K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2017

Trả lời
* Cam-pu-chia:
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích), chỉ có một số dãy núi, cao nguyên ở vùng biên giới như dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Các-đa-môn ở phía tây, tây nam; cao nguyên Chư-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến. Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa mang không khí khô hanh đến, do vị trí ở gần Xích đạo nên Cam-pu-chia không có mùa đông lạnh như miền Bắc Việt Nam mà chỉ có 2 mùa khô, mưa (tương tự như miền Nam Việt Nam, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
- Sông Mê Công, Tông-lê Sáp và Biển Hồ nằm giữa đất nước, giàu nguồn nước. Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều (thông tin từ hình 16.1 - SGK trang 56).
- Nhận xét điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Cam-pu-chia:
+ Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm năm có điều kiện phát triển ngành trồng trọt. Có Biển Hồ, sông Mê Công, Tông-lê Sap cung cấp nước vừa cung cấp cá.
+ Khó khăn: mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.

2 tháng 4 2017

*Tìm hiểu Lào:

-Địa hình: Chủ yếu là núi và cao nguyên chiếm 90% diện tích. Các dãy núi tập trung ở phía bắc, cao nguyên trải dài từ bắc xuống nam.
-Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa:
.Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió tây nam từ biển thổi vào gây mưa nhiều.
.Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ lục địa thổi đến mang theo không khí khô, lạnh.
-Sông, hồ lớn: Sông Mê Công và hồ Nậm Ngừm.
=> Nhận xét:
. Khí hậu nhiệt đới ấm áp quanh năm, sông Mê Công giàu nguồn nước, nguồn thủy điện, đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều.
. Tuy nhiên, do không có đường biên giới biển, đất canh tác ít, mùa khô gây khó khăn cho sản xuất

31 tháng 3 2017

* Cam-pu-chia:
- Thuộc khu vực bán đảo Trung Ấn, giáp Việt Nam ở phía đông, đông nam; Lào ờ phía đông bắc; Thái Lan ở phía bắc và tây bắc. Phía tây nam giáp vịnh Thái Lan.
- Cam-pu-chia có thể liên hệ với nước ngoài bằng cả đường biển (cảng Xi-ha- nuc-vin), đường sông và đường bộ.

31 tháng 3 2017

* Cam-pu-chia:
- Thuộc khu vực bán đảo Trung Ấn, giáp Việt Nam ở phía đông, đông nam; Lào ờ phía đông bắc; Thái Lan ở phía bắc và tây bắc. Phía tây nam giáp vịnh Thái Lan.
- Cam-pu-chia có thể liên hệ với nước ngoài bằng cả đường biển (cảng Xi-ha- nuc-vin), đường sông và đường bộ.
Cố gắng học tốt nha

31 tháng 3 2017

Sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á :

+ Khi tham gia tăng tốc độ mậu dịch.

+ Xuất khẩu gạo ra các nước ASEAN.

+ Thúc đẩy hợp tác quan hệ giữa các nước ASEAN, thường xuyên giúp đỡ nước bạn khi gặp khó khăn.

+ Tham gia dự án hành lang Đông-Tây xóa đói giảm nghèo.

+ Quan hệ với các nước ASEAN trong thông tin , văn hóa ...

2 tháng 4 2017

-Đóng góp quan trọng đầu tiên của Việt Nam là góp phần tích cực thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia, hình thành một khối ASEAN thống nhất, quy tụ tất cả 10 quốc gia ở Đông Nam Á; Tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội tháng 12/1998, giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế của Hiệp hội trong thời điểm khó khăn nhất.

-Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng hợp tác và các quốc sách lớn của ASEAN, như xây dựng tầm nhìn 2020, Chương trình Hành động Hà Nội, Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển... Việt Nam cũng góp phần tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy và phát huy tác dụng của các cơ chế bảo đảm an ninh khu vực.

-Việt Nam đã cùng các nước ASEAN tiến hành đàm phán và thúc đẩy hợp tác và tự do hoá về thương mại, dịch vụ, đầu tư trong và với các Đối tác bên ngoài như thực hiện AFTA, Hành lang Đông - Tây; tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành của ASEAN.

T-rong quan hệ đối ngoại của ASEAN, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước Đối thoại, góp phần nâng cao tiếng nói và vị thế của ASEAN trên thế giới.

