Câu 1: Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước.
B. Năm nay, mùa đông đến sớm, gió thổi từng cơn lạnh buốt.
C. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
D. Khi mùa xuân đến, muôn hoa đua nở, khoe sắc rực rỡ trong vườn.
Câu 2: Tác giả của bài thơ "Cửa sông" là?
A. Quang Huy B. Định Hải C. Thanh Thảo D. Tố Hữu
Câu 3: Các vế câu ghép: "Vì thỏ chủ quan, kiêu ngạo nên thỏ đã thua rùa." được nối với nhau bằng cách nào?
A. Nối trực tiếp bằng dấu câu.
B. Nối bằng cặp quan hệ từ.
C. Nối bằng cặp từ hô ứng.
D. Nối bằng quan hệ từ và cặp từ hô ứng.
Câu 4: Cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép: "Không những hoa hồng nhung đẹp mà nó còn rất thơm." thể hiện quan hệ gì giữa các vế câu ghép?
A. Nguyên nhân và kết quả B. Tương phản
C. Tăng tiến D. Giả thiết và kết quả
Câu 5: Từ nào dưới đây là quan hệ từ?
A. Từ "và" trong câu "Bé và cơm rất nhanh".
B. Từ "hay" trong câu: "Cuốn truyện đó rất hay".
C. Từ "như" trong câu: "Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở."
D. Từ "với" trong câu: Quyển sách để ở chỗ cao quá, chị ấy với không tới.
Câu 6: Câu thơ: “Bầy chim đi ăn về/ ………vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc” (Đồng Xuân Lan). Từ nào dưới đây được tác giả sử dụng ở chỗ trống trong câu thơ?
A.Trút B. Đổ C. Thả D. Rót
Câu 7: Từ “tựa” trong câu thơ: “Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc/ Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” là từ loại nào dưới đây?
A. Quan hệ từ B. Động từ C. Tính từ D. Danh từ
Câu 8: Tiếng nào dưới đây không ghép được với tiếng “công” để tạo thành từ có nghĩa?
A. bằng B. dân C. cộng D. lai
Câu 9: Loại một từ có tiếng “hữu” không giống nghĩa với tiếng “hữu” ở các từ khác trong nhóm: “hữu nghị, hữu hiệu, hữu dụng, hữu ích”.
A. hữu nghị B. hữu hiệu C. hữu dụng D. hữu ích.
Câu 10: Cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép: “Vì cặp mắt của bà đã mờ nên mỗi khi đọc sách báo, bà thường phải đeo kính.” thể hiện quan hệ gì?
A. Giả thiết, kết quả B. Nguyên nhân, kết quả.
C. Tương phản D. Tăng tiến
Câu 11: Các câu trong đoạn văn dưới đây được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Em là học sinh lớp 5 trường phổ thông Trần Đại Nghĩa. Em cũng đã có 5 năm gắn bó với ngôi trường này. Em rất yêu trường em.”
A. Dùng từ ngữ nối.
B. Thay thế từ ngữ.
C. Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ, dùng từ nối.
D. Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ.
Câu 12: Từ nào dưới đây có tiếng “hữu” không có nghĩa là bạn bè?
A. Chiến hữu B. Hữu nghị C. Bằng hữu D. Hữu dụng
Câu 13: Các vế câu ghép: “Tôi chưa nói hết câu, nó đã ngắt lời” được nối với nhau bằng cách nào?
A. Nối trực tiếp bằng dấu câu.
B. Nối bằng cặp quan hệ từ.
C. Nối bằng cặp từ hô ứng.
D. Nối bằng dấu câu và cặp từ hô ứng.
Câu 14: Chọn cặp từ hô ứng điền vào câu: “Trời……nắng, không khí……trở nên oi bức.”
A. vừa…..đã…. B. càng…càng
C. càng…bấy nhiêu D. bao nhiêu…..bấy nhiêu
Câu 15: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “ Mọi........đều bình đẳng trước pháp luật.”
A. công dân B. công cộng C. công chúng D. công việc
Câu 16: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để có câu ghép: “Ba bà cháu sống nghèo khổ....cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.”
