K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2022

Là Hoàng Diệu. Thể hiện ông là người yêu nước, thái độ cương trực, thẳng thắn

28 tháng 2 2022

Tổng Đốc Hoàng Diệu. Việc lấy tên ông đặt tên thể hiện lòng biết ơn, kính trọng của đờ sau

28 tháng 2 2022

Tham khảo ở đây:

http://phuongtanthanh.gov.vn/dang-mat-tran-doan-the/loi-bac-day-ngay-18-8-hoi-dong-bao-yeu-quy-gio-quyet-dinh-cho-van-menh-dan-toc-ta-da-den-toan-quoc-dong-bao-hay-dung-day-dem-suc-ta-ma-tu-giai-phong-cho-ta-137.html

28 tháng 2 2022

tk

Lời Bác dạy Ngày 18/8: “Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

28 tháng 2 2022

Tham khảo:

Câu 1: 

 

Nhà nước thời Lý - Trần

Nhà nước thời Lê sơ

Thành phần quan lại

Chủ yếu: quý tộc, vương hầu

Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. 

Tổ chức bộ máy chính quyền

- Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (vua nắm mọi quyền hành) nhưng chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

- Là nhà nước quân chủ quý tộc.

- Vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chỉ huy quân đội.

- Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

- Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

Câu 2:

 

Thời Lý (1009 - 1225)

Thời Trần (1226 - 1400)

Thời Lê sơ (1428 - 1527)

Các tác phẩm văn học

Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)

Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) , Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)

- Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…

- Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

Các tác phẩm sử học

Đại Việt sử kí toàn thư.

Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển (Lê Văn Hưu).

 

- Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục,Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế,…

 

28 tháng 2 2022

Tham khảo:

1. undefined

2. undefined

 

câu 3:

- Trong khoảng 70 năm, nhà Lê củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách luật pháp, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang lên.

- Nhà Lê chia cả nước thành 13 đạo. Dưới dạo là phủ, huyện, châu , xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và tăng cường tính chất tập quyền hơn.

- Nhà vua bỏ các chức tể tướng, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua

- Nhà nước ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.

28 tháng 2 2022

Cái này có tham khảo ko thế

Câu 1. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang?A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.C. Nhu cầu chống ngoại xâm.D. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.Câu 2.Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước nào đã ra đời trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay?A. Văn Lang.B. Âu Lạc.C. Chăm-pa.D. Phù Nam.Câu 3. Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang bao gồmA. cơm nếp, rau quả,...
Đọc tiếp

Câu 1. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang?

A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.

B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.

C. Nhu cầu chống ngoại xâm.

D. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.

Câu 2.Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước nào đã ra đời trên lãnh thổ Việt

Nam hiện nay?

A. Văn Lang.

B. Âu Lạc.

C. Chăm-pa.

D. Phù Nam.

Câu 3. Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang bao gồm

A. cơm nếp, rau quả, thịt, cá.

B. cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.

C. rau khoai, đậu, ngô, khoai, sắn.

D. khoai, đậu, tôm, cá, ngô.

Câu 4. Sự tích Trầu, cau và Bánh chưng, bánh giày phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang?

A. Ăn trầu, gói bánh chưng, bánh giày trong ngày lễ hội.

B. Nhảy múa, hát ca, đua thuyền trong ngày lễ hội.

C. Lễ hội, vui chơi được tổ chức thường xuyên.

D. Trồng lúa nước và lấy đó làm lương thực chính.

Câu 5. Hoạt động sản xuất chính của cư dân Văn Lang là gì?

A. Săn bắt thú rừng.

B. Trồng lúa nước.

C. Đúc đồng.

D. Làm đồ gốm.

Câu 6. Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?

A. Chia thành cấm quân và quân địa phương.

B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ.

C. Chia thành cấm binh và hương binh.

D. Chưa có quân đội.

Câu 7. Đâu không phải phong tục của người Văn Lang?

A. Gói bánh chưng.

B. Nhuộm răng đen.

C. Xăm mình.

D. Đi chân đất.

Câu 8. Cư dân Văn Lang đi lại chủ yếu bằng

A. thuyền.

B. ngựa.

C. lừa.

D. voi.

Câu 9. Tại sao cư dân Văn Lang phải sống quần tụ trong các chiềng, chạ?

A. Họ có chung huyết thống.

B. Cần phải xua đổi thú dữ.

C. Nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm.

D. Yêu cầu của nền kinh tế công thương nghiệp.

Câu 10. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang?

A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.

D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

 

4
28 tháng 2 2022

Câu 1. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang?

A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.

B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.

C. Nhu cầu chống ngoại xâm.

D. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.

