Trạng ngữ là gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Dân tộc ta với hơn 4000 năm văn hiến, trải qua biết bao nhiêu thay đổi của thời đại, thế nhưng những nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của dân tộc, những phẩm chất đáng quý mà ông cha ta cố gắng giữ gìn và phát huy bao đời nay từ tiếng nói, chữ viết, văn hóa dân gian, phong tục tập quán,... và đặc biệt không thể thiếu đó là truyền thống ân nghĩa với cội nguồn dân tộc. Điều đó thể hiện qua rất nhiều các hoạt động lễ hội ví như lễ Hội Đền Hùng nổi tiếng với câu ca dao "Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3". Hay trong các văn học dân gian ta cũng thấy có sự xuất hiện của nhiều những câu ca dao tục ngữ nhắc nhở con cháu về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ví như "Uống nước nhớ nguồn", "Chim có tổ, người có tông", "Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu"... và một trong số đó là câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" với những tầng nghĩa sâu sắc, trở thành đạo lý sống mà chúng ta vẫn thường nghe cha mẹ bảo ban từ thuở còn ấu thơ.
Trước tiên ta cùng tìm hiểu câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Mỗi khi nhắc về "quả" , người ta thường mường tượng đến thứ sản phẩm ngọt lành và là kết tinh tuyệt vời nhất của cây, sao bao nhiêu ngày đơm bông, kết trái, nuôi dưỡng. Nhưng dĩ nhiên cây không thể tự mọc, rồi tự cho ra thứ quà thơm ngon thế được, nếu có thì là thứ quả dại vừa chua vừa chát, không thì cũng sâu xia, ỏng eo chẳng đáng giá. Mà ở đây để có được quả vừa ngon vừa ngọt vừa đẹp đẽ thì phải có bàn tay của "kẻ trồng cây", bàn tay cần cù, tỉ mỉ, chăm bón hàng ngày. Dõi theo cây từ những ngày gieo hạt, lúc cây mọc lá, phát cành, cung cấp cho cây đủ nước nôi, phân bón, bảo vệ cây khỏi sâu bệnh hại. Chăm chút từng đóa hoa, từng cái quả, để cuối cùng sau bao ngày mong đợi những chùm quả trĩu nặng chín vàng, chín đỏ trên cây chính là phần thưởng cho người có công chịu khó bỏ tâm huyết của mình vào cái cây đó. Chính vì thế khi ta ăn một thứ quả ngọt lành thì trước tiên phải nghĩ đến người tạo ra nó đã phải vất vả, dãi nắng dầm sương bao lâu, phải nhớ đến công sức mà những người trồng đã bỏ ra. Để biết trân trọng hơn những thứ mà ta được tận hưởng, đồng thời cũng trân trọng và biết ơn sâu sắc những người đã vất vả tạo ra nó. Mở rộng ra ngoài khuôn khổ của quả ngọt và kẻ trồng cây, thì cây tục ngữ chính là lời khuyên dạy sâu sắc của cha ông ta đối với mỗi con người về lòng biết ơn, nhắc nhở chúng ta rằng mỗi một thành quả mà chúng ta hưởng dụng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà xuất hiện. Mà nó là cả một quá trình phấn đấu, gây dựng của những người đi trước, trong đó thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, xương máu, và tất cả tâm huyết của biết bao lớp người.
Người đầu tiên mà chúng ta phải biết ơn trên cõi đời này chính là cha mẹ của chúng ta, khi tôi ngồi đây viết nên những dòng chữ này, tôi đã thấy rất xúc động khi nghĩ về người mẹ tảo tần, mưa nắng, mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày để cho tôi một hình hài dáng vẻ lành lặn, tôi biết ơn phụ mẫu đã cho dạy dỗ nâng đỡ tôi từng bước tiến vào đời. Họ cho tôi một cuộc sống trải đầy những đóa hoa yêu thương hạnh phúc, còn bản thân mình thì chấp nhận dầm mưa dãi nắng, dành hết tất cả những gì tốt đẹp nhất về cho con bao gồm các điều kiện vật chất, giáo dục, giải trí,... Có lẽ rằng đối với các bậc cha mẹ, chúng ta chỉ biết ơn thôi thì không bao giờ là đủ, bản thân mỗi chúng ta phải có những hành động sâu sắc hơn, thiết thực hơn để báo đáp công ơn của cha mẹ.