A. vì B. nên C. nhưng D. nếu
Câu 17: Chọn vế cấu thích hợp điền vào chỗ chấm: “Hễ mẹ cứ mua dưa hấu về…”
A. nếu không có người dân đem dâng quả dưa hấu có khắc tên An Tiêm
B. thì em lại suy nghĩ ngay tới câu chuyện “Sự tích dưa hấu”
C. thì họ vẫn có thể sống được ngoài đảo hoang.
D. thì An Tiêm đã không bị đày ra đảo hoang.
Câu 18: Trạng ngữ trong câu sau: “Nhờ siêng năng, Nam đã vượt lên đứng đầu lớp.” bổ sung cho câu ý nghĩa gì?
A. Chỉ thời gian B. Chỉ nguyên nhân
C. Chỉ kết quả D. Chỉ mục đích
Câu 19: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
B. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
C. Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to.
D. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
Câu 20: Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây ca ngợi đạo lý thủy chung, luôn biết ơn những người có công với nước với dân?
A. Muôn người như một B. Chịu thương, chịu khó
C. Dám nghĩ dám làm D. Uống nước nhớ nguồn
Câu 21: Câu ghép nào biểu thị quan hệ tương phản trong các câu sau đây?
A. Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm.
B. Tuy Hoàng không được khỏe nhưng Hoàng vẫn đi học.
C. Do được dạy dỗ nên em bé rất ngoan.
D. Chúng em chăm học nên cô giáo rất mực thương yêu.
Câu 22: Trong các câu kể sau, câu nào thuộc câu kể Ai làm gì?
A. Công chúa ốm nặng.
B. Chú hề đến gặp bác thợ kim hoàn.
C. Nhà vua lo lắng.
D. Hoàng hậu suy tư.
Câu 23: Từ “Thưa thớt” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ B. Tính từ
C. Động từ D. Đại từ
Câu 24: Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng.”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh B. Nhân hóa
C. So sánh và nhân hóa D. Điệp từ
Câu 25: Quan hệ từ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống trong câu: “Tấm chăm chỉ hiền lành........ Cám thì lười biếng, độc ác.”?
A. còn B. là C. tuy D. dù
Câu 26: “Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo,
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.”
Câu ca dao trên là câu ghép có quan hệ gì giữa các vế câu?
A. quan hệ nguyên nhân - kết quả.
B. quan hệ kết quả - nguyên nhân.
C. quan hệ điều kiện - kết quả.
D. quan hệ tương phản.
Câu 27: Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Lưng con cào cào và đôi cánh mỏng mảnh của nó tô màu tía, nom đẹp lạ.
B. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
C. Sóng nhè nhẹ liếm vào bãi cát, bọt tung trắng xoá.
D. Vì những điều đã hứa với cô giáo, nó quyết tâm học thật giỏi.
Câu 28: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
B. Mây bay, gió thổi.
C. Chiều hôm qua, tôi về nhà bà ngoại chơi.
D. Hôm nay, tôi đi học.
Câu 29: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống sao cho hợp lí:
"Cậu bé phải bỏ học .......... nhà quá nghèo"
A. nhưng B. rồi C. mặc dù D. vì
Câu 30: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống sao cho hợp lí:
"Tôi đã đi cả Đà Nẵng và Đà Lạt....... Đà Lạt để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi hơn cả"
A. vì B. hoặc C. nếu D. nhưng
Nói đến ngày đầu tiên đi học, không ai trong chúng ta quên được. Năm nay em đã học lớp 8, chẳng lạ gì ngày khai trường, nhưng em chẳng thể nào quên được buổi khai trường, khi em bắt đầu vào lớp 1. Cảm giác bỡ ngỡ, rụt rè khi thoát khỏi vòng tay của mẹ và bước qua cổng trường thật lạ kì.
Đêm hôm trước ngày khai trường, cảm xúc trong em thật lẫn lộn: bồn chồn, vui mừng, hồi hộp và lo lắng nữa. Chẳng hiểu sao khi ăn cơm em cứ nghĩ đến buổi khai trường, rồi sau đó em đi đi lại lại, nôn nao trong người là ngày mai sẽ có mặt trong 1 sự kiện quan trọng, thật là thích biết bao. Mẹ đã chuẩn bị tất cả mọi thứ cho em, cái gì cũng thật lạ lẫm: bút chì, thước kẻ,… mà em bây giờ không nhớ rõ, nhưng mọi thứ đều đủ cả. Em thích thú ngắm từng thứ 1, rồi xếp gọn gàng chúng vào cặp sách, lòng đứng hứng khởi. Rồi mẹ cho em mặc đồng phục của trường tiểu học: áo trắng và váy màu đỏ, em mặc vừa i. Nhớ lại tối hôm đó, em đeo cặp sách chạy xung quanh nhà cho mọi người xem mình đã bắt đầu chững chạc đến nhường nào. Căn nhà hôm đó như nhộn nhịp hẳn lên, mọi người bàn tán, nói về em, về tương lai của em. Gia đình đã kể cho em nghe rất nhiều về trường lớp, làm em càng hứng thú hơn. Bà nội em khen: ''Cháu lớn nhanh quá, cố gắng học giỏi để mọi người vui nha" em cười ngượng nghịu. Hôm đấy, phải thức khuya lắm em mới ngủ được, nhưng tại sao em lại trằn trọc khó ngủ như vậy nhỉ? Em thao thức, suy nghĩ triền miên "Không biết ai sẽ dạy nhỉ? Bạn bè có nhiều không?….Và em chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay biết.
