K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2023

- Nội dung: mang tính giải trí mà còn góp phần phát triển, hình thành nhân cách cho trẻ thông qua việc truyền tải những giá trị về tình yêu thương, cuộc sống và môi trường xung quanh.

- Hình thức:

+ Nhân vật: Thường là con vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa, nhân vật được đa dạng xây dựng với những tính cách, hoàn cảnh và đặc điểm riêng. Các nhân vật này thường được phát triển và tương tác với nhau để xây dựng cốt truyện cốt lõi.

+ Cốt truyện: rõ ràng tuân theo cốt lõi của quy luật logic và có một kết thúc logic. Cái kết của truyện cổ tích thường đáp ứng được sự mong đợi của người đọc và mang những thông điệp, giá trị đạo đức mà tác giả muốn gửi gắm.

+ Cách kể thuật: chi tiết, tường minh trong việc miêu tả các chi tiết, hoàn cảnh, tâm trạng của nhân vật. Nhờ đó mà tác phẩm giúp người đọc dễ dàng hình dung rõ ràng hơn về những khung cảnh, tình huống trong truyện.

+ Ngôi kể: thứ nhất ( xưng tôi ) và ngôi thứ ba.

+ Ngôn ngữ: gần gũi, dễ dàng tiếp cận với mọi lứa tuổi

15 tháng 11 2023

Đề bài: Việc tử tế nhỏ nhặt trong cuộc sống thường nhật ( đề tài hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại )

  “Những điều lớn lao được tạo nên từ nhiều điều nhỏ nhặt” ( Van Gogh). Vì vậy không phải “người đắp lũy xây thành, kẻ vá trời lấp bể” mới là người tạo nên những con đường nở đầy hoa hiến dâng cho cuộc đời vẻ đẹp hoàn mỹ nhất mà chính chúng ta - những con người bình thường vẫn có thể làm nên những chân giá trị. Khi biết lan tỏa đi “tình yêu nhỏ bé” bằng chính việc tử tế hằng ngày thì mỗi người đều được bao bọc trong “tấm áo” yêu thương, từ đó nhân lên niềm hạnh phúc cho một xã hội. Giống như cách mà anh Lâm Hiếu Long của “biệt đội săn bắt cướp Thành phố Hồ Chí Minh” đã làm để những người dân xung quanh có cuộc sống an toàn hơn. Hay cách mà  chị Lan Anh - nữ gia sư nhiễm chất độc da cam, vượt lên số phận, mở lớp học cho trẻ em nghèo. Họ là những người làm vườn tuyệt vời để lại cho đời những con đường đầy hương sắc rạng rỡ góp phần gắn kết xã hội bằng chất keo kỳ diệu mang tên “tình người”. Điều đó cần sự chung tay góp sức của cả một cộng đồng cùng khát vọng cho đi yêu thương, tình nguyện trở thành tấm chăn sưởi ấm cho những tiếng lòng đang run rẩy trong cái giá rét của hiện thực. “Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của những việc nhỏ được thực hiện từ một trái tim yêu thương rộng lớn”. Đó là một triết lý của Elizabeth George tôi yêu thích và bản thân tôi tin rằng chỉ cần đặt tình yêu chân thành từ tận đáy lòng vào mỗi việc nhỏ mình thực hiện sẽ không bao giờ là vô nghĩa. “Phần đẹp nhất trong đời một người là những hành động tử tế và yêu thương nhỏ bé, vô danh, không được nhớ đến” ( William Wordsworth). Đó cũng là cách tôi tô điểm cho tuổi trẻ của mình và lưu giữ những dấu ấn trên” con đường nở đầy hoa” của cuộc đời.