31 tháng 3 2017

- Biểu đồ:
Biểu đồ tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á năm 2001

- Nhận xét:
+ GDP/người giữa các nước ASEAN không đều.
+ Nước có GDP/người cao nhất là Xin-ga-po (20740USD), tiếp theo là Bru- nây (12300USD), Ma-lai-xi-a (3680USD), Thái Lan (1870USD).
+ Các nước có GDP/người thấp dưới 1000USD là Phi-líp-pin (930USD), In-đô- nê-xi-a (680USD), Việt Nam (415ƯSD), Lào (317USD), Cam-pu-chia (280USD).
+ GDP/người của Xin-ga-po gấp 74 lần GDP/ngƯời của Cam-pu-chia, gấp 65,4 lần GDP/người của Lào, gấp gần 50 lần GDP/người của Việt Nam...

21 tháng 1 2018

-Vẽ biểu đồ:

Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

-Nhận xét:

+ GDP/người giữa các nước ASEAN không đều.

+ Nước có GDP/người cao nhất là Xin-ga-po (20740 USD), tiếp theo là Bru- nây (12300 USD), Ma-lai-xi-a (3680 USD), Thái Lan (1870 USD).

+ Các nước có GDP/người thấp dưới 1000 USD là Phi-líp-pin (930 USD), In-đô- nê-xi-a (680 USD), Việt Nam (415 USD), Lào (317 USD), Cam-pu-chia (280 USD).

+ GDP/người của Xin-ga-po gấp 74 lần GDP/người của Cam-pu-chia, gấp 65,4 lần GDP/người của Lào, gấp gần 50 lần GDP/người của Việt Nam…

31 tháng 3 2017

- Lợi thế: có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, cụ thể:
+ về quan hệ mậu dịch:
• Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng trung bình 26,8%/năm.
•Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.
• Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
• Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.
+ Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông - Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.!
- Khó khăn: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...

31 tháng 3 2017

- Lợi thế: có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, cụ thể:
+ về quan hệ mậu dịch:
• Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng trung bình 26,8%/năm.
•Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.
• Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
• Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.
+ Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông - Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.!
- Khó khăn: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...

31 tháng 3 2017

- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.
- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.
- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.

31 tháng 3 2017

- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.
- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.
- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.


1 tháng 4 2017

-Các ngành công nghiệp: luyện kim, chế tạo máy, lọc dầu, thực phẩm,...

+ Luyện kim: có ở Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, thường ở các trung tâm công nghiệp gần biển, do có nguyên liệu hoặc nhập nguyên liệu.
+ Chế tạo máy: có ở hầu hết các quốc gia và chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp gần biển do thuận tiện cho việc nhập nguyên liệu cũng như xuất sản phẩm đã được chế biến.
+ Công nghiệp hóa chất: phân bố chủ yếu ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Thái Lan và Việt Nam.
+ Công nghiệp thực phẩm: có mặt ở hầu hết các quốc gia.

31 tháng 3 2017

- Các ngành công nghiệp chủ yếu: luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, lọc dầu, thực phẩm.
- Phân bố chủ yếu: ở các vùng ven biển hoặc các đồng bằng châu thổ.

31 tháng 3 2017

-Vẽ biểu đồ:
Xử lí số liệu: So với thế giới, lúa ở Đông Nam Á chiếm 26,2%, lúa của châu Á chiếm 71,3%. So với thế giới, cà phê của Đông Nam Á chiếm 19,2%, cà phê của châu Á chiếm 24,7%.
Biểu đồ cơ cấu sản lượng lúa, cà phê của

khu vực Đông Nam Á và châu Á so với thế giới năm 2000 :

- Giải thích: Các nước ở Đông Nam Á có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó do điều kiện tự nhiên thuận lợi: đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nước tưới dồi dào và do truyền thống canh tác lâu đời (cây công nghiệp cũng đã được đưa vào các nước Đông Nam Á từ vài trăm năm nay).

29 tháng 1 2018

Nhận xét

Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa do có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP của từng quốc gia. Kinh tế phát triển chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước,...

31 tháng 3 2017

Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa do có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP của từng quốc gia. Kinh tế phát triển chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước,...

- Thuận lợi: tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc.
- Khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau trong văn hóa của mỗi nước.
_Chúc bạn học tốt_

31 tháng 3 2017

- Thuận lợi: tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc.
- Khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau trong văn hóa của mỗi nước.