K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2019

- giống nhau : cùng thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông"

- khác nhau:
+ quân đội nhà trần được chia làm hai loại:cấm quân và quân ở các lộ,cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành,triều đình và vua.chính binh đóng ở các lộ đồng bằng,phiên binh đóng ở các lộ miền núi,hương binh đóng ở các làng,xã.khi có chiến tranh,còn có các quân đội của các vương hầu
+ quân đội nhà lý chỉ được phân chia thành hai loại:cấm quân và quân địa phương.
+ quân đội nhà trần được xây dựng theo chủ trương:"quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông

3 tháng 3 2019

- Giống nhau:

+ Đều thực hiện chế độ " ngụ bình ư nông".

+ Được tổ chức chặt chẽ, luyện tập võ nghệ hằng năm.

+ Có năng lực chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

- Khác nhau:

+ Thời Trần không có quân đội của các vương hầu, quý tộc.

+ Vua trực tiếp nắm quyền chỉ huy.

+ Quân đội thời Lê Sơ còn có thêm các binh chủng như tượng binh và kị binh.

2 tháng 3 2019

- Tổ chức bộ máy nhà nước thời lê sơ có gì khác so với nhà trần ? tại sao nói chế độ phong kiến thời lê sơ đạt đến đỉnh cao?

- Triều đình:

+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Các đơn vị hành chính: Thời vua Lê Thánh Tông, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

- Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại:

+ Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục: mở thêm các trường học, nới rộng các đối tượng được đi học,…

+ Đưa chế độ thi cử vào nề nếp, có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại: thi Hương ở các đạo, thi Hội, thi Đình ở kinh đô. Tổ chức nhiều kì thi hơn thì số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên cũng nhiều hơn.

+ Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học văn, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.


2 tháng 3 2019

-Sự thay đổi của nền kinh tế nước ta trong các thế kỉ XVI-thế kỉ XVIII được thể hiện như thế nào ?

Phân hóa thành 2 nơi : Đàng trong và Đàng Ngoài Kinh tế 2 vùng có phần chênh lệch ( Đàng trong phát triển hơn)

+ Ở Đàng Ngoài, chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất. Kết quả là thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, ruộng đất bị bỏ hoang hoặc bị bọn cường hào chấp chiếm. Chế độ tô thuế binh dịch nặng nệ. Quan lại tham ô hoành hành.

+ Ở Đàng Trong, cư dân thưa thớt, chính quyền một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích dân khai hoang mở ruộng, phát triển sản xuất, điều kiện đất đai thuận lời, tạo điều kiện cho năng xuất lúa cao.
2 tháng 3 2019

- Trong hoàn cảnh lịch sử nào nước ta bị chia cắt đàng trong và đàng ngoài?

Do chiến tranh Trịnh-Nguyễn

Đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh giữa hai thế lực bùng nổ.
Trong gần nửa thế kỉ (từ năm 1627 đến năm 1672), họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bảy lần. Vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường
ác liệt. Cuối cùng, hai bên phải lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, chia cắt đất nước, gọi là Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra) và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào).
ở Đàng Ngoài, từ năm 1592, cuộc xung đột Nam - Bắc triều kết thúc về cơ bản. Trịnh Tùng xưng vương, xây dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê. Họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị, nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê, nhân dân gọi là "vua Lê - chúa Trịnh", ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".
Tình trạng chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tôn hại cho sự phát triển của đất nước.

2 tháng 3 2019

VD : Danh nhân văn hóa Nguyễn Du

năm sinh : 1765 (3/1/1765)

năm mất : 1820 (16/9/1820)

2 tháng 3 2019

Doanh nhân văn hóa :

Hoàng Xuân Hãn

-sinh năm : 8-3-1908

-mất năm : 10-3-1996

1 tháng 3 2019

viet ve danh lam thang canh di trich lich su o hau loc

1 tháng 3 2019

cho 1 câu trả lời cụ thể

1 tháng 3 2019

a)

STT Thời gian Sự kiện chính
1 Năm 1416 Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người)
2 Năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.
3 Năm 1421 Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh
4 Năm 1423 Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh
5 Năm 1424 Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an
6 Năm 1425 Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa
7 T9 - 1426 Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc
8 T11 - 1426 Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động
9 T10 - 1427 Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc
10 T12 - 1427 Hội thề Đông Quan diễn ra, quân Minh rút quân về nước.
1 tháng 3 2019

Nông nghiệp

Nhà Lê cho lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, thay nhau về quê sản xuất;

kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng

; đặt một số chức quan chuyên chăm lo sản xuất nông nghiệp : Khuyến nông sứ, Hà đẽ sứ, Đồn điền sứ...