15 tháng 11 2023

hảo 

Bạn tham khảo nhé:

Đối với tôi cuộc thi: "Những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu" từ hai năm trước đã trở nên gắn bó và gần gũi thân thuộc. Năm 2018, Bộ giáo dục và Đào tạo phát động cuộc thi lần đầu tiên, tôi vẫn nhớ cái không khí hào hứng vui tươi và phấn khởi của các em học sinh trường tôi khi làm bài thi tham dự cuộc thi này. Rồi đến năm 2019, lần thứ hai cuộc thi được tổ chức vẫn là cái không khí ấy và nhìn những ánh mắt hạnh phúc của các em tôi càng nhận ra một điều, những ngày tháng dưới mái trường luôn là khoảng thanh xuân đẹp nhất của mỗi người vì nó cất giữ bao kỉ niệm của học trò cùng thầy cô, bè bạn, mái trường. Cuộc thi như trở thành một động lực để các em và những người làm nghề "gõ đầu trẻ" như tôi thấy yêu mến hơn trường lớp, yêu hơn nữa con đường đi, nghề nghiệp mà mình đã chọn lựa. Hai năm đó tôi không viết bài dự thi nào cho mình nhưng tôi vẫn luôn đồng hành cùng cuộc thi qua việc được đọc những bài của học trò mình viết. Khi thì các em viết và gửi cho tôi đọc bài với lí do: "Cô ơi, cô đọc bài viết của em đi cô bài em viết dự thi để tặng cô, đó là những kỉ niệm về cô đấy ạ". Khi lại là lí do: "Cô ơi, em gửi bài viết của em nhờ cô đọc và sửa giúp em một số lỗi dùng câu từ vì em không tìm ra được câu từ nào diễn đạt hay hơn, em thấy còn vụng về lúng túng lắm, đây là kỉ niệm em viết về cô giáo cũ của mình cô ạ." Cũng có năm là một cậu bé học trò lớp 6 vừa chuyển từ ngôi trường Tiểu học bước chân vào ngôi trường THCS của chúng tôi giờ ra chơi, em chạy lên bục giảng đầy hồn nhiên: "Con thưa cô, đây là bài dự thi của con cô sửa cho con lỗi sai chính tả". Cầm trên tay bài dự thi chỉ dài ba trang giấy a4 nhưng được em viết cẩn thận với kiểu luyện chữ viết đẹp nét thanh nét đậm cũng đủ cho tôi cảm nhận được lòng kính trọng của em với các thầy cô và tình yêu thơ văn đã như một ngọn lửa đang nhen nhóm trong lòng cậu học trò nhỏ bé ấy. Cứ như thế, tôi đọc bài của các em, cũng chỉ sửa cho các em lỗi sai chính tả và tôi cũng đã nói với các em: "Cô sẽ không sửa các chi tiết bởi cô muốn những gì các em viết là tình cảm thật, là cảm xúc thật của chính các em". Năm nay là năm thứ tư tôi lại tiếp tục đồng hành cùng cuộc thi nhưng lại là năm đầu tiên tôi viết một bài dự thi của chính tôi và cũng như các em học sinh của mình tôi viết đó là một lời tri ân chân thành sâu sắc nhất để gửi tặng tới một người mẹ thứ hai, một người đồng nghiệp - cô Trần Thị Bích Liên giáo viên ở ngôi trường THCS Lê Qúy Đôn mà những năm qua tôi đã đang công tác giảng dạy.