Xa hơn một chút, bản thân chúng ta ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành không chỉ là nhờ sự giáo dục chăm sóc của gia đình mà còn phụ thuộc rất nhiều vào công lao của những "người lái đò", đó là những người thầy người cô dành cả đời đứng trên bục giảng, quanh năm hít mùi bụi phấn, dành mọi tâm huyết để truyền dạy cho chúng ta những lớp hành trang tri thức, để chúng ta bước vào đời một cách dễ dàng hơn. Hơn ai hết họ xứng đáng là những người được trân trọng, được tri ân sâu sắc, bởi một xã hội chỉ phát triển khi nền giáo dục của xã hội ấy phát triển. Ông cha ta từ xưa đến nay cũng đã dạy "Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy", hay truyền thống "Tôn sư trọng đạo" cũng là một trong những biến thể của lòng biết ơn dành cho thầy cô giáo. Chung quy lại "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy", là con người có phẩm cách thì không bao giờ được quên điều đó.
Thêm nữa có bao giờ bạn ngẫm lại rằng, cuộc sống yên bình ngày hôm nay của chúng ta đã được xây dựng như thế nào không? Nói không ngoa thì bản thân chúng ta đang sống trên những gì được gây dựng bằng xương máu của hàng triệu con người. Trong hơn 4000 năm văn hiến lịch sử, từ thuở dựng nước, đã biết bao lần mảnh đất này bị giày xéo, đô hộ, và cứ mỗi lần như thế chưa khi nào ông cha chịu khuất phục họ đã đứng lên giành lại độc lập cho tổ quốc một cách anh hùng, họ sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để đất nước được tự do. Bao nhiêu con người đã nằm xuống, bao nhiêu mồ hôi xương máu đã đổ xuống mảnh đất này, để ngày hôm nay chúng ta có một xã hội công bằng, một đất nước hòa bình không chiến tranh. Với tư cách là một công dân của đất nước chúng ta phải luôn luôn khắc sâu trong tim sự hy sinh của cha ông, mãi mãi trân trọng những con người anh hùng của đất nước bằng tấm lòng chân thành và biết ơn sâu sắc. Đồng thời bản thân chúng ta cũng phải ý thức giữ gìn đất nước này, noi theo tấm gương của cha ông sẵn sàng đứng lên khi đất nước gọi tên thế mới là tròn bổn phận.
Lòng biết ơn không chỉ giới hạn trong những việc tôi kể trên mà nó còn xảy ra trong mọi trường hợp khác, như bạn ăn một hạt cơm, hạt gạo thì bạn cũng phải nhớ đến những người nông dân cày cuốc sớm trưa, lội bùn, lội nước làm ra hạt lúa, hạt thóc. Bạn thưởng thức một tách trà thơm ngát bạn cũng phải nhớ đến người đã tỉ mẩn hái từng búp trà rồi phơi, rồi ướp, rồi sấy,... Khi bạn ngồi dưới ánh điện sáng trưng bạn cũng phải nhớ đến cách đây vài trăm năm đã có một người tên là Thomas Edison, từng thức trắng nhiều đêm để tạo ra bóng đèn. Khi bạn đọc một cuốn sách hay, nghe một bản nhạc độc đáo, hay coi một bộ phim tuyệt vời bạn cũng đừng quên những người đã dồn biết bao trí tuệ, tâm sức để sáng tác ra nó. Nói tóm lại bạn phải luôn có tấm lòng biết ơn, trân trọng những con người và những thành quả họ đã tạo dựng cho bạn hưởng thụ.
Việc sống với tấm lòng biết ơn sâu sắc khiến cho bạn trở nên hiền hòa, tình cảm, tâm hồn ngày càng trở nên trong sáng, bạn sẽ được mọi người xung quanh yêu quý tín nhiệm vì lối sống tình nghĩa, được bạn bè coi trọng và tin tưởng. Từ đó cuộc sống của bạn cũng dần trở nên tươi đẹp hơn, bởi nó được tô điểm bởi những giá trị truyền thống mà bao đời nay ông cha ta hết sức giữ gìn và khuyên dạy con cháu một cách sâu sắc. Đồng thời lối sống ân tình, thủy chung với nguồn cội, biết trân trọng những con người đã tạo ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến những người xung quanh, đặc biệt là với con cái, các thế hệ tiếp nối, chúng ta sẽ trở thành tâ gương sáng truyền dạy lại truyền thống văn hóa của dân tộc cho đời sau. Những thế hệ tiếp nối của chúng ta từ đó mà cũng có một lối sống đẹp đẽ làm rạng danh gia đình.
