K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. TRẮC NGHIỆM ( 5.0 điểm)Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.Câu 1: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ?    A. Người cha mái tóc bạc.                       B.Bóng Bác cao lồng lộng.    C.Bác vẫn ngồi đinh ninh.                       D.Chú cứ việc ngủ ngon.Câu 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán...
Đọc tiếp

I. TRẮC NGHIỆM ( 5.0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ?

    A. Người cha mái tóc bạc.                       B.Bóng Bác cao lồng lộng.

    C.Bác vẫn ngồi đinh ninh.                       D.Chú cứ việc ngủ ngon.

Câu 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?

   A. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.             B. Miền Nam đi trước về sau.

   C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy.      D. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.

Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

    A. Cây dừa sải tay bơi.                             B. Cỏ gà rung tai.

    C. Bố em đi cày về.                                  D. Kiến hành quân đầy đường.

Câu 4: Câu nào sau đây định nghĩa đúng cho biện pháp nghệ thuật so sánh ?

   A. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng.

   B.Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ toàn thể - bộ phận.

   C. Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.

   D.Gọi tên hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ dùng để tả hoặc nói về con người.

Câu 5: Trong các câu văn sau, câu nào không sử dụng phép so sánh?

  A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.

  B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.

  C. Rồi cả nhà – trừ tôi – vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế.

  D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.

Câu 6: Phép nhân hóa trong câu: “Chị Cốc rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước...” được tạo ra bằng cách nào?

  A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

  B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

  C. Dùng những từ vốn chỉ tính chất.

  D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Câu 7: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?

A.Quan hệ thời gian, mức độ.          B.Sự tiếp diễn tương tự.      C.Sự phủ định cầu khiến.

D.Quan hệ trật tự.

Câu 8: Câu Thế là mùa xuân mong ước đã đến” phó từ đã bổ sung ý nghĩa:

A.   Chỉ sự tiếp diễn tương tự.                                         B. Chỉ mức độ.              

    C. Chỉ quan hệ thời gian.                                               D. Chỉ sự cầu khiến.

Câu 9:                                    “ Dù ai nói ngả nói nghiêng,

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”

                                 ( Ca dao)

           Câu thứ hai có sử dụng phép so sánh:

     A. Người với người.                                        B. Vật với vật.

     C. Cái cụ thể với cái trừu tượng.                        D. Cái trừu tượng với cái cụ thể.

Câu 10: Từ ngữ chứa hình ảnh ẩn dụ trong câu:

                            “Thuyền về có nhớ bến chăng

                     Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

A. Thuyền- bến.        B. Bến -dạ.        C. Thuyền- dạ .              D. Bến- nhớ.

                             

II.TỰ LUẬN ( 5.0 điểm)

Câu 1 ( 2 điểm): Tìm và phân tích phép so sánh (theo mô hình của phép so sánh) trong các câu thơ sau:

a.          Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

      Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

                       (Trần Đăng Khoa)

b.         “Quê hương là chùm khế ngọt

             Cho con trèo hái mỗi ngày

             Quê hương là đường đi học

             Con về rợp bướm vàng bay”.

                        ( Đỗ Trung Quân)

Câu  2 (3 điểm) : Viết một đoạn văn ngắn ( 5> 7 câu) tả cảnh thiên nhiên có sử dụng phép tu từ nhân hóa. Gạch chân.

1
9 tháng 4 2020

Câu 1: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ?

    A. Người cha mái tóc bạc.                       B.Bóng Bác cao lồng lộng.

    C.Bác vẫn ngồi đinh ninh.                       D.Chú cứ việc ngủ ngon.

Câu 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?

   A. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.             B. Miền Nam đi trước về sau.

   C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy.      D. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.

Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

    A. Cây dừa sải tay bơi.                             B. Cỏ gà rung tai.

    C. Bố em đi cày về.                                  D. Kiến hành quân đầy đường.

Câu 4: Câu nào sau đây định nghĩa đúng cho biện pháp nghệ thuật so sánh ?

   A. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng.

   B.Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ toàn thể - bộ phận.

   C. Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.