Sáng hôm sau, em dậy rất sớm, đánh răng, rửa mặt rồi ăn sáng, thật sự lúc đó em rất phấn khởi, sau khi mặc đồng phục xong mẹ đưa em đến trường bằng xe máy, trong lòng em xốn xang, hồi hộp và háo hức. Trên trời, những đám mây bồng bềnh trôi đi như muốn ngao đó đây, bầu trời trong xanh. Vẫn con đường ấy, vẫn cảnh vật ấy, sao hôm nay lại thấy lạ vậy … Hàng cây như xanh hơn, cao hơn, những ngôi nhà trông khang trang hơn mọi ngày. Con đường thân quen ngày nào sao hôm nay sạch sẽ gọn gàng ghê. Mặt trời đã dần dần nhô lên, tỏa ra những tia nắng đầu tiên, thay thế cho màn đêm mờ ảo là ánh sáng hồng tươi đang lan tràn khắp không gian. Nhưng hàng cây xanh cũng vừa tỉnh giấc, đang khẽ rùng mình. Trên những tán lá xanh còn đọng lại những giọt sương sớm, có những chú chim đã dậy từ rất lâu và đang cất khúc ca chào đón ngày mới. Theo tiếng chim ca, những tia nắng vàng tươi cũng bắt đầu nhảy múa hát ca trên những con đường. Giờ đây, không gian không còn yên tĩnh nữa mà thay vào đó là tiếng nói cười của các anh chị học sinh đang rảo bước đến trường, và tiếng xe máy của các bác phụ huynh đưa con đến trường. Các bạn mặc quần áo rất chỉnh tề, gương mặt vui tươi nhưng không kém phần lo lắng. Chẳng mấy chốc mà em đã đứng trước cổng trường. Đứa nào đứa nấy cũng đều ngơ ngác nhìn ngược nhìn xuôi và trên khuôn mặt chúng có chút gì đó sợ sệt. Thường thì khi gặp điều gì đó có vẻ lạ, tôi đều muốn khám phá và tìm hiểu nó. Có lẽ điều đó khiến cho ngày tựu trường đối với tôi thật đặc biệt, giống như một cuộc phiêu lưu kỳ lạ. Ngay trong lễ khai giảng, mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía những học sinh lớp một khiến tôi cảm thấy tự hào vô cùng. Mà đâu chỉ có mình tôi, nhiều bạn đứng trước, bạn thì ưỡn ngực ra vẻ, bạn thì mặt mày tỏ vẻ nghiêm túc lắm mà miệng thì cứ cười tít mắt. Rồi một chị lớp năm với cương vị là liên đội trưởng chỉ huy cho toàn trường hát quốc ca. Tất cả chúng tôi đều hát rất to. Tôi bất giác tưởng tượng ra mình chính là một chiến sĩ nhỏ đang đứng trong một đoàn kị binh oai hùng đánh đuổi những tên khổng lồ mà hằng đêm mẹ vẫn kể trong các câu chuyện cổ tích. Xong tiết mục chào cờ, chúng tôi được nghe đọc thư mừng ngày khai giảng của Chủ tịch nước. Điều này khiến tôi dần dần nhận ra được tầm quan trọng của việc học hơn trước rất nhiều. Tiếp đến là tiết mục đánh trống khai trường của thầy hiệu trưởng. Trông thầy thật hiền từ và nhân hậu biết bao. Thầy giống như một người cha lớn của hàng trăm em học sinh đang ngồi đây vậy. Tiếng trống trường cất lên “Tùng! Tùng! Tùng!” nghe thật vang xa báo hiệu cho một năm học mới đã đến. Rồi những quả bóng bay đủ màu sắc cũng được thả bay trên bầu trời. Lúc đó tôi có một cảm giác rằng mình cũng đang bay, đang bay trong một biển trời tri thức mới, vai trò một người học sinh đang đến với tôi khiến tôi tự hào vô cùng. Nó làm tôi cảm giác mình lớn hẳn lên không phải vì mấy hôm trước có cao hơn vài xentimét mà lớn hơn trong tiềm thức tôi mặc dù tôi chỉ vừa tròn sáu tuổi.