Kỉ niệm về cô đối với tôi có rất nhiều, 15 năm tôi tốt nghiệp ra trường được phân công về giảng dạy tuy chưa thật dài nhưng cô đã là người chỉ bảo, dạy dỗ ân cần và truyền đạt lại cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong nghề. Tôi không quên được ngày đầu tiên khi tôi cầm giấy quyết định tới trường nộp để bắt đầu cho một hành trình dài cả cuộc đời tôi. Cũng chính ngày đầu tiên hôm ấy, tôi đã được gặp cô một người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp với nụ cười luôn rạng rỡ trên môi nhưng rất mạnh mẽ quyết đoán để cho tới tận ngày hôm nay tôi vẫn luôn nói với các anh chị đồng nghiệp của mình: "Em yêu lắm nụ cười của cô, em thích nhất mỗi khi cô cười bởi nụ cười ấy đầy ấm áp và yêu thương". Những ngày mới ra trường bao bỡ ngỡ với công việc giảng dạy và chủ nhiệm dù những điều đó tôi cũng đã được học qua các đợt kiến tập, thực tập tại trường Cao đẳng sư phạm. Để giúp tôi nhanh chóng hòa nhập cùng môi trường mới cô đã dự giờ góp ý cho tôi những phương pháp và một số nội dung bài dạy. Tôi càng cảm phục cô hơn bởi một giáo viên dạy môn Sinh Học nhưng lại có những hiểu biết về cả các môn xã hội của chúng tôi. Tôi thấy tôi như trưởng thành lên nhiều hơn với những góp ý ấy có của cô. Nghề dạy học sẽ trở nên vui hơn khi làm công tác chủ nhiệm, dù công việc chủ nhiệm đôi khi có nhiều vất vả và khó khăn. Thế nhưng có không ít lần tôi đã khóc như một đứa trẻ vì lớp chủ nhiệm của mình khi bị cô phê bình, nhắc nhở. Sau này tôi càng thấm thía những lần cô góp ý rồi có cả những lần cô mắng chửi ấy cũng chẳng qua là muốn tôi nên người, muốn tôi làm tốt được công tác kiêm nhiệm mà thôi.

Tôi vốn sinh ra và lớn lên trong gia đình công nhân viên chức tuy nghèo khó nhưng tôi luôn được bao bọc bởi những yêu thương của bố mẹ do đó đôi khi tôi hay nản lòng trước những khó khăn. Có những việc trường lớp nhiều lúc tôi muốn bỏ cuộc nhưng khi nhìn thấy và chứng kiến những đam mê , nghị lực, lòng say mê nghề của cô khiến cho tôi càng thêm cố gắng. Năm học 2016-2017, tôi tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi môn Lịch Sử cấp Tỉnh, trước đó tôi cũng đã từng tham gia những lần hội giảng môn Văn và môn Sử cấp huyện. Các lần hội giảng huyện nhà tôi lại gần trường thi vì vậy việc đi lại chuẩn bị cho những tiết dạy không thật nhiều vất vả. Tham dự cấp tỉnh tôi phải ra Thành phố để dự thi trước ngày thi một ngày, xa gia đình, đi lại xa xôi những giây phút ngồi ôn lí thuyết rồi xem giáo án bài dạy đã có lúc tôi nghĩ hay mình bỏ cuộc. Nhưng tôi lại nhớ tới câu nói của cô: "Hội giảng là dịp để cháu học tập kinh nghiệm, phương pháp và cháu sẽ trưởng thành lên rất nhiều sau lần hội giảng Tỉnh. Cô cũng đã đi hội giảng Tỉnh và cô thấy việc cháu phải làm lúc này là cố gắng chuẩn bị cho mình một bài dạy thật tốt vượt qua được mọi khó khăn là cháu đã biết vượt lên chính mình". Rồi cô lại đưa ra cả những tấm gương giáo viên trường tôi đã từng vượt qua bao khó khăn và đã có những giờ hội giảng Tỉnh thành công như chị cô Tuấn, chị Oanh, anh Tiệp, chị Nga… để động viên tôi. Thế rồi ngày tôi dạy cũng đã đến, đó là một buổi sáng mùa đông đầy giá rét trời vừa mưa lại vừa lạnh ,tiết dậy của tôi là tiết thứ nhất. Dù đã chuẩn bị cho mình những tâm thế bình tĩnh nhưng một phần do thời tiết nên tôi thấy mình như run hơn nhiều. Tôi run vì rét và run vì bài dạy sắp tới của mình. Trời mùa đông nên dù đã gần 6h sáng nhưng trời vẫn còn tối vậy mà cô đã cùng với một số giáo viên trong trường cô Tuấn, chị Nga , chị Vân, em Ngọc, em Thủy đã có mặt tại trường thi THCS Hàn Thuyên thành phố Nam Định để cổ vũ tinh thần giờ dạy của tôi. Một chiếc khăn quàng cổ, ba chiếc áo khoác ấm đã được cô và mọi người mang ra cho tôi mặc. Tôi cũng biết để ra sớm như này mọi người đã đi từ 5h sáng để kịp ra chuẩn bị thêm cho tôi. Cô không quên dặn chị Nga giáo viên đi cùng cô dán cho tôi miếng dán giữ nhiệt để giữ ấm cho cơ thể và trang điểm một chút thật nhẹ nhàng thôi để lấy tự tin cho bài dạy của mình. Ba năm trôi qua, mỗi dịp có hội giảng là những kí ức ấy lại ùa về trong tôi như mới vừa diễn ra ngày hôm qua. Khó khăn của năm tháng ấy càng khiến tôi càng chân quý hơn những thành quả lao động mà mình đã tạo dựng nên ngày hôm nay.Tôi luôn nhớ buổi sáng mùa đông mưa rét ấy và cũng là một bài học để tôi dạy cho học trò mình trong cuộc sống nghị lực phấn đấu trước khó khăn là một điều cần mà các em cần phải học tập.

