K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8 2021

ok bạn 

 

24 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.

24 tháng 8 2021

1. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.

=> Gọi đáp, dùng để chỉ bề trên, bề dưới

2. Lan, bạn thân nhất của tớ, đã chuyển lên thành phố.

=> Phụ chú, dùng để giới thiệu

3. chúng tôi, mọi người - kể cả anh , đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.

=> Phụ chú, dùng để chỉ

4. Hôm nay có lẽ trời sẽ nắng

=> Tình thái, dùng với cách nói không chắc chắn

24 tháng 8 2021

1. 

* Tâm trạng của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:

- Đó là tâm trạng cô đơn buồn tủi, đau đớn xót xa

- Nàng nhớ đến Kim Trọng, thương chàng.

- Nàng thương cha mẹ già thiếu người chăm sóc.

- Nàng nghĩ về hiện tại của bản thân thì thấy buồn dâng lớp lớp như tâm trạng ngổn ngang trước một tương lai mờ mịt, bế tắc.

* Nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nguyễn Du:

- Nhà thơ sử dụng ngoại cảnh để tả tâm cảnh.

- Vừa tạo ra sự đối lập Thiên nhiên rộng lớn – con người nhỏ bé cô đơn vừa tạo ra sự tuơng đồng : cảnh ngổn ngang – tâm trạng ngổn ngang, cảnh mờ mịt nhạt nhoà – tâm trạng u buồn, bế tắc.

- Nguyễn Du sử dụng điệp ngữ, các từ láy tạo nên sự trùng điệp như nỗi lòng của Kiều đang “Lớp lớp sóng dồi”

2.

  • Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ.
  • Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ) - sự cách biệt giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”, cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.
  • Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trương Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ đi, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình.
  • Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can.
  • Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc.
  • Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều:
  • Một ngày lạ thói sai nha
    Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền

  • Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh - một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong đo đếm, cò kè mặc cả...
  • Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã Giám Sinh và Tú Bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
  •  *Điểm giống nhau giữa hai nhân vật

  • Họ đều là những người phụ nữ đẹp về mọi mặt nhưng đều bất hạnh.
  • Nạn nhân của xã hội phong kiến với nhiều định kiến hẹp hòi, bất công với người phụ nữ.
  • Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thuý Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức, để giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình.
  • Hok tốt nhớ k cho mình nếu đúng nha ^^
24 tháng 8 2021

Em tham khảo:

1. Thể thơ 5 chữ. Ánh trăng được viết năm 1978, sau giải phóng đất nước 3 năm, lúc này những người lính còn sống sót sau chiến tranh trở về với chốn phồn hoa đô thị (thành phố Hồ Chí Minh).

2. Từ “tri kỉ” có nghĩa: thấu hiểu mình, hiểu bạn như hiểu bản thân mình.

Giữa con người và vầng trăng trong quá khứ trở thành tri kỉ bởi vì từ tấm nhỏ cho đến khi khôn lớn trưởng thành ra chiến trận, vầng trăng luôn gắn bó thân thiết bên con người. Trăng chính là người bạn của con người, lưu giữ những kỉ niệm của những năm tháng tuổi thơ, đồng hành như một người bạn thân thiết, người đồng chí chia sẻ mọi buồn vui, gian khó với người lính trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. 

 
24 tháng 8 2021

vâng cảm ơn ạ

“…Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng...
Đọc tiếp

“…Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

 Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng…

   Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.

   […]

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

 (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập hai, trang 117-118)

Nêu nội dung của đoạn trích trên 

2
24 tháng 8 2021

Đoạn văn nói về công việc hằng ngày của 3 cô gái làm nhiệm vụ phá bom mở đường cho xe đi qua. Đây là công việc vô cùng khó khăn, vất vả và đòi hỏi phải thật cẩn thận, tỉ mỉ. Tuy công việc khó khăn là vậy nhưng các cô gái đã quen và vẫn luôn cố gắng hoàn thành công việc

24 tháng 8 2021

Nội dung chính của đoạn văn: sự nguy hiểm trong công việc phá bom của Phương Định và phẩm chất dũng cảm, tự tin của cô gái thanh niên xung phong

24 tháng 8 2021

Em tham khảo:

1. Câu thơ đầu tiên, tác giả sử dụng BPTT điệp từ để tạo nhịp điệu cho bài thơ đồng thời nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh, đi cạnh những động từ mạnh khiến khổ thơ tăng gấp bội sự dữ dội của cuộc chiến đấu.