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là truyền thống vô cùng tốt đẹp và quý báu của dân tộc mà mỗi chúng ta cần có ý thức thực hiện, giữ gìn và phát huy nó. Bản thân chúng ta phải không ngừng nỗ lực học tập, sáng tạo để đền đáp lại những giá trị mà lớp người đi trước đã dày công xây dựng cho chúng ta hưởng thụ. Đồng thời góp phần xây dựng, kiến thiết đất nước để tạo ra những thành quả tốt đẹp cho các thế hệ đi sau, tiếp nối truyền thống của dân tộc.
Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.
Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây”? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta.
Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn.
Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay : “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.
Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hẹ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.
Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhắc nhở nhau sống.
tham khảo
Cuộc đời mỗi con người ai cũng đã từng trải qua thời học sinh. Cái thời cắp sách đến trường đầy kỉ niệm mà mỗi chúng ta khó có thể quên được. Những đồ dùng học tập như: bút, thước, tập, sách,… luôn gắn bó với học sinh như những người bạn thân thiết. Và trong số đó, cây thước là đồ dùng học tập quan trọng được sử dụng rộng rãi.
Cây thước có nhiều loại khác nhau như thước thẳng, êke, thước đo độ,… Thước thẳng có dạng hình chữ nhật và độ dài, rộng rất đa dạng. Thường thì nó dài 15cm – 20cm và rộng khoảng 2cm - 3cm. Cũng có nhiều loại thước dài tới 30 hay 40cm. Chiều dày của thước cũng khác nhau, như thước gỗ thường dày gần 1cm còn những cây thước mà học sinh dùng chỉ dày 1mm.
Khác với thước thẳng, êke có dạng hình tam giác vuông hay tam giác vuông cân. Eke thường có độ dài đáy khoảng mười mấy cm và chiều cao 5cm – 6cm. Độ dày của nó cũng giống thước thẳng, thường là 1mm. Cũng như thước thẳng, độ lớn của êke rất đa dạng. Có những cây eke to hơn gấp 6 – 7 lần cây thước êke thường thấy. Loại này thường dành cho giáo viên hay kĩ sư.
Còn một loại thước thông dụng nữa đó là thước đo độ. Thước này thường được học sinh cấp 2, cấp 3 dùng nhiều. Nó có dạng nửa hình tròn hay còn gọi là hình bán nguyệt. Như bao cây thước khác, thước đo độ cũng có nhiều kích thước khác nhau. Thường thì đường kính hình tròn khoảng 10cm. Nhiều loại có đường kính dài hơn.
Thước được làm từ nhựa, gỗ, hay kim loại nhưng phổ biến nhất là thước nhựa. Những cây thước bằng nhựa thường nhẹ, bền, dễ sử dụng, giá thành rẻ nhưng dễ gãy. Giá của một cây thước nhựa chỉ từ 2000đ – 5000đ. Vì thế mà thước nhựa được sử dụng rộng rãi đặc biệt là đối với học sinh. Ta dễ dàng mua được một bộ thước nhựa từ 4 đến 5 cây với giá không quá 10.000đ. Hiện nay, còn xuất hiện một loại thước được làm từ nhựa dẻo. Đối với loại thước này, ta có thể bẻ cong thoải mái mà không lo bị gãy.
Khác với thước nhựa, thước bằng kim nặng hơn, có giá mắc hơn chút ít nhưng bền hơn, cũng dễ sử dụng, khó gảy. Thước bằng kim loại thì thường được làm bằng nhôm hoặc sắc. Trong các loại, thước gỗ có giá thành mắc nhất. Tuy nhiên, nó cũng rất bền, dễ sử dụng và khó gảy. Thước gỗ còn thể hiện được sự tinh tế và sang trọng. Ngoài ra, còn có nhiều loại thước có khả năng khác như: thước máy tính, thước lược, thước vẽ những đường tròn, những đường cong…
Màu sắc của thước thì rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là thước nhựa. Thước dành cho tiểu học thì có màu sắc sặc sỡ, in hình những nhân vật hoạt hình hay truyện tranh nổi tiếng. Các em tiểu học thường chọn màu thước là màu sắc mà mình yêu thích. Các bé gái hay chọn thước màu hồng hay vàng còn các bé trai là màu xanh lá, xanh dương. Học sinh cấp 2 lại chọn thường những cây thước trong suốt, ít hoa văn để dễ dàng sử dụng. Một số khác dùng thước bằng kim loại màu bạc hay bằng gỗ. Còn giáo viên lại dùng những cây thước gỗ màu nâu để kẻ bảng.