Đầu năm nay, dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp nên chủ yếu thời gian chúng em được các thầy cô dạy học online và không phải đến trường. Thật may mắn rằng Việt Nam đã kiểm soát được dịch và cuộc sống trở lại như bình thường. Chính vì thế, việc quay lại trường trong ngày đầu tiên của năm học mới đối với chúng em vô cùng ý nghĩa.
Hơn nửa năm chỉ học ở nhà không được gặp thầy cô và bạn bè khiến em vô cùng buồn chán. Khi nhận được tin mùa thu này chúng em được quay lại trường học em đã rất vui mừng. Em cùng bố mẹ đi hiệu sách sắm sửa sách vở cẩn thận, chu đáo. Từng quyển sách, quyển vở được em bao bọc và dán nhãn thật đẹp đẽ. Em hồi hộp đếm từng ngày được gặp lại bạn bè và mái trường thân yêu.
Cuối cùng ngày ấy cũng đã đến, sau bữa cơm tối, bố mẹ dặn dò em kiểm tra lại sách vở đồ dùng, quần áo một lần nữa để ngày mai có thể đến trường thật tốt. Em ngồi khoanh tay trên bàn ngắm nhìn những quyển sách mới tinh được xếp ngăn nắp và suy nghĩ miên man. Không biết trong những tháng ngày qua các bạn đã thay đổi như thế nào; những cái cây bé xíu trong trường đã lớn thêm nhiều chưa; bao nhiêu câu hỏi vây quanh em vừa làm em háo hức, hồi hộp lại thêm trằn trọc khó ngủ.
Sáng ngày tựu trường em dậy sớm và được mẹ đưa đến trường. Trước cánh cổng rộng lớn đang mở ra trước mắt mình, em vẫy tay chào mẹ rồi bước vội vào trong. Hiện ra trước mắt em là một sân trường đông đúc, rộn rã tiếng cười đùa, trò chuyện của các bạn học sinh sau bao ngày gặp lại. Những hàng cây như lớn hẳn lên, chững chạc, cứng cáp hơn trước rất nhiều. Thoang thoảng là mùi sơn mới của những bức tường, những bộ bàn ghế lâu ngày không sử dụng được nhà trường tân trang lại.
Em từ từ bước đi, hít thở bầu không khí ở trường học đã lâu không được tận hưởng thì chợt có một cánh tay vỗ vào vai em. Hóa ra đó là cô bạn thân cùng lớp của em. Chà! Cậu lớn hơn nhiều đấy nhỉ. Chúng em cùng nhau trò chuyện tíu tít và bước đi đến lớp học của mình - cái cảm giác mà lâu lắm rồi mới có lại được vô cùng dễ chịu. Bước chân vào lớp học, các bạn tươi cười chào em; bạn nào cũng lớn hơn, đáng yêu hơn và vui vẻ hơn. Vì là ngày đầu tiên nên chúng em chưa phải học gì nhiều chỉ nghe cô giáo dặn dò và chuẩn bị cho buổi khai giảng ngày mai. Cô giáo từ từ bước vào lớp, trên tay cầm quyển sổ ghi chép tươi cười nhìn chúng em. Cô mặc chiếc áo dài trắng, khuôn mặt hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng và có nụ cười tươi. Cô phổ biến chúng em về nội quy của lớp học và công tác chuẩn bị cho năm học mới. Chính sự tập trung và say mê của cô làm cho chúng em đắm chìm mà quên mất đi sự trôi chảy của thời gian.
Sau khi phổ biến xong nội quy lớp học và nội dung chương trình, cô trò chuyện cùng chúng em để hiểu nhau hơn. Buổi dặn dò kết thúc trong niềm hân hoan của cả cô và trò. Trở về nhà trong tâm trạng vui vẻ, em hi vọng đây sẽ là một năm học đầy may mắn và hứng khởi.