2. Các động từ: giật, rung

Tác dụng: Cho thấy sự ác liệt của bom đạn chiến trường, nó làm cho mọi thứ gần như không còn được nguyên vẹn.

3. Chữ "đắng” là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, một cách viết tài hoa. Nhìn thấy gió là thuộc về thị giác, "xoa mắt đắng" lại thuộc về vị giác cảm giác, một sự chuyển đổi tài tình đã cho thấy những vất vả cực nhọc của những người chiến sĩ trong những năm tháng chiến đấu đầy khó khăn gian khổ. Những gian nan, thiếu thốn khiến các chiến sĩ vô cùng khổ cực nhưng trong lòng vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan, tinh thần chiến đấu ngoan cường.

4. "Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim" tức là đoàn xe vượt qua bao nỗi mất má, thiếu thốn, vẫn băng băng vào chiến trường. Câu hỏi đặt ra tại đây là điều gì đã tạo nên sức mạnh để đoàn xe vẫn hiên ngang, hùng dũng, kiên cường vượt qua bao lửa đạn ác nghiệt? Điều đó đã được giải thích qua câu thơ này đấy. Nó được gửi gắm qua hình ảnh "trái tim". Đây là hình ảnh hoán dụ để chỉ người lính lái xe, tái tim cầm lái. Đó là trái tim của lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, của tinh thần dũng cảm, ý chí giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã biến sức mạnh thành tinh thần giúp họ vượt qua tất cả.=) Cụm từ "chỉ cần- trài tim" nhà thơ muốn khẳng định cội nguồn của sức mạnh không phải là vật chất mà là ý chí của người chiến sĩ.

5. Hình ảnh người lính hiện lên trong sự hiên ngang và có chút ngang tàng. Tuy điều kiện còn khó khăn, bom đạn ở khắp mọi nơi nhưng người lính vẫn luôn lạc quan và bình thản
Bài 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi          "Cuộc sống chúng ta sẽ buồn tẻ biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. Tình yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Nó là tiếng nói đồng vọng kết nối biết bao trái tim con người. Chính những tình cảm này đã mang đến cho cuộc đời nhiều tấm lòng cao đẹp và giàu đức hy sinh. Họ hy sinh cả mạng sống...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

          "Cuộc sống chúng ta sẽ buồn tẻ biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. Tình yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Nó là tiếng nói đồng vọng kết nối biết bao trái tim con người. Chính những tình cảm này đã mang đến cho cuộc đời nhiều tấm lòng cao đẹp và giàu đức hy sinh. Họ hy sinh cả mạng sống của mình để mang đến sự sống cho người khác…"

(Kiệt tác của tình thương - Phạm Nguyễn Phương Dung )

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

Câu 3. Xác định một trợ từ có trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của trợ từ đó.

Câu 4. Câu văn: Cuộc sống chúng ta sẽ buồn tẻ biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. thuộc kiểu câu gì chia theo cấu tạo ngữ pháp? Vì sao?

Câu 5. Từ đoạn văn trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Tình yêu thương là tiếng nói đồng vọng, kết nối biết bao trái tim con người.  (Trình bày khoảng 2/3 trang giấy thi)

 

0
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:   Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua email, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

   Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua email, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “ơi” dịu dàng.

          (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, tr48- 49)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

2. Chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong đoạn văn.

3. Tìm một câu hỏi tu từ trong đoạn văn. Dụng ý của tác giả khi sử dụng câu hỏi tu từ đó?

 (mng giúp mình gấp với ạ!)

2
23 tháng 8 2021

1. PTBĐ: Nghị luận

2. Liệt kê

3. " Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn". Khẳng định ciệc chúng ta đang ngày càng ít giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ hơn.

25 tháng 4 2022

còn cái nịt