Hầu hết tất cả cây thước đều có vạch chia cm. Một số khác vừa có vạch chia cm vừa có vạch chia inch. Những cây thước của nhãn hiệu nổi tiếng như Thiên Long hay Win đều in lô-gô của mình trên cây thước.
Thước ê-ke có 2 loại. Một là thước hình tam giác vuông cân có một góc 90o, hai góc còn lại 45o. Hai là thước hình tam giác vuông có một góc 90o, một góc 60o và góc còn lại 30o. Thước ê-ke thường có ghi số đo góc cho 2 góc khác 90 độ. Hai cạnh góc vuông của của cây thước thường có vạch chia. Một cạnh góc vuông là vạch chia cm, cạnh còn lại là vạch chia inch.
Thước đo độ thường thì đáy có vạch chia cm. Trên mặt thước có những đường thẳng phân độ xuất phát từ tâm hình tròn. Thước được chia độ từ 0 độ đến 180 độ ứng với những đường phân độ. Khoảng cách giữa hai đường phân độ là 10 độ. Dãy số đo độ được ghi từ trái sang phải và ngược lại từ phải sang trái. Do mọi người hay đo góc từ trái sang phải nên dạy số đo độ này được làm to hơn.
Thước là một đồ dùng học tập quan trọng và cần thiết, thế nên ta phải sử dụng và bảo quản nó đúng cách. Chỉ nên dùng để kẻ hay đo. Khi dùng xong, phải bỏ vào hộp bút để tránh làm mất thước. Khi thước bị dính bẩn thì ta rửa sạch hoặc dùng khăn sạch lau chùi. Ta phải sử dụng thước một cách nhẹ nhàng, nâng niu. Xem thước như một người bạn đồng hành trong suốt quãng đời học sinh.
Không biến thước thành vũ khí để châm chọc bạn bè. Ví dụ như dùng nó để đánh bạn hay đâm đầu nhọn của thước vào bạn. Không nên cứ mỗi lần tức giận là bẻ gãy thước cho hả giận. Ngoài ra, không nên dùng thước để khắc lên bàn, ghế hay thân cây. Không quăng thước lung tung, bừa bãi và giữ gìn thước cẩn thận, tránh bị mờ số.
Cây thước rất hữu dụng đối với tất cả mọi người. Thước thẳng giúp ta đo lường và kẻ những đường thẳng. Nó cũng giúp ta vẽ được những đoạn thẳng với độ dài cho trước và gạch chân những điều quan trọng. Thước ê-ke giúp ta kiểm tra góc vuông, dễ dàng vẽ được các hình trong môn hình học. Ngoài ra, nó cũng có thể dùng để đo hay kẻ thẳng.
Thước đo độ thì dùng để đo số đo của các góc, vẽ được góc, hình với số đo cho sẵn. Nhờ những cây thước mà chúng ta mới có thể làm được các bài tập thầy cô giao. Giúp ta biết được kích thước của những thứ xung quanh và đặc biệt là vẽ bản vẽ kĩ thuật. Đối với kiến trúc sư thì thước vô cùng quan trọng vì nó giúp vẽ ra được những bản thiết kế chính xác và đẹp mắt. Nhờ những bản thiết kế này mà người ta mới có thể xây dựng những công trình hay nhà ở.
Cây thước là người bạn thân thiết đối với học sinh và tôi cũng đã gắn bó với nó suốt nhiều năm qua. Nó như người bạn tri âm, tri kỉ đối với tôi. Nó đồng hành với tôi mỗi ngày. Lâu lâu, nhìn thấy nó thì lòng tôi lại nhớ đến kỉ niệm xưa khi tôi đã dùng thước khắc tên mình lên mặt bàn vào cuối năm lớp 5. Tôi yêu những cây thước mà tôi dùng hằng ngày. Thước chỉ là những thứ vô tri vô giác nhưng với tôi, nó đánh dấu kỉ niệm, là vật mà tôi trân trọng. Những thứ vô tri vô giác này đã giúp tôi ngày càng trưởng thành hơn.