   D.Gọi tên hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ dùng để tả hoặc nói về con người.

Câu 5: Trong các câu văn sau, câu nào không sử dụng phép so sánh?

  A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.

  B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.

  C. Rồi cả nhà – trừ tôi – vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế.

  D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.

Câu 6Phép nhân hóa trong câu: “Chị Cốc rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước...” được tạo ra bằng cách nào?

  A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

  B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

  C. Dùng những từ vốn chỉ tính chất.

  D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Câu 7: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?

A.Quan hệ thời gian, mức độ.          B.Sự tiếp diễn tương tự.      C.Sự phủ định cầu khiến.

D.Quan hệ trật tự.

Câu 8: Câu Thế là mùa xuân mong ước đã đến” phó từ đã bổ sung ý nghĩa:

A.   Chỉ sự tiếp diễn tương tự.                                         B. Chỉ mức độ.              

    C. Chỉ quan hệ thời gian.                                               D. Chỉ sự cầu khiến.

Câu 9:                                    “ Dù ai nói ngả nói nghiêng,

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”

                                 ( Ca dao)

           Câu thứ hai có sử dụng phép so sánh:

     A. Người với người.                                        B. Vật với vật.

     C. Cái cụ thể với cái trừu tượng.                        D. Cái trừu tượng với cái cụ thể.

Câu 10: Từ ngữ chứa hình ảnh ẩn dụ trong câu:

                            “Thuyền về có nhớ bến chăng

                     Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

A. Thuyền- bến.        B. Bến -dạ.        C. Thuyền- dạ .              D. Bến- nhớ.

9 tháng 4 2020

Tôi thích buổi sáng, yêu thích buổi chiều, nhưng tôi lại cũng rất thích buổi trưa hè trên quê hương có gió nồm nam mát mẻ.

Trong ánh nắng mặt trời oi ả, làng quê hiện lên với tất cả vẻ giản dị, thân thương. Những cây tràm cao vút chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá ủ rũ như đầu lá liễu ở rừng dương ven biển. Mùi hương tràm ngát dậy bởi nó đang hong nóng dưới ánh mặt trời. Không chỉ có hương tràm mà có cả mùi khô của rơm rạ, mùi thơm của hương lúa được hong khô, mùi nồng ngai ngái của phù sa đất mới. Những mùi hương quen thuộc ấy đã làm tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Mặc dù nắng hè như đổ lửa nhưng quê hương tôi vẫn hiện lên một vẻ đẹp hiền hòa. Trên những sân phơi, từng sợi rơm vàng óng, từng hạt thóc vàng giòn ánh lên dưới nắng. Ánh nắng ban trưa giúp con người có củi, có rơm, có thóc khô giòn. Nắng trưa tuy gay gắt nhưng giúp mọi người no ấm.

Tuy nắng chói chang nhưng gió nồm thổi đến cũng đủ làm cho con người dễ chịu. Những tàu dừa như chiếc lược chải vào không gian lộng gió. Văng vẳng đâu đó tiếng kĩu kịt của lũy tre làng, ngọn tre cong cong vẫn vô tư cho gió đưa đẩy. Dưới bóng râm của tre những bác trâu ung dung nằm nhai cỏ. Trâu nhai cả bóng râm của lũy tre xanh đang ta: trùm một khoảng trời nho nhỏ. Trên mấy cây cao, những chú chào mào, sáo sậu, sáo đen đua nhau chuyền cành, ca hát.

Dường như chúng cũng thích thú một buổi trưa hè đầy nắng, gió.

Làng quê yên ả. Làng quê yêu thương. Nơi ấy, tôi được sinh ra và lớn lên, nơi có tiếng hát ngọt ngào của bà ru tôi yên giấc ban trưa. Tôi yêu biết bao buổi trưa hè thân thương ấy trên quê hương.