Có những việc làm, những câu nói của cô tuy không phải là kiến thức từ trong sách giáo khoa, qua các trang giáo án trên lớp nhưng nó lại là những bài học thật ý nghĩa và sâu sắc mà tôi đã được học từ cô. Năm 2017 là một mùa hè với cái nắng oi ả, lần thứ hai trường chúng tôi đã tổ chức chuyến đi từ thiện giúp đỡ người dân và học trò vùng cao nơi địa đầu Tổ Quốc- Hà Giang. Năm học trước đó, nhà trường cùng với một số thầy giáo đã có chuyến đi từ thiện ở nơi đây. Chuyến đi thành công nhưng khi trở về trường thầy chủ Tịch công đoàn còn nói thêm "Trên đó họ vẫn khó khăn và nghèo đói lắm". Vậy là thêm một lần nữa trực tiếp cô và Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục đứng lên vận động các Doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tài trợ cho chuyến đi từ thiện thứ hai của trường tôi quay trở lại nơi khó khăn ấy. Giáo viên chúng tôi, thì kêu gọi phụ huynh, học sinh trong lớp mình ủng hộ. Dẫu vẫn biết quê tôi không phải là thành phố phồn vinh đô thị mà là vùng quê nghèo chiêm trũng, người dân quê tôi cũng còn nhiều khó khăn ngay cả học sinh trường tôi dạy cũng vẫn còn nhiều em có những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vì vậy dù nhiều hay ít thì những gì chúng tôi giúp đỡ người dân và học sinh vùng cao chính là những san sẻ để trao những yêu thương, kết nối tinh thần đoàn kết, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều, là những đạo lí truyền thống quý báu của dân tộc. Chuyến đi thứ hai ấy, được tổ chức vào dịp nghỉ hè tôi cũng may mắn được tham ra cùng đoàn đi từ thiện ấy của nhà trường. Ba ngày cho chuyến đi lên tới tận cột cờ Lũng Cũ tôi thêm thương hơn những con người những em học sinh nơi đây. Đường dốc đổ đèo vách dựng cheo leo có những cung đường đi ngay cả lái xe cũng không quen đường lên dốc nên chúng tôi phải đi bộ một đoạn khá dài. Đêm đầu tiên trời Hà Giang đổ mưa - Mưa rừng bão biển, thật không sai. Buổi sáng hôm sau chúng tôi lại lên đường , đường đi hai bên có những đoạn bị sạt lở núi do trận mưa lớn đêm qua, đã có lúc ngồi trên xe trong tôi xuất hiện ý nghĩ "Nếu đang đi mà xe gặp đúng lúc núi đang sạt lở thì sẽ ra sao?” Nhưng rồi nhìn những em bé, những người dân đang gùi trên lưng họ những hàng hóa suy nghĩ bi quan ấy lại mất luôn trong ý nghĩ của tôi. Đất Hà Giang những ngày hè thời tiết vẫn luôn khá mát mẻ sau cơn mưa rừng như có thêm một chút se lạnh một chút ấm áp như những ngày trời mới bắt đầu chớm đông. Xe của chúng tôi cũng đã an toàn cập bến ngôi trường liên cấp của huyện Hoàng Su Phì. Người dân nơi đây đã có mặt rất đông để chào đón đoàn từ thiện của trường tôi.Những chiếc chăn lông cừu, những chiếc chăn sông Hồng, những thùng mì tôm, những xúc giấy viết trắng tinh còn thơm mùi giấy mới, rồi cả những suất học bổng bằng tiền mặt hỗ trợ thêm để mua sách vở, mua tài liệu, dụng cụ học tập đã được cô trao tặng cho người dân và các em học sinh nơi đây. Tất cả tuy chưa thực sự nhiều nhưng cũng phần nào làm bớt đi những khó khăn nghèo đói ở nơi đó. Tôi thấy mỗi lần cô trao quà những cái bắt tay, nụ cười của cô như truyền thêm một sự nồng ấm và hạnh phúc còn với người dân nơi đây thì sự rụt rè, e ngại và khoảng cách ban đầu của họ với chúng tôi đã xóa đi.Những ánh mắt các em thơ, những niềm vui người lớn như đang tràn ngập ở nơi đây và đong đầy những yêu thương hạnh phúc. Và đến hôm nay tôi thật tự hào từ bài học yêu thương ấy tôi học được của cô, các học trò của tôi cũng đã học và làm theo. Năm học 2020-2021, tôi chủ nhiệm lớp 8a2, trong lớp tôi có ba học sinh có hoàn cảnh khó khăn, em thì phải sống cùng ông bà từ năm bốn tuổi vì bố mẹ li hôn, em thì bố mất , có em thì bố đang bệnh nặng. Năm đó do Covid-19 nên nhà trường đã không tổ chức hội trại thu như mọi năm cho các em, nhưng các bậc phụ huynh trong lớp tôi vẫn quan tâm , chuẩn bị rất chu đáo bánh sinh nhật, hoa quả, nước ngọt để liên hoan cho các em vào hôm 14. Trước ngày tổ chức, các em có xin phép tôi và các bậc phụ huynh cho các em được đặt áo đồng phục của riêng lớp chúng tôi đã đồng ý việc đó vì cũng mong muốn tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng để khuyến khích động viên các em trong học tập và để các em được trọn vẹn niềm hạnh phúc trong ngày hội Trăng rằm. Ngày người bán hàng đem áo đồng phục đến cho lớp, hai em lớp trưởng và lớp phó trong lớp đã chạy đến bên tôi ghé tai thì thầm: "Cô ơi, chúng em đã tự bảo nhau mỗi người nộp thêm chút ít tiền nữa để mua áo đồng phục lớp tặng ba bạn Dương, Quang, Chi đấy cô ạ". Nghe các em nói, nhìn áo các em mặc tôi thực sự xúc động bởi đây là điều tôi chưa nói để bảo các em phải làm, tôi mới chỉ kể cho các em nghe về chuyến đi từ thiện Hà Giang năm ấy của tôi cùng Ban giám hiệu nhà trường và đaị diện Hội cha mẹ học sinh khi ngày đầu tiên tôi vào nhận lớp chủ nhiệm. Chiếc áo đồng phục màu xanh của các em sẽ là những hy vọng của tôi về các em về một tương lai tươi sáng cũng giống như cô khi trao những món quà cho người dân vùng cao với hy vọng về một cuộc sống hạnh phúc ấm áp hơn.