Câu 2.Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước nào đã ra đời trên lãnh thổ Việt

Nam hiện nay?

A. Văn Lang.

B. Âu Lạc.

C. Chăm-pa.

D. Phù Nam.

Câu 3. Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang bao gồm

A. cơm nếp, rau quả, thịt, cá.

B. cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.

C. rau khoai, đậu, ngô, khoai, sắn.

D. khoai, đậu, tôm, cá, ngô.

Câu 4. Sự tích Trầu, cau và Bánh chưng, bánh giày phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang?

A. Ăn trầu, gói bánh chưng, bánh giày trong ngày lễ hội.

B. Nhảy múa, hát ca, đua thuyền trong ngày lễ hội.

C. Lễ hội, vui chơi được tổ chức thường xuyên.

D. Trồng lúa nước và lấy đó làm lương thực chính.

Câu 5. Hoạt động sản xuất chính của cư dân Văn Lang là gì?

A. Săn bắt thú rừng.

B. Trồng lúa nước.

C. Đúc đồng.

D. Làm đồ gốm.

Câu 6. Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?

A. Chia thành cấm quân và quân địa phương.

B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ.

C. Chia thành cấm binh và hương binh.

D. Chưa có quân đội.

Câu 7. Đâu không phải phong tục của người Văn Lang?

A. Gói bánh chưng.

B. Nhuộm răng đen.

C. Xăm mình.

D. Đi chân đất.

Câu 8. Cư dân Văn Lang đi lại chủ yếu bằng

A. thuyền.

B. ngựa.

C. lừa.

D. voi.

Câu 9. Tại sao cư dân Văn Lang phải sống quần tụ trong các chiềng, chạ?

A. Họ có chung huyết thống.

B. Cần phải xua đổi thú dữ.

C. Nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm.

D. Yêu cầu của nền kinh tế công thương nghiệp.

Câu 10. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang?

A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.

D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

 

28 tháng 2 2022

Câu 1. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang?

A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.

B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.

C. Nhu cầu chống ngoại xâm.

D. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.

Câu 2.Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước nào đã ra đời trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay?

A. Văn Lang.

B. Âu Lạc.

C. Chăm-pa.

D. Phù Nam.

Câu 3. Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang bao gồm

A. cơm nếp, rau quả, thịt, cá.

B. cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.

C. rau khoai, đậu, ngô, khoai, sắn.

D. khoai, đậu, tôm, cá, ngô.

Câu 4. Sự tích Trầu, cau và Bánh chưng, bánh giày phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang?

A. Ăn trầu, gói bánh chưng, bánh giày trong ngày lễ hội.

B. Nhảy múa, hát ca, đua thuyền trong ngày lễ hội.

C. Lễ hội, vui chơi được tổ chức thường xuyên.

D. Trồng lúa nước và lấy đó làm lương thực chính.

Câu 5. Hoạt động sản xuất chính của cư dân Văn Lang là gì?

A. Săn bắt thú rừng.

B. Trồng lúa nước.

C. Đúc đồng.

D. Làm đồ gốm.

Câu 6. Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?

A. Chia thành cấm quân và quân địa phương.

B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ.

C. Chia thành cấm binh và hương binh.

D. Chưa có quân đội.

Câu 7. Đâu không phải phong tục của người Văn Lang?

A. Gói bánh chưng.

B. Nhuộm răng đen.

C. Xăm mình.

D. Đi chân đất.

Câu 8. Cư dân Văn Lang đi lại chủ yếu bằng

A. thuyền.

B. ngựa.

C. lừa.

D. voi.

Câu 9. Tại sao cư dân Văn Lang phải sống quần tụ trong các chiềng, chạ?

A. Họ có chung huyết thống.

B. Cần phải xua đổi thú dữ.

C. Nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm.

D. Yêu cầu của nền kinh tế công thương nghiệp.

Câu 10. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang?

A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.

D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

28 tháng 2 2022

TK

- Cuối năm 1872, chúng cho lái buôn Đuy-buy gây rối ở Hà Nội, nhằm tạo cơ hội cho Pháp can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kì. - Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-buy, Gác-ni-ê đưa hơn 200 quân Pháp ra Bắc. Nhưng thực chất, đây là việc làm nằm trong kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì của thực dân Pháp.

28 tháng 2 2022

Tham khảo

 

- Cuối năm 1872, chúng cho lái buôn Đuy-buy gây rối ở Hà Nội, nhằm tạo cơ hội cho Pháp can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kì.

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-buy, Gác-ni-ê đưa hơn 200 quân Pháp ra Bắc. Nhưng thực chất, đây là việc làm nằm trong kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì của thực dân Pháp.