Tham, khảo nha

# mui #

Đang giữa mùa hè oi ả của thành phố nhộn nhịp, tôi nhớ da diết buổi trưa ở quê tôi, những buổi trưa không ngủ, lén mẹ ra đầu làng đùa nghịch cùng lũ bạn. Những buổi trưa dưới khóm tre đầu làng ấy ghi sâu trong kí ức tuổi thơ tôi “Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc của đồng quê..”
 Làng tôi nằm bên bờ sông Ba, một trong những con sông lớn nhất miền Trung. Có thể nói, quê tôi là một vùng đất trù phú của miền Trung. Quê tôi có những cánh đồng bát ngát, phì nhiêu do sông Ba tắm mát phù sa. Nhưng khí hậu quê tôi cũng khắc nghiệt như bất cứ nơi nào trên dãi đất miền Trung này. Mùa đông thì bão lụt triền miên. Mùa nắng thì thiêu đốt bởi những trận gió Lào nóng bức. Thế nên những lũy tre làng có thể xem là lá phổi xanh của quê tôi. Có ngồi dưới lũy tre đầu làng mới có thể quan sát và chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của quê tôi.
 Từ lũy tre đầu làng này, chúng tôi có thể nhìn thấy dòng sông Ba uốn khúc như con rắn khổng lồ trườn xuống uống nước biển Đông. Nằm trên bờ biển Đông là thành phố Tuy hòa, thành phố trẻ của quê tôi đang thay da đổi thịt từng ngày. Nhịp sống sôi động của thành phố thể hiện ở
những ngôi nhà cao tầng, ở những dòng người và xe tấp nập. 
 Quê tôi nằm ở ngoại vi thành phố. Cách chỉ mấy cây số thôi, mà dường như cái sôi động của thành phố không ảnh hưởng gì đến không khí êm đềm của quê tôi. Gió từ biển Đông thổi về, đồng lúa xao động từng đợt như những con sóng xanh. Lúa đang thì con gái, tươi tốt mỡ màng báo hiệu vụ hè thu của quê tôi sẽ bội thu. Giữa trưa, trời trong xanh, những đám mây trắng, mỏng manh như dãi lụa lửng lơ trôi theo chiều gió. Trên con đường xã lộ, thi thoảng lắm mới có chiếc xe vụt qua. Ai nấy cũng như vội vã tránh khỏi con đường nắng rát ấy để về đến đầu làng, được che mát dưới những khóm tre xanh.
 Dưới bóng mát của những khóm tre ấy, bọn trẻ chúng tôi bày ra đủ các trò chơi. Nào là rượt bắt, nào chơi bắn bi… Chơi chán, chúng tôi ngồi trầm ngâm ngắm cảnh như những “ông cụ non”. Bóng tre trùm mát rượi lên chúng tôi, những cành lá xao động rì rào theo gió như hàng ngàn chiếc quạt xinh xinh quạt mát cho bọn trẻ chúng tôi. Những bóng nắng lọt qua khóm tre, vẽ những hình thù kỳ dị trên mặt đất. Từ trong xóm, tiếng gà trưa vang lên như báo thức mọi người chuẩn bị công việc buổi chiều.
 Xa quê, theo ba mẹ vào thành phố sinh sống, nhưng hình ảnh quê hương với những khóm tre làng như sống mãi trong lòng tôi. Những buổi trưa bức bối giữa lòng thành phố lớn, tôi lại thèm được ngồi dưới bóng tre, thèm được hưởng làn gió mát quê nhà.

8 tháng 4 2020

12/16 = - x/4 = 21/y = z/-80

+ 12/16 = - x/4

=> Vì 12.4 = 16.(-x)

           48  = - 16x

            x   = 48 : (-16)

            x = -3

+ -3/4 = 21/ y

=> Vì (-3) . y = 4.21

           - 3y    = 84

               y    =  84 : ( -3)

               y    =  -28

+ 21/ -28 = z /-80

=> Vì 21.(-80) = (-28) . z

           - 1680  =  -28z

                   z  =  -1680: ( -28)

                   z = 60

  Vậy x = -3   ;  y = -28  ;  z = 60

9 tháng 4 2020

12/16 = -x/4 = 21/y = z/-80

=> 3/4 = -x/4 = 21/y = z/-80

* 3/4 = -x/4 => -x = 3 => x = -3

* -3/4 = 21/y 

Ta có : -3y = 4 . 21

-3y = 84

y = 84 : ( -3 ) = -28

* 21/-28 = z/-80

Ta có : 21 . ( -80 ) = -28z

            -1680 = -28z

            z = -1680 : -28 = 60

vậy x = -3 ; y = -28 ; z = 60

8 tháng 4 2020

Toán lớp 6 ???

