K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2

Nghệ thuật miêu tả Sơn Tinh Hình dáng: Sơn Tinh thường được miêu tả là một người đàn ông cường tráng, mạnh mẽ với dáng vóc cao lớn, rắn rỏi. Ông mang áo giáp và cầm cây gậy thần quyền năng. Tính cách: Sơn Tinh thể hiện sự cương nghị, quyết đoán và kiên trì. Ông là biểu tượng của sức mạnh thiên nhiên, chiến đấu vì chính nghĩa và bảo vệ đất nước. Khả năng: Sơn Tinh có khả năng điều khiển đất đai, núi non. Ông có thể dời non lấp biển, xây dựng thành trì từ các ngọn đồi và đỉnh núi. Nghệ thuật miêu tả Thủy Tinh Hình dáng: Thủy Tinh được miêu tả là một vị thần nước với thân hình uyển chuyển, mạnh mẽ và đầy ma mị. Ông thường mặc trang phục xanh biển và mang theo cây trượng quyền năng điều khiển nước. Tính cách: Thủy Tinh thể hiện sự hùng mạnh, quyết đoán nhưng cũng có lúc nóng giận, thù hằn. Ông là biểu tượng của sức mạnh nước, có khả năng gây ra lũ lụt và cơn bão. Khả năng: Thủy Tinh có khả năng điều khiển nước, biển và sông ngòi. Ông có thể tạo ra lũ lụt để chống lại kẻ thù và bảo vệ lãnh thổ của mình.

12 tháng 2

- Nghệ thuật: + Xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo (các vị thần với nhiều phép lạ, những món sính lễ quý hiếm không thể gặp được ở cuộc sống bình thường...) + Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn, mang đậm chất dân gian.

12 tháng 2

Một con ếch sống trong cái giếng sâu. Xung quanh nó chỉ có vài anh nhái, chị cua và cậu ốc.

Hằng ngày, khi ếch cất tiếng kêu của mình lên là lại tạo ra âm thanh vang vọng khắp giếng. Những người bạn xung quanh nghe tiếng kêu mà cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Nó tự cho mình là chúa tể. Mỗi khi ngước nhìn lên cao, ếch lại thấy bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.

Một năm nọ, trời mưa tầm tã suốt mấy ngày liền. Nước mưa chảy xuống giếng, dần dần dâng cao lên đến tận miệng giếng. Ếch theo đó mà thoát ra khỏi cái giếng. Cảnh vật bên ngoài thật khác lạ. Ếch vẫn quen thói cũ, cứ bước đi huênh hoang trên đường. Nhìn lên bầu trời, nó cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Ở dưới miệng giếng, bầu trời chỉ bé bằng một chiếc vung. Nhưng lúc này, bầu trời rộng lớn biết bao nhiêu. Vì quá mải ngắm nhìn bầu trời mà ếch không nhìn thấy một bác trâu đi ngang qua. Bác trâu nói:

- Kìa, cậu ếch kia. Tránh đường cho ta đi!

Ếch nghe xong, liếc nhìn bác trâu, chẳng có chút sợ hãi mà cứ nghênh ngang bước tiếp. Thế rồi, nó bị bác giẫm chết lúc nào không hay.

Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” đã gửi gắm bài học rằng chúng ta không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh. Mỗi người cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn.

12 tháng 2

I. Mở bài Giới thiệu câu chuyện ngụ ngôn định kể. Nêu sơ lược về ý nghĩa của câu chuyện. II. Thân bài Giới thiệu bối cảnh câu chuyện Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện. Nhân vật chính (có thể là con người, loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa). Diễn biến câu chuyện Sự việc đầu tiên xảy ra (giới thiệu tình huống, vấn đề). Các tình tiết phát triển câu chuyện (mâu thuẫn, cao trào). Sự việc dẫn đến kết quả (cách nhân vật giải quyết vấn đề hoặc hậu quả phải chịu). Kết thúc câu chuyện Kết quả của sự việc (thành công hay thất bại, bài học rút ra). Phản ứng của nhân vật hoặc bài học mà người đọc có thể nhận được. III. Kết bài Nêu ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện. Liên hệ với thực tế, bài học áp dụng trong cuộc sống.
dù mik ko bt viết nhưng mik có dàn ý, mong bạn đọc và lm theo nha :))

DS
12 tháng 2

5-7 câu bro?
(Fun Fact: chữ bạn to lên và dài để đoạn văn dài hơn :) )
Lòng dũng cảm là phẩm chất cao quý giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Người dũng cảm không sợ hãi trước nguy hiểm mà luôn kiên cường đối mặt và tìm cách vượt qua. Họ có thể là những người lính bảo vệ Tổ quốc, những bác sĩ chiến đấu với dịch bệnh, hay đơn giản là một học sinh dám đứng lên bảo vệ lẽ phải. Lòng dũng cảm không chỉ thể hiện qua những việc lớn lao mà còn nằm trong những hành động nhỏ bé hàng ngày, như dám thử thách bản thân hay nói lên suy nghĩ của mình. Nhờ lòng dũng cảm, con người mới có thể vươn lên, khẳng định giá trị bản thân và góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