- Sau đó, Pháp cho quân đánh thành Hà Nội 20-11-1873. Sau khi chiếm được thành, chúng cho quân đánh chiếm các tình Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình và Nam Định.

28 tháng 2 2022

Tham khảo

 

- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:

+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.

+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:

+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...

+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...

- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.

 


 

28 tháng 2 2022

Tham khảo: 

- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:

+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.

+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:

+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...

+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...

- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.

28 tháng 2 2022

Tham khảo 

 

Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là phong trào được đông đảo quần chúng nahan dân tham gia dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu và quan lại yêu nước.

Do xuất phát từ nghĩa khí trượng phu, lấy dũng đền ơn vua, trả nợ nước nên các cuộc khởi nghĩa không phát triển rộng trên toàn dân. Tuy nhiên, thông qua các cuộc khởi nghĩa, chúng ta đều thấy rõ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân mà thể hiện rõ nhất là ở phong trào “Cần Vương”.

Mặc dù kết quả cuối cùng không được như chúng ta mong muốn nhưng nó đã phản ánh được phần nào sự non kém của những người lãnh đạo và để lại cho đời sau những tấm gương tiêu biểu, những bài học kinh nghiệm quý báu, để nhân dân ta tiếp tục đương đấu đánh đuổi thực dân Pháp.

28 tháng 2 2022

 Phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX đều có điểm chung:

- Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.

- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...

- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”

- Kết quả: Đều thất bại

- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.

28 tháng 2 2022

tham khaor

Nhiều cán bộ lão thành quê hương xứ Thanh, đại diện hội đồng gia tộc họ Nguyễn Phước cùng nhiều nhà tri thức, những người quan tâm đến thời kỳ chúa Nguyễn và triều Nguyễn, đại diện nhiều hàng thông tấn báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương, Thanh Hóa cùng các tỉnh, thành phố khác. Thành phần số người tham gia hội thảo đã nói lên đây là vấn đề không chỉ giới khoa học mà cả xã hội quan tâm, vừa mong muốn, vừa đòi hỏi các nhà khoa học phải làm sáng tỏ việc đánh giá các chúa Nguyễn và triều Nguyễn một cách khách quan, trung thực, công bằng.

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, thế kỷ XVI- XIX là một thời kỳ gần gũi thời đại ngày nay với nhiều mối quan hệ trực tiếp và cũng là thời kỳ kéo dài trên 3 thế kỷ  với nhiều biến động phức tạp, dữ dội của đất nước. Phân liệt Đàng trong- Đàng ngoài, nội chiến Trịnh- Nguyễn thế kỷ XVII, kinh tế văn hóa phát triển trong sự giao lưu mạnh mẽ với khu vực và thế giới, cuộc nổi dậy như vũ bão của phong trào Tây Sơn rồi cuộc chiến tranh Tây Sơn- Nguyễn, cuộc xâm lược của thực dân Pháp, tất cả diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản phương Tây đang bành trướng mạnh mẽ sang phương Đông, vừa mở rộng thị trường thế giới vừa đe dọa độc lập chủ quyền các nước châu Á. Lịch sử Việt Nam thời kỳ này đặt ra rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu sâu sắc và thảo luận rộng rãi.

Mọi người tham gia hội thảo đều nhận thấy sự phê phán, lên án đến mức độ gần như phủ định mọi thành tựu của thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn trước đây là quá bất công, thiếu khách quan nhất là khi đưa vào nội dung sách giáo khoa phổ thông để phổ cập trong lớp trẻ và xã hội. Dĩ nhiên thái độ đó có nguyên do của nó trong bối cảnh cách mạng phế bỏ triều Nguyễn, rồi cải cách ruộng đất xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến và nhất là khi cả dân tộc đang tiến hành cuộc chiến đấu vì độc lập và thống nhất Tổ quốc. Trong bối cảnh đó, những hành động xâm phạm đến độc lập và thống nhất đều bị phê phán, lên án gay gắt. Đó là thái độ chính trị của xã hội, còn về phía các nhà sử học dĩ nhiên có trách nhiệm của mình trong vận dụng phương pháp luận sử học chưa được khách quan, trung thực. Hội thảo nhất trí nhận thấy việc đánh giá lại công lao và cả mặt hạn chế của các chúa Nguyễn và triều Nguyễn là rất cần thiết, có thể nói là một nhu cầu bức xúc không chỉ trong nhận thức khoa học mà cả trong tâm lý và công luận xã hội.