Không thể phủ nhận được, cây thước là đồ dùng học tập quan trọng và cần thiết. Thước cũng giống như tập, sách – là những thứ học sinh luôn mang theo khi đến trường. Tôi rất trân trọng những cây thước của tôi. Ôi! Tôi yêu cây thước làm sao.
1. Viết thư UPU lần thứ 51 gửi Thủ tướng Chính phủ
"…,ngày… tháng… năm 2022
Kính gửi bác... Thủ tướng Chính phủ!
Cháu là Nguyễn Văn A..., học sinh trường THCS trên địa bàn thành phố.... Hôm nay cháu xin viết đôi dòng gửi bác về vấn đề khủng hoảng khí hậu đang ảnh hưởng tới cuộc sống của tất cả chúng ta.
Hiện nay và cả từ trước đây, vấn đề khủng hoảng khí hậu toàn cầu vẫn luôn là vấn đề nóng hổi và nhức nhối bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Và nó hiện đang trở nên căng thẳng hơn, khi thiên tai, bệnh tật diễn ra ngày càng nhiều và khó ứng phó hơn.
Chính vì vậy, cháu nghĩ rằng chúng ta cần phải hành động quyết liệt hơn nữa, không chỉ ở quy mô lớn với các công ty, tổ chức chính phủ mà còn phải từ từng cá nhân, không phân biệt độ tuổi. Bởi chỉ khi mỗi người đều có ý thức gìn giữ môi trường sống thì sức mạnh tập thể bảo vệ hành tinh xanh mới có thể phát huy tối đa được.
Cuối cùng, cháu xin cảm ơn bác vì đã đọc hết bức thư này. Cháu mong rằng sẽ sớm được cùng bác đồng hành trong cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu này!
Công dân nhỏ của nước...
Nguyễn Văn A"
tham hảo ạ !
"Ngày 5 tháng 1 năm 2020
Kinh gửi mệ Lương bán xôi!
Mệ ơi, 10 năm nay con chỉ ăn sáng bằng xôi của mệ. Gần đây con càng quý mệ hơn và gọi mệ là "mệ Lương thông thái". Hôm nay con xin gửi mệ một lá thư để lan tỏa việc làm tử tế!
Mệ Lương bán xôi đắt khách kính mến!
Xôi mệ bán ngon, sạch sẽ nức tiếng thành phố. Sáng sáng, những vò xôi nóng hổi, khói bốc nghi ngút mùi đồng quê, tay mệ thoăn thoắt cho vào hộp xốp gài cái "cạch" rồi bỏ vào túi ni lông, không quên cho thêm cái muỗng nhựa. Hàng trăm đứa trẻ như con tung tăng vào lớp. Năm phút sau, tất cả nằm gọn trong thùng rác. Chúng con lại chờ đến sáng mai xếp hàng mua xôi, lòng thầm cảm ơn mệ bán xôi, tận tâm mà không hề biết mình đang bị đầu độc.
Kính gửi mệ Lương bán xôi ế khách!
Mệ ơi, con được học trong nhà trường điều này hay lắm. Mệ biết vì sao ở Việt Nam tỷ lệ người ung thư, nhất là trẻ em tăng cao không? Mệ biết vì sao trẻ em nam nữ tính hoá, trẻ em dậy thì sớm không? Có nhiều nguyên nhân ạ! Nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là do ăn uống. Việt Nam là một trong năm nước đứng đầu thế giới về sử dụng xốp, nhựa bừa bãi nhất. Trong xốp, nhựa tái chế có nhiều chất DOP, chì, cadimi sẽ hòa tan khi tiếp xúc với đồ nóng chứa axit, dầu ăn hay muối. Như vậy, mẹ con mình đang tiếp tay cho bệnh tật, mệ nhỉ! Nhớ hôm mệ dẫn con tới gặp mệ, con cứ sợ mệ la "trứng khôn hơn vịt". Nhưng mệ đã suy nghĩ rất lâu, rồi cầm tay con nói: "Mệ ít học, không biết điều này, mệ sẽ cố gắng thay đổi". Con biết ơn mệ vì đã nghe tâm sự, nguyện vọng của một đứa trẻ.