Một mùa Thu mới nữa lại về, sân trường tôi rực rỡ hơn với nhiều sắc hoa. Những giáo viên chúng tôi lại bận rộn chuẩn bị mọi thứ để đón học sinh mới vào trường , bao nhiêu năm rồi chúng tôi đã quen với việc làm là lao động vệ sinh lớp học , bổ sung thêm các chậu hoa, cây cảnh ở khu hành lang lớp mình và những thảm cỏ ba lá, cây hoa phía sân sau của trường. Những ngày đầu tiên , khi thấy cô trồng những cây hoa và chăm sóc trong tôi cũng chỉ có ý nghĩ đơn giản đó là cô đang hoàn thiện thêm các công việc để trường của chúng tôi được công nhận là trường ''Xanh-Sạch -Đẹp" hơn nữa cô lại là giáo viên dạy sinh thì đó là việc yêu thích của cô với thiên nhiên. Đến sau này tôi mới hiểu ý nghĩa việc trồng cây hoa, thảm cỏ của cô. Mỗi cây hoa cô trồng cùng những thảm cỏ ba lá xanh ấy chính là các khóa học sinh mới vào trường và cô luôn tin rằng những cây hoa, thảm cỏ ấy sẽ vươn lên tỏa hương thơm ngát, xanh mát như chính những khóa học trò dưới ngôi trường sẽ trưởng thành đi khắp mọi miền đất nước cùng thời gian. Ở ngôi trường ấy các em học sinh sẽ luôn được chăm sóc bởi tình yêu thương của mọi giáo viên. Việc trồng cây, trồng hoa, thảm cỏ đã trở thành một phong trào được mọi giáo viên chúng tôi và học sinh cùng thực hiện.Với học sinh đó cũng là một cách giáo dục cho các em ý thức kĩ năng sống để các em tự biết chăm sóc bảo vệ bản thân mình từ đó cũng có ý thức yêu thương mọi người xung quanh.

