K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2020

Đã thể hiện truyền thống quý báu là:

+sự đoàn kết ,lòng nồng nàn yêu nước để viết trang sử vàng

+sự gắn bó đê có sức mạnh 

              cac bn k đung nha

23 tháng 4 2020

thể hiện sự đoàn kết của dân tộc ta

sự yêu thương dành cho tổ quốc .

Câu 1 : Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì ? A. Quan hệ thời gian, mức độ.                                             B. Sự tiếp diễn tương tự.C. Sự phủ định, cầu khiến.                                                   D. Quan hệ trật tự.Câu 2 : Từ ngữ chứa hình ảnh ẩn dụ trong câu :                      ...
Đọc tiếp

Câu 1 : Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì ? 

A. Quan hệ thời gian, mức độ.                                             B. Sự tiếp diễn tương tự.

C. Sự phủ định, cầu khiến.                                                   D. Quan hệ trật tự.

Câu 2 : Từ ngữ chứa hình ảnh ẩn dụ trong câu : 

                                          " Thuyền về có nhớ bên chăng

                                     Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"

A. Thuyền - bến.                                                                     B. Bến - dạ. 

C. Thuyền - dạ.                                                                       D. Bến - nhớ.

Câu 3 :                                                   

                                          " Dù ai nói ngả nói nghiêng, 

                                     Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân "

Câu thứ hai sử dụng phép so sánh :

A. Người với người.                                                              B. Vật với vật.

C. Cái cụ thể với cái trừu tượng.                                         D.  Cái trừu tượng với cái cụ thể.

Ai nhanh tay và làm đúng nhất mình tick cho !

3
10 tháng 4 2020

Trả lời : 

Câu 1 :  D. Quan hệ trật tự.

Câu 2 : A. Thuyền - bến. 

Câu 3 :  D.  Cái trừu tượng với cái cụ thể.

Câu 1 : Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì ? 

A. Quan hệ thời gian, mức độ.                                             B. Sự tiếp diễn tương tự.

C. Sự phủ định, cầu khiến.                                                   D. Quan hệ trật tự.

Câu 2 : Từ ngữ chứa hình ảnh ẩn dụ trong câu : 

                                          " Thuyền về có nhớ bên chăng

                                     Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"

A. Thuyền - bến.                                                                     B. Bến - dạ. 

C. Thuyền - dạ.                                                                       D. Bến - nhớ.

Câu 3 :                                                   

                                          " Dù ai nói ngả nói nghiêng, 

                                     Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân "

Câu thứ hai sử dụng phép so sánh :

A. Người với người.                                                              B. Vật với vật.

C. Cái cụ thể với cái trừu tượng.                                         D.  Cái trừu tượng với cái cụ thể.

10 tháng 4 2020

Mình viết về thầy Ha-men:

-Nhân vật thầy giáo ấn tượng, nổi bật nhất, người đã dạy học suốt 40 năm, người thể hiện tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.

10 tháng 4 2020

theo mk nghĩ đó là: C

23 tháng 4 2020

nhập vai câu bé người an- dát thuộc lại câu chuyện buổi học cuối cùng .

bạn nào biết thì trả lời giúp mình mình cần gấp lắm 

ko chép mạng nha .

10 tháng 4 2020

Một số hiện tượng đó là:

+Một người không bao giờ đi đâu ra khỏi làng nhưng cứ hễ mở miệng là ngợi ca làng mình, mọi thứ đều tốt đẹp hơn tất cả mọi người

+Một bạn học sinh chỉ mới là một học sinh giỏi trong lớp mà đã nghĩ rằng mình đã giỏi vô địch nhất nhì thành phố về học lực

Học tốt

Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với câu thành ngữ " Ếch ngồi đáy giếng " là :

+ Một bạn cho rằng mình là học sinh giỏi nhất lớp nên cũng cho rằng mình học giỏi nhất thành phố. Cho đến khi thi HSG cấp quận đã bị rớt rồi.

+ Bạn nữ xinh đẹp kiêu kì cho mình là đẹp nhất lớp nhưng ở lớp kế bên có bạn khác đẹp hơn.

+ Bà chủ quán nghĩ quán thức ăn nhà mình là đông khách nhất nhưng không ngờ cách đó vài căn có quán còn đông khách hơn.

k cho mk nha

ĐỀ ÔN TẬP VĂN BẢN BUỔI HỌC CUỐI CÙNGPHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng...
Đọc tiếp

ĐỀ ÔN TẬP VĂN BẢN BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...

Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi

(Theo Ngữ văn 6, tập II)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?

Câu 2. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của 02 phó từ tìm được trong đoạn văn trên.

Câu 3. Em hiểu gì về câu nói của thầy Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thỉ chẳng khác gì nắm giữ được chìa khóa chốn lao tù”?

Câu 4. Từ bài học về tình yêu với tiếng nói dân tộc - thứ tài sản quý giá nhất của mỗi con người, em hãy nêu những việc làm của mình để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

       Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Hamen. Trong đó có sử dụng một phó từ.( Gạch chân, chú thích)

2
10 tháng 4 2020

Câu 1.

VB: Buổi học cuối cùng

TG: An-phông-xơ Đô-đê

Hoàn cảnh sáng tác :

- Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.

Câu 2. 

Phó từ trong đoạn văn : vẫn , cũng

- Ý nghĩa :  phó từ là làm thành tố phụ trong cụm động từ, chỉ sự so sánh, tiếp diễn của hành động

Câu 3.

- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do

- Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.

- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh

Câu 4.

 việc làm để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ :

- Yêu tiếng nói của dân tộc mình

- Sử dụng tiếng nói của dân tộc trong giao tiếp hàng ngày, không lai căng, pha tạp ngôn ngữ khác vào ngôn ngữ nói của mình

- Trân trọng ngôn ngữ dân tộc mình, phát huy cái hay và giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc

- Sử dụng thành thạo ngôn từ dân tộc vào đúng mục đích, phù hợp với nội dung , hoàn cảnh giao tiếp

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động. Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực. Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và..

chúc bạn học tốt

10 tháng 4 2020

Nguyễn Ngọc Linh cái bài viết đoạn văn ở phần cuối là và.. j vậy b