Việc đánh giá chúa Nguyễn và triều Nguyễn trong thời kỳ từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX, hội thảo đã đạt được sự đồng thuận cao, khẳng định những cống hiến to lớn sau đây:

+ Các chúa Nguyễn đã có công mở rộng lãnh thổ về phía Nam đến tận đồng bằng sông Cửu Long và xác lập chủ quyền vững chắc trên vùng đất mới.

+ Tiếp tục thành tựu của phong trào Tây Sơn đã xóa bỏ tình trạng phân chia Đàng Trong- Đàng Ngoài, đặt cơ sở cho sự khôi phục nền thống nhất, Nguyễn Ánh và triều Nguyễn đã hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước trên lãnh thổ rộng lớn bao gồm cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

+ Xây dựng và củng cố quốc gia thống nhất trên lãnh thổ Việt Nam hiện đại, bao gồm cả đất liền và hải đảo ven bờ cùng quần đảo trên biển Đông. Triều Nguyễn là một vương triều quân chủ tập quyền có những mặt hạn chế về chế độ chuyên chế, về một số chính sách đối nội, đối ngoại, nhưng cũng đạt nhiều tiến bộ về mặt quản lý quốc gia thống nhất, về cải cách hành chính, xây dựng thiết chế và cơ chế vận hành của bộ máy Nhà nước tổ chức rất qui củ.

+ Thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn để lại một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm cả di sản vật thể và phi vật thể. Di sản này rải rộng trên cả nước từ Bắc chí Nam, là kết quả lao động sáng tạo của nhân dân ta, của cộng động các thành phần dân tộc Việt Nam, của các nhà văn hóa kiệt xuất tiêu biểu cho trí tuệ và tâm hồn dân tộc. Di sản này được kết tinh trong một số di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới nghĩa là hàm chứa những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu như Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình, phố cổ Hội An. Do thái độ phê phán trước đây về nhà Nguyễn nên một thời việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản này có phần bị hạn chế.

Trong số những vấn đề đặt ra trong hội thảo, bên cạnh những vấn đề nhất trí như trên còn những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và thảo luận:

+ Về hành động Nguyễn Ánh cầu cứu đem 5 vạn quân Xiêm vào Gia Định, ký hiệp ước Versailles năm 1787, dựa vào lực lượng viện trợ của Bá Đa Lộc. Trên thực tế 5 vạn quân Xiêm đã bị quân Tây Sơn đánh tan ở trận Rạch Gầm-  Xoài Mút năm 1785 và hiệp ước Versailles không được thực thi vì sự bùng nổ của cách mạng Pháp năm 1789. Còn viện trợ do Bá Đa Lộc vận động từ các thuộc địa Pháp thì lực lượng tuy không nhiều nhưng cũng có tác dụng giúp Nguyễn Ánh trong việc xây thành lũy, huấn luyện quân sĩ, phát triển thủy quân, mua sắm vũ khí... và hoàn toàn năm trong sự kiểm soát của Nguyễn Ánh. Khi xem xét ngoại viện, điều quan trọng là cần phân tích và làm sáng tỏ hành động cầu ngoại viện có được kiểm soát trên cơ sở giữ được chủ quyền, đưa lại lợi ích cho đất nước hay không, nếu dẫn đến mất chủ quyền, mất độc lập là phạm tội làm mất nước, một tội ác không thể dung thứ. Trên tinh thần đó, tuy còn những khác biệt nhất định nhưng hội thảo đều cho rằng hành động đưa 5 vạn quân Xiêm vào Gia Định là một “điểm mờ”, một “tỳ vết” trong cuộc đời của Nguyễn Ánh.

- Vấn đề canh tân đất nước của triều Nguyễn được thảo luận khá sôi nổi và còn những ý kiến khác biệt. Mọi người đều thống nhất cho rằng trong bối cảnh thế kỷ XIX, canh tân đất nước là một yêu cầu bức xúc ảnh hưởng đến sự tồn vong của dân tộc. Trên bình diện thế giới, khi các nước phương Tây đã bước vào thời đại phát triển tư bản chủ nghĩa và văn minh công nghiệp thì tình trạng tiền tư bản và tiền công nghiệp của Việt Nam và phương Đông nói chung đã bộc lộ sự chậm tiến, sự lạc hậu so với thời đại. Nếu không canh tân để khắc phục tình trạng lạc hậu của đất nước thì khó bảo toàn được sự tồn tại độc lập của quốc gia, không tạo nên tiềm lực để đương đầu thắng lợi với những thách thức mới của thời đại. Thời nhà Nguyễn đã có nhiều đề nghị cải cách dâng lên nhà vua. Nhưng chúng ta nên phân biệt những đề nghị cải cách như sửa đổi ít nhiều chế độ tuyển dụng quan lại, quản lý công trình thủy lợi, mở mang khai hoang, chỉnh đốn giáo dục... trên nền tảng không thay đổi của kết cấu kinh tế xã hội phong kiến, với những cải cách mở cửa khai thông giao thương, phát triển công thương nghiệp, học tập kỹ thuật phương Tây, nâng cao trình độ quốc phòng... vươn lên tầm nhìn thời đại. Những cải cách sau mãi đến thời Tự Đức mới xuất hiện với những điều trần đầy tâm huyết và nỗi trăn trở của những trí thức cấp tiến như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ, Bùi Viện... xu hướng cải cách như vậy là chậm tuy vua Tự Đức có lúc quan tâm, nhưng không chấp nhận và thực hiện như một chủ trương của triều đình. Đây là mặt hạn chế lớn của triều Nguyễn.

- Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến 1884 do triều Nguyễn lãnh đạo đã kết thúc thất bại. Hội thảo nhất trí nhận định để mất nước là một trách nhiệm nặng nề không thể thoái thác và biện hộ của triều Nguyễn với cương vị triều đình nắm chủ quyền quốc gia. Nhưng nguyên do mất nước cần phải nghiên cứu sâu sắc trong những nguyên nhân trực tiếp và sâu xa, nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt phải đặt trong bối cảnh khu vực và thế giới, cần so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á. Những nguyên nhân trực tiếp thì khá rõ như chủ trương không nhất quán khi chủ chiến và chủ nhà, tổ chức và lãnh đạo kháng chiến phạm nhiều sai lầm về chiến lược và chiến thuật, nhất là không huy động được sức mạnh đoàn kết dân tộc, sức mạnh toàn dân đánh giặc, bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc... nhưng hội thảo nhận thấy cần nghiên cứu sâu hơn trong cả quá trình dẫn đến thất bại của triều Nguyễn, trong đó mối quan hệ giữa canh tân đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc là rất quan trọng.

Thành công lớn nhất của hội thảo đã đạt được sự nhất trí cao đến mức độ đồng thuận cho rằng thái độ phê phán, lên án toàn diện các chúa Nguyễn và triều Nguyễn trước đây dù có lý do của nó, nhưng đã đến lúc cần phải thay đổi. Kéo dài nhận thức cũ đã gây ra sự phản đối trong nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, đã tạo nên nhiều phản ứng bất bình trong tâm lý xã hội và công luận. Trên cơ sở đó, hội thảo đã xác lập một nhận thức mới về thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn, công nhận và tôn vinh những cống hiến lớn lao của chúa Nguyễn và triều Nguyễn trong sự nghiệp mở mang lãnh thổ về phía Nam, thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia thống nhất trên lãnh thổ rộng lớn tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện đại và để lại một di sản văn hóa đồ sộ, một bộ phận tạo thành quan trọng của di sản văn hóa dân tộc. Hội thảo cũng nhất trí nêu lên những mặt hạn chế của thời kỳ chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Tuy còn nhiều vấn đề đang tồn tại nhưng hội thảo đã tạo nên một hướng nhận thức mới để cùng tiếp tục nghiên cứu và thảo luận. Đây là một đổi mới quan trọng trong nhận thức về chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Nhưng cần nhấn mạnh “đổi mới” hoàn toàn không có nghĩa là lật ngược lại vấn đề, chuyển từ cực đoan phê phán sang cực đoan tôn vinh một chiều mà là nhận thức lại trên cơ sở những kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất ở trong nước và trên thế giới với những luận chứng khoa học có sức thuyết phục.

Những kết quả của hội thảo cần được quảng bá trong xã hội, cần được tiếp thu trong chỉ đạo công việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, trong biên soạn lịch sử Việt Nam, trong chỉnh sửa sách giáo khoa phổ thông. Tất nhiên hội thảo khoa học chỉ đưa ra các tư vấn và kiến nghị khoa học, còn công việc thực thi thuộc trách nhiệm của các cơ quan chức năng của hệ thống chính trị hiện nay.

Nhận thức lịch sử một cách khách quan, trung thực, công bằng là trách nhiệm của giới sử học và các thế hệ hôm nay, biểu thị một thái độ sòng phẳng đối với quá khứ. Đó cũng chính là cơ sở khoa học quan trọng để giải tỏa những bất bình, những mặc cảm bị dồn nén bở những nhận thức sai lầm trước đây, từ đó góp phần ổn định xã hội, tăng cường sự đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp chấn hưng dân tộc, xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh hiện nay.