Thi hành chính sách quản điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt cấy.

Thủ công nghiệp

Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.

Nhiều ngành, nghề thủ công truyền thống ờ các làng xã ngày càng phát triển.

Các công xưởnq do nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền...

Thương nghiệp

Nhà nước khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. Buôn bán với nước ngoài phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.

28 tháng 2 2019

Quốc gia Đại Việt thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu về văn hóa, giáo dục do:

- Những chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của Nhà nước đã khuyến khích, tạo điều kiện cho văn hóa, giáo dục phát triển.

- Nhân dân ta có truyền thống thông minh, hiếu học.

- Kinh tế phát triển, đất nước thái bình tạo điều kiện cho văn học và giáo dục phát triển mạnh mẽ.

28 tháng 2 2019

28 tháng 2 2019

28 tháng 2 2019

1400 Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lập nên nhà Hồ

1401 Định quan chế và hành luật của nước Đại Ngu

1406 Hơn 20 vạn quân Minh kéo vào Đại Việt

1407 Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại

1418 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ

1427 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi

1428 Lê Lợi lên ngôi vua ở Đông Đô, đặt lại quốc hiệu Đại Việt

1442 Khoa thi hội đầu của nhà Lê được tổ chức

1483 Lê Thánh Tông biên soạn và ban hành bộ luật Hồng Đức.

1511 Khởi nghĩa Trần Tuân

.1516 Khởi nghĩa Trần Cảo

.1527 Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê Sơ, thành lập nhà Mạc

1543-1592 Thời kỳ Lê-Mạc và chiến tranh Nam-Bắc triều

1592 Nhà Mạc sụp đổ

1627-1672 Chiến tranh Trịnh-Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành 2 vùng

1739-1769 Khởi nghĩa Hoàng Công Chất

1740-1751 Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương

1741-1751 Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu

1771 Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ, do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo

1777 Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng trong.

1785 Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút

1786 Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc, lật độ chính quyền chúa Trịnh

1789 Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh

1789-1792 Chính quyền của Quang Trung thực thi nhiều chính sách cải cách tiến bộ

28 tháng 2 2019

Thuở ấy, tại kinh thành Thăng Long có người múa gậy rất giỏi, lại có tài thoắt ẩn thoắt hiện, đi tới đi lui nhanh như gió nên được người dân gọi là Quận Gió. Quận Gió là đạo chích chuyên nghiệp, xuất quỷ nhập thần, chuyên trèo tường đào gạch vào nhà người khác ăn trộm.

Ở những nơi không ai ngờ, người này ngang nhiên xuất hiện. Ở những chốn canh phòng cẩn mật, anh ta vẫn luồn qua được. Nếu Quận Gió định trộm của ai thì nhà đó dù đã phòng bị, vẫn không thoát.

Tuy nhiên, Quận Gió lại được nhiều người yêu mến bởi không bao giờ ăn trộm nhà nghèo mà thường lấy của nhà giàu, chia cho người nghèo và những người lương thiện khác.

Nghe tin đồn về Quận Gió, vua Lê Thánh Tông bèn cải trang tìm hiểu sự tình.

Đêm 30 Tết, nhà vua đến gặp Quận Gió, tự xưng là học trò nghèo ở trường Giám (Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của nước ta). Lê Thánh Tông giả vờ kể sự nghèo khổ, không có tiền để về quê cúng giỗ tổ tiên nên muốn nhờ Quận Gió giúp một ít làm lộ phí.

Nghe xưng danh là Giám sinh, Quận Gió hồ hởi nói: “Giúp ai tôi cũng sẵn lòng. Giúp học trò nghèo thì tôi càng không tiếc sức. Nhưng tôi không có sẵn tiền. Tôi là đạo chích. Vậy anh muốn tôi lấy của ai?”

