K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2018

Trên thế giới có tới 6 châu lục và 4 đại dương, địa bàn sinh sống của con người ngày càng mở rộng, con người đã có mặt trên tất cả các châu lục, trên các đảo ngoài khơi xa và khi trình độ khoa học kĩ thuật càng cao thì sự vươn tới của con người càng rộng. Thế giới chúng ta đang sống thật đa dạng vì các quốc gia và vùng lãnh thổ luôn có sự khác nhau về tự nhiên, chế độ chính trị, khác nhau về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hoá, về hình thức sản xuất, về trình độ văn minh, quan niệm sống và cả mức sống.

- thiên nhiên: có nhiều châu lục ( châu Nam Cực, châu Á, châu Âu, châu Phi,...) có nhiều loại địa hình ( đồng bằng, hoang mạc , bình nguyên, sơn nguyên,...) có nhiều loại khoáng sản ( than, chì, sắt, magn, thiếc,...)

- dân cư: có nhiều chủng tộc (negroit, mongoloit,...) phân bố khắp nơi trên thế giới từ những nới có khí hậu thuận lợi như đồng bằng đến những nơi khắc nghiệt như hoang mạc

-tôn giáo đa dạng ( phật giáo, thiên chúa giáo, nho giáo, ấn độ giáo, kito giáo, hồi giáo,...)

- văn hóa có nhiều kiểu chữ viết và các phong tục tập quán khác nhau trên thế giới,...

17 tháng 8 2018

Câu 1:

Trả lời:
— Khí hậu Nam Phi ẩm hơn khí hậu Bắc Phi vì:
+ Diện tích Nam Phi nhỏ hơn, hẹp hơn Bắc Phi;
+ Có 3 mặt giáp đại dương nên chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch đông nam thổi từ Ấn Độ Dương vào;
+ Phía đông của Nam Phi chịu ảnh hưởng của dòng biển non", khi gió
đông nam từ đại dương thổi vào mang theo hơi nước gây mưa nên thời tiết nóng, ẩm.
— Còn Bắc Phi : Có diện tích lớn hơn Nam Phi, đường chí tuyến đi qua điểm giữa của Bắc Phi nên đại bộ phận Bắc Phi nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không mưa. phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á-Âu
rộng lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á-Âu thổi vào Bắc Phi cũng không gây mưa, địa hình Bắc Phi ờ độ cao trên 200 m, dãy At-lát ngăn cản gió tây nên ảnh hưởng của biển rất ít.

Câu 2:

Trả lời:
a) Công nghiệp
- Các ngành công nghiệp chủ yếu là: khai thác khoáng sản, luyện kim màu, cơ khí, hoá chất,...
- Là nước xuất khẩu nhiều vào loại bậc nhất thế giới.
- Sản xuất nhiều uranium, kim cương, crôm,...
b) Nông nghiệp
- Trồng cây ăn quả cận nhiệt đới: cam, chanh, nho.
- Trồng ngô.

Câu 3:

- Cách tính: Thu nhập bình quân đầu người = GDP/số dân.

- Kết quả tính: 113.247.000.000/43.600.000 = 2.597,4 USD/người/năm

20 tháng 8 2018

1)

Khí hậu Nam Phi ẩm và dịu hơn Bắc Phi vì các nguyên nhân sau đây:

- Nam Phi có diện tích nhỏ hơn Bắc Phi, lại có ba mặt giáp đại dương.

- Nam Phi có phần phía đông chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió đông nam thổi từ đại dương vào nên thời tiết quanh năm nóng, ẩm và mưa tương đối nhiều.

2)

- Công nghiệp:

+ Các ngành chính: khai thác khoáng sản, luyện kim màu, cơ khí, hóa chất,...

+ Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu: vàng, uranium, kim cương, crôm,...

- Nông nghiệp: Sản phẩm chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất khẩu của Nam Phi, chủ yếu là hoa quả cận nhiệt đới, ngô,...

3)GDP/người : 2.597,4 USD/người/năm

16 tháng 8 2018

1: Nhận xét về thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ

-Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ ngày càng rút ngắn:

-Để dân số tăng thêm 1 tỉ thì các khoảng thời gian tương ứng là: 33 năm (1927-1960, từ 2 tỉ lên 3 tỉ), 14 năm (1960-1974, từ 3 tỉ lên 4 tỉ), 13 năm (1974-1987, từ 4 tỉ lên 5 tỉ), 12 năm (1987-1999, từ 5 tỉ lên 6 tỉ).

2: Nhận xét về thời gian để dân số tăng gấp đôi

-Như bạn thấy thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ ngày càng rút ngắn dẫn đến thời gian dẫn số tăng gấp đôi cũng ngắn dần

-Cần 47 năm dẫn số từ 2 tỉ đã thành 4 tỉ dần thì 39 năm để dân số từ 3 tỉ đến 6 tỉ , cần 47 năm để dân số từ 4 tỉ đến 8 tỉ tuy nhiên ở đây là do có biện pháp kế hoặc hóa gia đình

17 tháng 8 2018

@Ngọc Hnue

23 tháng 7 2018

- Hàn đới khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.

