K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2018

- Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động. Còn Phan Châu Trinh lại chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách... dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.
- Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học — kĩ thuật và nền văn minh phát triển. Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác — Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga. Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đắn đối với dân tộc ta, cũng như đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác, vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử.

đây nè đúng ko @Annie Scarlet

3 tháng 5 2018

1.Ngày 5/6/1862, Pháp buộc triều đình Huế kí hiệp ước Nhâm Tuất bởi vì khi đó Pháp đã chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và 1 tỉnh miền Tây Nam Kì, triều đình không những không tấn công lại mà còn lại chúng tấn công tiếp nên đi kí với chúng hiệp ước Nhâm Tuất.
-Tác hại: Hiệp ước đã mang lại cho Pháp nhiều quyền lợi như:
+Triều đình Huế thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
+Mở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.
+Cho Pháp vơi sTaay Ban Nhadduowjc tự do truyền đạo Gia Tô.
+Ta phải bồi thường chiến phí 288 vạn lạng bạc.
+Pháp sẽ trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến.
=>Nước ta bị tước mất chủ quyền dân ộc, nhà Nguyễn muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ.

3 tháng 5 2018

2. Hoàn cảnh:
-Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi Pháp đang ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì chuẩn bị chiếm cả nước ta thì triều đình vẫn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời khiến kinh tế, xã hội nước ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
-Bộ máy nhà nước mục rỗng,công-nông-thương nghiệp đình trệ, tài chính kiệt quệ. Nhân dân đói khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt.
-Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn và xuất phát từ lòng yêu nước một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa....của nhà nước phong kiến.

25 tháng 4 2018

Chủ trương đưa học sinh Việt Nam sang Nhật học tập của phong trào Đông du .Xuất dương cầu học là một quyết định mang tính đột phá, thay đổi hướng đi và phương pháp đấu tranh, mở cửa hướng ra bên ngoài để học hỏi, tiếp nhận những cái mới cho phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Phan Bội Châu, chính là con người với hoài bão cách tân, đứng trước bế tắc của lịch sử dân tộc đã cố gắng đi tìm lời giải đáp: tự cường để cứu nước. Xuất phát điểm của Phan chính là lòng yêu nước, thương dân - nền tảng cách tân vĩ đại đưa ông suốt cuộc đời phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng. Tư tưởng Đông Du vì thế có xuất phát điểm từ mục đích cứu nước, cho nên xét về bản chất chủ trương “vọng ngoại” của Phan Bội Châu cũng là một hình thức thể hiện của chủ nghĩa yêu nước chân chính và của tư tưởng duy tân tự cường.

24 tháng 4 2018

bn vào link này ở câu 12 phần hướng dẫn trả lời câu hỏi í:

https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-29-chinh-sach-khai-thac-thuoc-dia-cua-thuc-dan-phap-va-nhung-chuyen-bien-kinh-te-xa-hoi-o-viet-nam.1526/

9 tháng 5 2019

Chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp không phải để “khai hoá văn minh” cho người Việt Nam, vì:

- Chính sách của Pháp hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới.

- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.

- Chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp nhằm mục đích:

+ Thông qua giáo dục nô dịch, thực dân Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.

+ Triệt để sử dụng chính quyền phong kiến, “dùng người Việt trị người Việt”.

+ Thực hiện chính sách “Ngu dân”: kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.

23 tháng 4 2018

Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỷ XIX:

+ Quy mô : khắp miền Trung kỳ và Bắc kỳ, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê

+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).

+ Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc .

+ Ý nghĩa: chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được .

+ Những biểu hiện cụ thể :

- Về chủ trương đường lối : giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản).

- Về biện pháp đấu tranh : phong phú, khởi nghĩa vũ trang; Duy Tân cải cách.

- Về thành phần tham gia : đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.