DS
12 tháng 2

bạn muốn hỏi gì vậy? Mình sẽ hỗ trợ bạn! :)

Em cần j

19 tháng 3

:/

(4 điểm) Đọc văn bản sau: Đêm nay là đêm thứ bao nhiêu Chúng tôi chẳng còn nhớ nữa Chúng tôi nghỉ ven đường ra mặt trận Tiếng dế kêu trong cỏ bơ phờ Cuối trời dong lên một mảnh trăng đầu tháng Và bắt đầu tiếng gió thổi tìm cây Và bắt đầu chúng tôi nhớ làng quê Con đường nhỏ chạy mòn cùng kỷ niệm Tiếng chó thức vọng về từ ngõ vắng Bông hoa đèn khe khẽ nở trong mơ Làng...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

Đêm nay là đêm thứ bao nhiêu
Chúng tôi chẳng còn nhớ nữa
Chúng tôi nghỉ ven đường ra mặt trận
Tiếng dế kêu trong cỏ bơ phờ
Cuối trời dong lên một mảnh trăng đầu tháng
Và bắt đầu tiếng gió thổi tìm cây

Và bắt đầu chúng tôi nhớ làng quê
Con đường nhỏ chạy mòn cùng kỷ niệm
Tiếng chó thức vọng về từ ngõ vắng
Bông hoa đèn khe khẽ nở trong mơ

Làng quê ơi
Chúng tôi đã sinh ra

Sau những cơn đau của mẹ
Chúng tôi khóc chào đời
Và mặt trời đến đón
Hoa nắng xòe trước cửa mẹ đi ra

Chúng tôi lớn ào lên như ngọn gió
Như con sông chảy qua làng mùa mưa
Mặt trời đến với chúng tôi
Mưa gió đến với chúng tôi
Người lớn đến với chúng tôi
Và tất cả
Chúng tôi hét vang lên vì hạnh phúc
Chiếc vành nón lăn tưởng chạm đến chân trời.

(Trích Làng quê, Nguyễn Quang Thiều, Những người lính của làng, NXB Quân đội nhân dân, 1996, tr.3 - 4)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh của làng quê qua nỗi nhớ của nhân vật trữ tình trong khổ thơ thứ hai của đoạn trích.

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong đoạn thơ:

Mặt trời đến với chúng tôi
Mưa gió đến với chúng tôi
Người lớn đến với chúng tôi
Và tất cả
Chúng tôi hét vang lên vì hạnh phúc.

Câu 4. Nhận xét tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho làng quê được thể hiện trong đoạn trích.

Câu 5. Từ suy ngẫm của tác giả "Chiếc vành nón lăn tưởng chạm đến chân trời", anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về của khát vọng của con người trong cuộc sống.

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau:        Mùa cỏ nở hoa Con yêu ơi! Nếu mẹ là cánh đồng Con là cỏ nở hoa trong lòng mẹ Dẫu chẳng đủ rộng dài như sông bể Vẫn chứa chan ngày nắng dưới mặt trời Khi đêm về hứng muôn ánh sao rơi Sương lấp lánh đọng trong ngần mỗi sớm Cỏ yêu nhé cứ hồn nhiên mà lớn Phủ xanh non lên đất mẹ hiền hòa Rồi một ngày cỏ nở thắm muôn hoa Cánh đồng mẹ...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

       Mùa cỏ nở hoa

Con yêu ơi!
Nếu mẹ là cánh đồng
Con là cỏ nở hoa trong lòng mẹ
Dẫu chẳng đủ rộng dài như sông bể
Vẫn chứa chan ngày nắng dưới mặt trời
Khi đêm về hứng muôn ánh sao rơi
Sương lấp lánh đọng trong ngần mỗi sớm
Cỏ yêu nhé cứ hồn nhiên mà lớn
Phủ xanh non lên đất mẹ hiền hòa
Rồi một ngày cỏ nở thắm muôn hoa
Cánh đồng mẹ rộn ràng cùng gió mát
Cỏ thơm thảo tỏa hương đồng bát ngát
Và rì rào cỏ hát khúc mùa xuân
Những mạch ngầm trong đất mãi trào dâng
Dòng nước mát ngọt ngào nuôi dưỡng cỏ
Niềm hạnh phúc giản đơn và bé nhỏ
Được bên con mãi mãi đến vô cùng.

           (Hồng Vũ, Văn học và tuổi trẻ số tháng 3 năm 2019, trang 44)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Câu 3. Chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của nó.

Cỏ thơm thảo tỏa hương đồng bát ngát
Và rì rào cỏ hát khúc mùa xuân

Câu 4. Ghi lại một vài hình ảnh thể hiện tình cảm của mẹ dành con trong bài thơ. Nhận xét về giá trị biểu đạt của các hình ảnh đó.

Câu 5. Bài thơ "Mùa cỏ nở hoa" đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng. Trong vai trò là một người con, chúng ta cần làm gì để vun đắp tình cảm tốt đẹp ấy?

0