- Ở đây có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, ít khi thấy Mặt Trời, thường xuyên xảy ra bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da, nhiệt độ trung bình luôn dưới -10⁰C, thậm chí xuống tới -50⁰C.

- Mùa hạ chỉ dài 2-3 tháng, Mặt Trời di chuyển là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi kéo dài đến 6 tháng. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng nhưng cũng ít khi vượt quá 10⁰C.

Lượng mưa trung bình năm rất thấp(khoảng dưới 500mm) và chủ yếu mưa ở dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Mặt đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên khi mùa hạ đến.

- Gió ở đây thổi chủ yếu là gió Đông cực

Chúc em học tốt!

23 tháng 7 2018

Trả lời :

Là khu vực có góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ. sổ giờ chiếu sáng trong ngày có sự giao động rất lớn giữa các mùa. Vì thế, đây là khu vực giá lạnh, băng tuyết quanh năm. Lượng mưa trung bình dưới 500 mm/năm. Gió chủ yếu trong đới này là gió Đông cực.


19 tháng 7 2018

Trong câu hỏi tương tự cx có mà, bn đăng lên chi z ?

Trả lời :

Sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông ờ đới ôn hoà đòi hỏi phải sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu, làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. Hằng năm, các nhà máy và các loại xe cộ hoạt động ở Bắc Mĩ. châu Âu. Đông Bắc Á đã đưa vào khí quyển hàng chục tỉ tấn khí thải. Gió đưa không khí bị ô nhiễm đi xa có khi đến hàng trăm, hàng nghìn kilômét. Hậu quả là tạo nên những trận mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người...

5 tháng 8 2018

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đƠi ôn hòa :
- khí thải công nghiệp
- mưa axit
- thuỷ triều đen + đỏ
- hóa chất của nhà máy

2 tháng 7 2018

1, Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới :

- Nhiệt độ cao quanh năm (nhiệt độ trung bình trên 20 độ C), trong năm có một thời kỳ khô hạn (tháng 3 đến tháng 9). Càng gần chí tuyến, thời kỳ khô hạn càng kéo dài, biên độ càng lớn.
- Lượng mưa trung bình: 500 - 1500 mm (chủ yếu tập trung vào mùa hạ).
- Thiên nhiên thay đổi theo mùa: Lượng mưa và thời gian khô hạn ảnh hưởng đến thực vật, con người, thiên nhiên Xa-van, đồng cỏ cao là nét tiêu biểu cho môi trường nhiệt đới.
2. Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa:
- Nhiệt dộ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.
- Thời tiết diễn biến thất thường.
3. Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi và những khó khăn:
- Thuận lợi: Do nhiệt độ và độ ẩm cao nên sản xuất nông nghiệp có thể tiến hành quanh năm, có thể xen canh gối vụ nhiều loại cây.
- Khó khăn: Khí hậu nóng ẩm, dịch bệnh, côn trùng, sâu bọ phát triển nhanh, gây hại cho cây trồng và vật nuôi. Lớp đất bề mặt dễ bị rửa trôi.
Biện pháp khắc phục:
- Làm thuỷ lợi, trồng cây che phủ đất.
- Phòng chống thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán.
- Phòng trừ sâu bênh có hại cho cây trồng, vật nuôi.
4. Nguyên nhân dẫn đến làn sóng di dân ở đới nóng (di dân ở đới nóng):
- Do thiên tai, chiến tranh.
- Kinh tế chậm phát triển.
- Nghèo đói và thiếu việc làm.

2 tháng 7 2018

1) Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới

- Khí hậu nhiệt đớI gồm có những đặc điểm sau:

+ Nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ TB năm > 20oC

+ Trong năm có hai mùa rõ rệt: Một mùa mưa và một mùa khô (thời kì khô hạn kéo dài khoảng 3 đến 9 tháng).

+ Càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng dài => biên độ nhiệt càng lớn.

+ Lượng mưa TB năm: 500mm – 1500mm.

+ Lượng mưa thay đổi từ xích đạo về chí tuyến

2) Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa

- Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa:

+ Nhiệt độ TB năm trên 20oC, nhưng thay đổi theo mùa, một mùa có nhiệt độ cao và môt mùa có nhiệt độ thấp hơn.

+ Lượng mưa trung bình năm trên 1000mm, nhưng thay đổi theo mùa: Một mùa mưa nhiều và một mùa mưa ít, mùa mưa nhiều chiếm khoảng 75 – 95% lượng mưa cả năm.

- Thời tiết diễn biến thất thường: Mùa mưa có năm đến sớm có năm đến muộn; lượng mưa có năm ít có năm nhiều dễ gây ra hạn hán và lũ lụt.

3) Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi và những khó khăn gì?

  • Về mặt thuận lợi: Mưa nhiều, nắng nhiều quanh năm nên có thể trồng nhiều loại cây, nuôi nhiều vật nuôi quanh năm; thực hiện các biên pháp xen canh, gối vụ,...
  • Về mặt khó khăn: Nóng ẩm quanh năm là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh phát triển, gây hại cho cây trồng và gia súc.

4) Nêu nguyên nhân dẫn tới làn sóng di dân ở đới nóng.

- Do đói nghèo, không có việc làm,... - Do chiến tranh, bệnh tật,... - Thiên tai, hạn hán,...

21 tháng 6 2018

Từ tây sang đông sao lại thành từ bắc xuống nam ???????

21 tháng 6 2018

Sao nó cứ rối lên thế nhỉ?

29 tháng 5 2018

- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu km2 .

- Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam tới cực Nam ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực.

*Khí hậu:

- Khí hậu lạnh lẽo và khắc nghiệt

- Nhiệt độ quanh năm dưới 0*C, băng tuyết bao phủ quanh năm

- Nhiều gió bão nhất thế giới, vận tốc của gió thường trên 60km/giờ

*Địa hình:

- Là một cao nguyên băng khổng lồ, cao trung bình 2600m

- Băng bao phủ 98% diện tích lục địa

*Động vật và khoáng sản:

- Do khí hậu lạnh khắc nghiệt nên thực vật không thể tồn tại

- Động vật phong phú, có khả năng chịu rét như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, cá voi xanh,... sống ở ven lục địa

-Khoáng sản: Giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên,...

29 tháng 5 2018

*Khí hậu:

- Khí hậu lạnh lẽo và khắc nghiệt

- Nhiệt độ quanh năm dưới 0*C, băng tuyết bao phủ quanh năm

- Nhiều gió bão nhất thế giới, vận tốc của gió thường trên 60km/giờ

*Địa hình:

- Là một cao nguyên băng khổng lồ, cao trung bình 2600m

- Băng bao phủ 98% diện tích lục địa

*Động vật và khoáng sản:

- Do khí hậu lạnh khắc nghiệt nên thực vật không thể tồn tại

- Động vật phong phú, có khả năng chịu rét như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, cá voi xanh,... sống ở ven lục địa

-Khoáng sản: Giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên,...

26 tháng 5 2018

Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) hiện bao gồm 27 nước thành viên: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Exờ-tô-nia, Man-ta, Síp, Bun-ga-ri và Ru-ma-ni.

26 tháng 5 2018

Gồm 28 nước

Hỏi đáp Địa lý

26 tháng 5 2018

Câu 1:

CHÂU PHI:

Diện tích: khoảng 30.221.532 km2.

Dân số: 1.2 tỷ người (năm 2016), chiếm 16% dân số Thế giới.

Tỉ lê gia tăng dân số: 2,4% (năm 2002).

CHÂU MĨ:

Diện tích: 42.550.000 km2.

Dân số: 1,002 tỷ người.

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: 1,4% (năm 2002).

CHÂU ÂU:

Diện tích: 10.180.000 km2.

Dân số: 741,4 triệu người (năm 2016).

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: -0,1% (năm 2002).

CHÂU ĐẠI DƯƠNG:

Diện tích: 8.526.000 km2.

Dân số: 40923584 người (năm 2018).

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: 1,0%.

CHÂU NAM CỰC:

Diện tích: 14.000.000 km2.

Dân số: 1000 - 5000 người.

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: 0%.

28 tháng 5 2018

Câu 2:

CHÂU PHI:

1. Nông nghiệp
a. Ngành trồng trọt
– Còn lạc hậu so với thế giới. Có sự khác nhau về tỉ trọng, kĩ thuật canh tác giữa ngành trồng cây công nghiệp để xuất khấu và cây lương thực
b. Ngành chăn nuôi
Không được chú trọng phát triển, chủ yếu là chăn nuôi bò, cừu, dê, lợn …với hình thức chăn thả.

2. Công nghiệp
Phát triển phiến diện:
– Có nền công nghiệp chậm phát triển.
– Ngành sản xuất chủ yếu là khai khoáng, lắp ráp cơ khí. Chỉ có vài nước có nền công nghiệp phát triển như Cộng hòa Nam Phi, Li-bi, An-giê-ri, Ai Cập…

3.Dịch vụ

– Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản.

– Chủ yếu là nơi cung cấp nguyên liệu thô, xuất khẩu nông sản nhiệt đới.

– Nơi tiêu thụ hàng hóa cho các nước trung bình nhập khẩu máy móc, thiết bị,...

– 90% thu nhập ngoại tệ nhờ vào xuất khẩu nông sản và khoáng sản.

– Giao thông đường sắt phát triển phục vụ hoạt động xuất khẩu: ven vịnh Ghi-nê, khu vực sông Nin và Nam Phi.