xã hội phong kiến thời bấy giờ: con người không thể tìm thấy, không thể khẳng định được danh dự, phẩm giá của mình ở xã hội phong kiến mục ruỗng mà chỉ có thể làm điều ấy ở cõi chết mà thôi. Xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công không biết coi trọng phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ, không có chỗ cho người phụ nữ. Họ không có chỗ trong xã hội ấy, xã hội nơi mà niềm tin, tình yêu, niềm hạnh phúc bé nhỏ của người phụ nữ cũng không thể lên tiếng.

Trong tất cả các tác phẩm văn học ở mọi thời đại, hình ảnh và số phận đáng thương của người phụ nữ luôn là một mảng đề tài gợi nhiều xúc cảm đối với cả tác giả lẫn độc giả. Cũng như vậy, sự cảm thông, bằng tấm lòng xót xa thương cảm sâu sắc cho thân phận người phụ nữ kết hợp với ngòi bút tài hoa, Nguyễn Dữ đã khắc hoạ chân dung nàng Vũ Nương thực sự đáng thương khiến người đọc không khỏi ứa nước mắt…

13 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Chuyện người con gái Nam Xương dựa trên chuyện vợ chàng Trương về cốt truyện , nhưng ở đây tác giả Nguyễn Dữ đã thêm thoắt một vài chi tiết mang màu sắc hoang đường thần kì để câu chuyện trở nên hay hơn

Nguyễn Dữ thêm phần cuối đó là cảnh Vũ Nương ở dưới thuỷ cung gặp Phan Lang- gởi chiếc thoa về cho Trương Sinh- Cảnh nhà Trương Sinh cỏ mọc um tùm không người chăm sóc- Cảnh Trương Sinh lập đàn tràng giải oan và cảnh Vũ Nương hiện về trong chốc lát rồi chia tay, để lại Trương Sinh chìm trong nỗi hối hận.