Rồi mệ bỏ hết tất cả hộp xốp và bao bì ni lông, chỉ dùng lá chuối hơ lửa để gói xôi. Con rất trân trọng nhưng nhiều phụ huynh và bạn nhỏ khác khó chịu vì sự bất tiện này. Gánh xôi của mệ ế khách trông thấy nhưng mệ vẫn kiên trì dùng lá gói xôi.
Thân thương gửi mệ Lương bán xôi đắt khách!
Một tuần sau mệ quay lại sử dụng túi ni lông. Con buồn, mệ vì đồng tiền mà bất chấp. Nhưng không, mệ bảo rằng: "Một thói quen xấu dễ hình thành nhưng rất khó sửa, bởi vậy, cần thời gian". Bước đầu, mệ thay hộp xốp bằng lá chuối, vẫn sử dụng túi ni lông xách ngoài, nhưng trong mỗi túi mệ đều bỏ thêm một lá thư do chính mệ viết đã photo thành nhiều bản.
"Con thân mến!
Mệ bán xôi ít học nhưng mệ biết sử dụng hộp xốp và bao ni lông đựng xôi nóng có hại cho sức khoẻ, về lâu dài còn gây bệnh vô sinh, ung thư, ngoài ra còn ô nhiễm môi trường. Hãy cùng mệ Lương bảo vệ các con và cả thế giới. Ngày mai con phải mang theo hộp sứ, hộp nhựa để đựng xôi rồi mệ Lương giảm giá nhé!
Ký tên
Mệ Lương bán xôi"
Đọc thư của mệ, con vô cùng xúc động. Ai có thói quen xấu khi sử dụng hộp xốp hay bao bì ni lông đều tan chảy trước lá thư của mệ. Quả nhiên gánh xôi mệ bán càng đắt khách hơn. Tiếng lành đồn xa, ai cũng muốn mua xôi của mệ để được trân trọng nhận lá thư tay.
Đa số mọi người đều đồng tính, khâm phục việc làm của mệ nhưng cũng có người trề môi: "Làm thế thì được gì?". Sao lại không được gì? Trước hết mệ đã làm tốt phần việc của mình, sau đó mệ cũng thông thái lan tỏa cho nhiều người biết tự bảo vệ mình khỏi chất độc có trong hộp xốp và bao ni lông, hơn tất cả là không tự biến mình thành "tội đồ" phá hủy môi trường của con cháu đời sau. Với con, mệ là siêu anh hùng giữa đời thường!
Con rất ngưỡng mộ mệ! Chúc mệ thật nhiều sức khỏe để tiếp tục bán xôi sạch cho chúng con!
Khách đặc biệt của mệ".
3. Bức thư đoạt giải Nhất cuộc thi viết thư UPU lần thứ 48 năm 2019
Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 48 năm 2019 có chủ đề: “Hãy viết một bức thư về người hùng của em”.
Em Nguyễn Thị Mai, học sinh lớp 10K, Trường THPT Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã đoạt giải Nhất Quốc gia Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 48 tại Việt Nam.
Toàn văn bức thư này như sau:
"Trái đất ngày 30 tháng 12 năm 2018
Gửi tới ozone, người hùng của tôi!
Hẳn anh sẽ ngạc nhiên khi nhận được thư của tôi. Tôi viết cho anh bằng cả sự trân quý, ngưỡng mộ và cả nỗi hổ thẹn nữa. Vì với chúng tôi, anh vừa là ân nhân, vừa là anh hùng nhưng có lẽ chính chúng tôi đã làm anh tổn thương, người hùng nhỉ.
Ozone ạ! Mới đây, tôi có đọc một bài báo viết về anh. Vì thế tôi nghĩ mình phải viết cho anh để kể với anh về điều tôi đã đọc được. Họ đang nói đến anh với sự lo lắng không hề nhỏ, tôi thấy như thế, vì hình như anh ốm và cuộc sống của loài người chúng tôi đang bị ảnh hưởng rất nhiều vấn đề. Họ nói như thể anh sinh ra hiển nhiên có nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ trái đất của chúng tôi. Có lẽ, vì anh đã ở đó rất lâu, thậm chí trước khi loài người quen thuộc, gần gũi như hơi thở vậy.