“Trộm của phú ông ở cửa Tây”, chàng thư sinh trẻ nói.

Nghe đến đó, Quận Gió gạt ngay: “Không được. Phú ông ở cửa Tây giàu có là nhờ cày sâu, cuốc bẫm, lao động vất vả quanh năm suốt tháng trên các cánh đồng làng Nghi Tàm, Võng Thị. Không nên lấy của ông ấy”.

“Thế trộm của chủ cửa hiệu vàng bạc ở phố cửa Đông được không?”, chàng thư sinh ướm lời.

“Ông chủ cửa hiệu chế tác và bán đồ dùng vàng bạc phố cửa Đông là người ngay thẳng. Ông ta tích cóp được chút của ăn, của để là nhờ lăn lộn, khó nhọc trên thương trường. Không nên lấy của ông ấy", Quận Gió nói.

Người này cũng liên hệ câu chuyện: "Cũng như cậu, nếu sau này đậu đạt làm quan là do sôi kinh nấu sử, không ai nỡ lòng cướp đoạt gia sản của cậụ. Thôi để tôi đến nhà lão quan coi kho bạc nhà vua ở phố cửa Bắc chôm cho ông vài nén. Lão ấy hay ăn trộm bạc trong kho đem về nhà. Đó là những thứ không phải của hắn”, Quận Gió đáp.
Nhà vua ngạc nhiên, nửa tin nửa ngờ vì không nghĩ một viên quan thanh liêm mình tin tưởng giao trọng trách đó lại là người ăn cắp. Ông bèn lật nén bạc lên, soi dưới ánh đèn dầu thì thấy bên dưới đáy có khắc 4 chữ “Quốc khố chi bảo". Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là bạc trong kho của Nhà nước.Nói rồi, ông ta lao vào màn đêm. Một lát sau, Quận Gió mang về hai nén bạc dúi vào tay cậu thư sinh: “Học trò nghèo như cậu thì ta nhất định phải giúp. Số tiền này đủ để cậu về quê, còn thừa thì dùng vào việc dùi mài kinh sử. Hy vọng sau này, cậu sẽ làm rạng danh tổ tiên”.

Sáng mùng một Tết, trong buổi khai triều, vua Lê Thánh Tông đem câu chuyện vi hành kể cho các đại quan nghe. Hai nén bạc được truyền tới tay các quan để được xem tận mắt. Viên quan coi kho tối sầm mặt mũi, không thanh minh được lời nào. Ông ta bị cách chức, tịch thu gia sản và đày đi biên ải. Còn Quận Gió được nhận tấm biển vàng đề 3 chữ vua ban: “Trộm quân sử”.

Câu chuyện vi hành đêm 30 Tết của vua nhanh chóng lan ra khắp các vùng. Dân chúng thì mừng thầm bởi có vị vua anh minh, những tên quan lại sâu mọt thì lo sợ không dám làm thêm điều sai trái.

Trong các buổi thiết triều, vua Lê Thánh Tông thường yêu cầu các quan lại phải giữ mình liêm chính, ngay thẳng, trung thực, không vụ lợi cá nhân. Chỉ có như vậy mới được dân tin, dân quý và dân phục.

Dân gian còn rất nhiều câu chuyện kể về vua Lê Thánh Tông giúp đỡ học trò nghèo. Điều đó cho thấy ông là người rất quý trọng hiền tài, chú trọng phát triển giáo dục cho đất nước.

Một lần, nhà vua vi hành thấy cống sĩ chừng 50 tuổi chăm chú cúi đầu trên trang vở. Nhà vua đứng im phía xa, thấy người này mê mải đọc sách, thỉnh thoảng húp một ngụm cháo loãng. Trước lúc về, nhà vua đến gần hỏi nhỏ: "Cống sĩ húp cháo gì mà ngon thế?”

“Thưa bác, con húp cháo hoa, nhà con hết muối rồi”, người này đáp.
Nhà vua về một lúc, nội thị mang ra cho cống sĩ chĩnh muối để ăn với cháo mới có sức học khuya được. Cống sĩ sung sướng mở nắp chĩnh ra, vô cùng bất ngờ và cảm động bởi đó không phải chĩnh muối mà là đĩnh bạc.