''Mỗi mùa Xuân sang mẹ tôi lại thêm một tuổi" hết năm học này cô sẽ nghỉ hưu nhưng trong cô vẫn luôn tràn đầy những yêu thương lòng say mê đối với công việc trường lớp dường như tất cả chưa bao giờ dừng lại hoặc ngừng nghỉ đúng như những ngày tôi mới về trường đã được gặp cô. Xin được gửi tặng đến cô ngàn lời kính trọng và yêu thương của tôi đối với cô- người mẹ hiền thứ hai tuy không sinh ra tôi nhưng đã luôn yêu quý, dạy bảo tôi và giành cho tôi những tình cảm như chính một người con gái của mình. Ở cô, tôi đã được học thêm biết bao nhiêu bài học quý báu mà tôi không thể kể hết nhưng đã được tôi ghi nhớ mãi trong tim mình. Tất cả những bài học ấy đủ để tôi nhận thức rằng: "Yêu người bao nhiêu càng thêm yêu nghề bấy nhiêu".

15 tháng 11 2023

Câu văn : Ông bắp ngô có râu hồng như tơ sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh

Biện pháp nhân hóa được thể hiện qua cách dùng từ chỉ người để chỉ vật: "ông"

Biện pháp so sánh được thể hiện qua cách dùng từ: "như: để so sánh râu của bắp ngô với sợ tơ hồng

15 tháng 11 2023

Chị mây đang rủ bạn đi chơi

 

17 tháng 4

Nhân một chuyến đi thăm nghĩa trang liệt sĩ, tôi gặp người sĩ quan đang đứng thắp hương cho người đồng đội đã mất. Tôi và người sĩ quan đó trò chuyện rất vui vẻ và thật tình cờ tôi biết được người sĩ quan này chính là anh lính lái xe trong "Bài Thơ Về Tiểu Ðội Xe Không Kính" của Phạm Tiến Duật năm xưa.