Vì thế tự nhiên lắm, chúng tôi quen với sự bao bọc của anh như đứa trẻ quen được nuông chiều và nghĩ rằng, nơi anh sống chính là thiên đường. Nhưng sự thực, mỗi ngày trôi qua với anh là cuộc chiến khó khăn với nữ thần mặt trời để bảo vệ con người, thảm thực vật, động vật... rồi cũng phải giữ lại một phần sức mạnh của nữ thần để đem đến sự sống cho trái đất. Anh hùng sự sống, chúng tôi gọi anh như vậy, đã chiến đấu rất kiên cường chưa một phút nghỉ ngơi cũng chẳng cần những huy chương hay những lời tung hô ca ngợi. Với chúng tôi, anh là người hùng thể và không được ốm.
Chúng tôi cứ hồn nhiên và đơn giản đến vô tâm vậy đấy. Chúng tôi cứ say sưa với những phát minh mới và coi đó như giá trị bảo hiểm tuyệt đối cho sự sống của mình. Từ những vật dụng được cho là giản đơn nhưng không thể thiếu trong cuộc sống tiện ích như những chiếc tủ lạnh thôi cũng đang phả vào anh loại khí CFC, kẻ thù của ozone, những tòa nhà kính chọc chời vốn là niềm kiêu hãnh của một thế giới văn minh lại đang từng ngày tiêm vào cơ thể mong manh của anh những liều thuốc kịch độc, tàn phá sức khỏe của anh.
Anh vốn kiên cường là vậy, nhưng một ngày, chúng tôi không nhận ra anh, anh không thể. Chúng tôi cuống lên, vận dụng hết óc sáng tạo, sự tinh thông của mình mong được thấy anh khỏe lại. Chúng tôi cảm thấy có lỗi và hổ thẹn với anh vì lỗ thủng ở Nam Cực ngày càng mở rộng, hiệu ứng nhà kính ở tình trạng báo động có phần lỗi không nhỏ từ chúng tôi. Lúc này loài người đã nhận ra, dù người hùng cũng cần được chia sẻ, bảo vệ và được nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng sống.
qua các câu văn đã đọc và học em hãy viết đoạn văn chứng minh tục ngũ vn đã đề cao giá trị con người
e nên nói câu tục ngữ nào nhé, như vậy lấy ví dụ sẽ dễ hơn cũng như rõ ràng hơn đó
đầu tiên e nghĩ là nên trả lời hạnh phúc ở dây có nghĩa là gì. VD: sống theo đam mê, nhiều tiền, vui vẻ, mạnh khỏe,... sau đó đưa ra biểu hiện, dẫn chứng VD: dù không nhiều tiền, nhưng (1 người nào đó chị biết) vẫn sống đủ đầy và vui vẻ, hoặc hạnh phúc đơn giản chỉ là được ăn ngủ, và đi học,...tiếp theo cần cách thực hiện (làm thế nào để hạnh phúc, thì ở đây đã có sắn, đó chính là được sống và tỏa sáng, nhưng chị phải nói được làm sao để tìm được đam mê, vân vân và mây mây), rồi chị đưa phản đề, cuối cùng là liên hệ bản thân.
Trên đây chỉ là một số bước làm của em thôi ạ, vì em học lớp 8 nên sai ở đâu mong chị thông cảm.
a. Các câu chứa hàm ý.
- Nếu ngài mặc để hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi vài tấc
- Còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vật đằng sau phải may ngắn lại
- May cho ta cả hai kiểu.
b. Các hàm ý ấy là:
- Khi gặp quan trên, ngài sẽ cúi luồn, nên vạt trước chùng lại
- Khi gặp dân, vị quan này là người vênh váo, hách dịch nên vạt trước sẽ hớt lên.
- Vị quan là người hai mặt, trên thì nịnh hót, dưới thì chèn ép.
c) người nghe giải được hàm ý trong câu . Chi tiết : Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
a) Câu chứa hàm ý:
Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải mau ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
b) Hàm ý của câu này là: Ngài phải cúi đâù (luồn cúi) trước quan trên, ngửng cao đầu (hách dịch) trước dân đen.
c) Người nghe (viên quan) không hiểu được hàm ý sâu xa của câu nói. Nếu hiểu được được ý chế giễu và phê phán của câu nói thì viên quan đã nổi giận.
TL
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu ở trong câu.
@@@@
HT
HT