//

8 tháng 4 2020

bạn Đố Ngọc Mai ko bít thì đừng trả lời linh tinh

Đọc văn bản Cô Tô và trả lời những câu hỏi sau : - Để được chứng kiến cảnh mặt trời mọc trên đảo, nhà văn Nguyễn Tuân đã làm gì? Em có nhận xét gì về cách tác giả đón nhận cảnh mặt trời mọc?- Cảnh mặt trời lên trên đảo được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả cảnh mặt trời lên đã cho thấy tài năng gì của tác giả Nguyên Tuân?- Tại sao tác giả lại chọn duy nhất khung...
Đọc tiếp

Đọc văn bản Cô Tô và trả lời những câu hỏi sau : 

- Để được chứng kiến cảnh mặt trời mọc trên đảo, nhà văn Nguyễn Tuân đã làm gì? Em có nhận xét gì về cách tác giả đón nhận cảnh mặt trời mọc?

- Cảnh mặt trời lên trên đảo được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả cảnh mặt trời lên đã cho thấy tài năng gì của tác giả Nguyên Tuân?

- Tại sao tác giả lại chọn duy nhất khung cảnh quanh cái giếng để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô?

- Cách so sánh cảnh sinh hoạt ở giếng đảo : "Vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn một các chợ trong đất liền" gợi cho em cảm nhận gì về cuộc sống nơi đây?

- Từ việc đọc văn bản trên, hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời lên ở thành phố quê hương em.

2
9 tháng 4 2020

1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.

- Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.

- Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
ở mỗi đoạn nhà văn đứng ở vị trí
đoạn 1 : trên nóc đồn
đoạn 2 : mũi đảo
đoạn ba : đảo Thanh Luân
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
cảnh có đặc điểm

Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:

- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;

- Cây thêm xanh mượt;

- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;

- Cát lại vàng giòn hơn;

- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.

Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.

3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);

- Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);

Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.

~~~~~~~~~~~~~~
thời gian không gian

* Toàn cảnh đảo Cô Tô sau trận bão đi qua ( Đoạn 1) :

- Vị trí quan sát: từ trên cao nhìn xuống

- Cảnh có đặc điểm: Khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi

- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian

* Cảnh mặt trời mọc trên biển ( Đoạn 2):

- Vị trí quan sát: đầu mũi đảo

- Cảnh có đặc điểm: Đó là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ

-> Nghệ thuật so sánh-> Tác dụng: Mặt trời được đặt trong khung cảnh rộng lớn, bao la, hết sức trong trẻo, tinh khôi

- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian

*Cảnh sinh hoạt trên đảo ( Đoạn 3):

Vị trí quan sát miêu tả: ở cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân

- Cảnh có đặc điểm: cảnh sinh hoạt và lao động vừa khẩn trương, tấp nập lại thanh bình

- Trình tự miêu tả: từ xa đến gần, theo trình tự không gian.

26 tháng 4 2021

woww

 

8 tháng 4 2020

Phương diện so sánh :

Gợi ý :So sánh là thao tác phổ biến,  đc dùng trong suy nghĩ nói năng ..., có sự so sánh để làm nổi bật cái đc nói đến thông qua liên hệ giống nhau giữa các sự vật , sự việc..., nhưng cũng có sự so sánh để phân biệt  điểm khác nhau giữa các sự vật , sự việc

VD: 1:Phép so sánh_biện pháp tu từ

nhớ tk mik nhé !!!!!

9 tháng 4 2020

phương diện so sánh là: so sánh với vật A với B, có : 1. so sánh ngang bằng ,2. so sánh ko ngang bằng 

VD:1.Cô giáo là người mẹ thứ 2 của em.

2.chuyện nhỏ xé ra to

Đây là đáp án của chị, chị cũng ko bt đúng ko? Tại vì chị học lớp 7 nên chị bị quên kiến thức của lớp 6 chắc là ko đúng đâu nên em thông cảm cho chị nhé!

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

11 tháng 3 2021

Nó chép đấy

Ra đường mà quên mang khẩu trang mất rồi!

 Giờ muốn... phạt em một chút hay chụt em một phát.

CÓ BN NÀO MÚN VÀO HỘI CỦA MK KO

8 tháng 4 2020

được của nó

Câu 1: Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:                                                           Chú bé loắt choắt                                                            Cái xắc xinh xinh                                                            Cái chân thoăn thoắt                                                     ...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

                                                           Chú bé loắt choắt 

                                                           Cái xắc xinh xinh 

                                                           Cái chân thoăn thoắt

                                                           Cái đầu nghênh nghênh 

                                                                                            (Tố Hữu, Lượm)

a) Chỉ ra những từ láy và nêu hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong đoạn thơ

b) Trong những từ láy vừa tìm, từ láy nào gợi tả hình dáng con người 

c) Tìm thêm ít nhất 3 từ láy khác miêu tả hình dáng con người 

2
8 tháng 4 2020

A . Từ láy trong đoạn thơ trên: loắt choắt,xinh xinh,thoăn thoắt,nghênh nghênh

B. Từ láy gợi tả dáng người: thoăn thoắt,nghênh nghênh

C. Lom thom,ung dung,thanh mảnh,dong dỏng,mũn mĩn

9 tháng 4 2020

a) Những từ láy có trong đoạn thơ là:

loắt choắt ; xinh xinh ; thoăn thoắt ; nghênh nghênh

b) Những biện pháp tu từ là:

so sánh , ẩn dụ , sử dụng từ láy

c) Trong bài thơ , nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, trong đó có so sánh , ẩn dụ và sử dụng từ láy . So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh ẩn dụ “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. Nhà thơ sử dụng những từ láy như: " loắt choắt , xinh xinh , ... " làm gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn nhưng rất đỗi kiên cương và dũng cảm. Qua cách sử dụng từ láy , nhà thơ như đã thể hiện , đã khắc họa lên một thái độ yêu mễn , kính trọng đối với chú đội viên nhỏ của đất nước ta.

8 tháng 4 2020

Mình chỉ viết một đoạn thôi nha

Nhiệm vụ của Lượm được giao hàng ngày đó là làm liên lạc, đảm bảo thông tin luôn được thông suốt. Hôm nay vẫn như mọi lần em nhận thư và giao đến các đơn vị, con đường đi của Lượm không bình yên khi phải băng qua những những mặt trận ác liệt được diễn tả bằng cảnh “đạn bay vèo vèo” nhưng chú vẫn can đảm “Sợ chi hiểm nghèo”, Chiếc đầu nhỏ nhắn đội mũ ca lô nhấp nhô trên sóng lúa mênh mông của những cánh đồng ruộng vàng, Lượm luôn dặn lòng phải dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Bỗng từ đâu một viên đạn xuyên qua người, một dòng máu tươi tuôn ra, em đã trúng đạn. Đôi mắt nhắm nghiền, đôi tay vẫn còn nắm chặt những bông lúa thơm mùi sữa, em ngã xuống trên những bông lúa như một chiếc nệm êm đưa em vào giấc ngủ say nồng.

Cậu bé Lượm ngã xuống một sự hi sinh vì độc lập, sự hi sinh khi làm nhiệm vụ. Không còn cậu bé Lượm vui đùa, nhí nhảnh, đáng yêu không còn chú bé lượm với chiếc xắc xinh xinh sẵn sàng băng qua mưa bom bão đạn nữa.

Sự hi sinh cao cả của Lượm khi làm nhiệm vụ đó là tình yêu nước, sự dũng cảm, dù ngã xuống nhưng Lượm sống mãi trong lòng chúng ta.