Người sĩ quan kể với tôi rằng cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch nối giữa miền Nam và miền Bắc lại là nơi ác liệt nhất. Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm dội xuống những con đường này nhằm cắt đứt sự tiếp viện của miền Bắc cho miền Nam. Trong những ngày tháng đó anh chính là người lính lái xe làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược... trên con đường TS này. Bom đạn của giặc Mỹ đã biến cho những chiếc xe của các anh không còn kính nữa. Nghe anh kể, tôi mới hiểu rõ hơn về sự gian khổ ác liệt mà những người lính lái xe phải chịu đựng ngày đêm. Nhưng không phải vì thế mà họ lùi bước, họ vẫn ung dung lái những chiếc xe không kính đó băng băng đi tới trên những chặng đường. Họ nhìn thấy đất, nhìn thấy trời, thấy cả ánh sao đêm, cả nhưng cánh chim sa, họ nhìn thẳng về phía trước, phía ấy là tương lai của đất nước được giải phóng, của nhân dân được hạnh phúc, tự do.

Người sĩ quan còn kể với tôi rằng không có kính cũng thật bất tiện nhưng họ vẫn lái những chiếc xe đó, bụi ùa vào làm những mái tóc đen xanh trở nên trắng xóa như người già, bọn họ cũng chưa cần rửa rồi nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! tiếng cười của họ sao thật nhẹ nhõm. Gian khổ ác liệt, bom đạn của kẻ thù đâu có làm họ nản chí, sờn lòng. Những chiếc xe không kính lại tiếp tục băng băng trên những tuyến đường ra trận, gặp mưa thì phải ướt áo thôi. Mưa cứ tuôn cứ xối nhưng họ vẫn chưa cần thay áo và cứ ráng lái thêm vài trăm cây số nữa, vượt qua những chặng đường ác liệt, đảm bảo an toàn cho những chuyến hàng rồi họ nghĩ mưa sẽ ngừng, gió sẽ lùa vào rối áo sẽ khô mau thôi.

Khi được học "Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính" tôi cứ luôn suy nghĩ rằng những khó khăn gian khổ ác liệt đó chỉ có nhân vật trong bài thơ mới vượt qua được nhưng đó là những suy nghĩ sai lầm của tôi bởi được gặp, được trò chuyện với người chiến sĩ lái xe năm xưa, tôi mới hiểu rõ hơn về họ. Họ vẫn vui tươi, tinh nghịch. Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm nổ sát bên tai phá hủy con đường, cái chết luôn rình rập bên họ nhưng họ vẫn là những con người lạc quan, yêu đời. Anh sĩ quan lại kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó anh luôn được gặp những người bạn, những người đồng đội của anh. Có những người còn, có những người đã hy sinh. . . Trong những giây phút gặp gỡ hiếm hoi đó, cái vắt tay qua ô cửa kính vỡ đã làm cho tình đồng đội của họ thắm thiết hơn rồi những bữa cơm bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát, đôi đũa dùng chung, quây quần bên nhau như một đại gia đình của những người lính lái xe TS. Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa, kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua.

Sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt. Đúng là con đường của họ đang đi, nhiệm vụ của họ đang làm vô vùng nguy hiểm. Bom đạn Mỹ hạ xuống bất cứ lúc nào, cả ngày lẫn đêm. Anh sĩ quan còn nói cho tôi biết những chiếc xe ấy không chỉ mất kính mà còn mất cả đèn, rồi không có mui xe, thùng xe rách xước, những thiếu thốn này không ngăn cản được những chiếc xe vẫn chạy băng băng về phía trước, phía trước ấy là miền Nam ruột thịt. Nghĩ đến hình ảnh những chiếc xe băng băng về phía trước tôi lại nghĩ đến những người lính lái xe. Họ thật dũng cảm, hiên ngang, đầy lạc quan, có chút ngang tàng nhưng họ sống và chiến đấu vì Tổ Quốc, vì nhân dân. Những chuyến hàng của họ đã góp phần tạo nên chiến thắng của dân tộc ta: chiến thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tôi và anh sĩ quan chia tay nhau sau cuộc gặp gỡ và nói chuyện rất vui. Tôi khâm phục những người lính lái xe bởi tình yêu nước, ý chí kiên cường của họ và tôi hiểu rằng thế hệ chúng tôi luôn phải ghi nhớ công ơn của họ, cần phải phấn đấu trở thành công dân gương mẫu, nắm vững khoa học, kĩ thuật để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại.