chỉ ra phương thuức biểu đạt chính và yếu tố miêu tả và tác dụng của nó
đoạn trích của văn bản làng của kim lân
tư ông lão ......gần đấy
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em trở về nhà sau một ngày dài mệt mỏi với 3 tiết học văn trên lớp. Hôm nay, cô giáo dạy cho chúng em về bài Kiều ở lầu Ngưng Bích. Hình ảnh nàng kiều với những cô đơn tủi hổ vẫn ám ảnh trong em. Và bây giờ, ngay cả lúc đã lên giường đi ngủ, em vẫn cứ băn khoăn mãi trong lòng về những cô đơn của người con gái ấy. Trong giấc ngủ, em ngỡ tưởng mình đã bước vào một thế giới thần tiên, người nhẹ bẫng đi. Hóa ra em đã đến một nơi xa lạ nào đó và thấy một người con gái thật xinh đẹp. Nàng đang khóc trong nỗi tuyệt vọng. Em vô cùng bối rối và chợt nhân rag mình đã đến và gặp gỡ nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Nhìn nàng khóc em không biết nói gì hơn nên đã đi xung quanh lầu Ngưng Bích này một lần. Dường như những kiến thức trên lớp đã cho em hiểu hơn về thiên nhiên nơi đây dù mới lần đầu đặt chân đến. Đặt mình trong hoàn cảnh này, giữa bốn bề bát ngát xa trông em mới càng thấy thương cho thân phận nàng Kiều. Mọi thứ dường như đều bao la bát ngát, chỉ có nào một mình người con gái ở nơi đây cùng với một chiếc lầu lênh đênh giữa biển và biết cho đến bao giờ nàng mới có thể thoát khỏi nơi giam hãm tuổi xuân. Vầng trăng trên trời soi xuống mặt biển nhưng cũng chẳng thể trở thành người bạn trong cô đơn tủi hổ. Mọi thứ ứ trong không gian dường như cũng lắng đọng trong nỗi buồn của con người.
Thấy Thúy Kiều khóc lâu quá, em tìm đến bên và bảo: Tôi không phải người xấu đâu. Kiều có thể nói cho tôi về những nỗi buồn trong lòng kiều không? Cô gái bao lâu nay cô đơn dường như không tin rằng có một người bạn đến tâm sự với mình hoặc chính nàng cũng nghĩ mình đang trong một giấc chiêm bao lvà bèn kể cho em về tình cảnh tủi Hổ của mình. Em chưa bao giờ được gặp một người con gái nào xinh đẹp như thế. Ngay cả trong những dòng nước mắt nàng vẫn đẹp như ngòi bút Nguyễn Du đã miêu tả một hai nghiêng nước nghiêng thành. Cô bé kể cho em về mối tình với Kim Trọng bằng một sự hoài niệm và ân hận xa xăm:
_Tôi và chàng Kim đã có lời thề đính ước dưới ánh trăng. Vậy mà ngày nay tôi lại thất hứa trở thành kẻ xấu xa vì khiến chàng mỏi mòn trông chờ. Biết làm gì đây khi cuộc sống của tôi không còn là của chính tôi. Tôi thương chẳng Kim tôi cũng thương cha mẹ già yếu. Nay tôi đã bán mình chuộc cha nên chỉ mong rằng cha mẹ mãi mãi bình an. Sợ rằng hai em ở nhà tuổi còn nhỏ chưa đủ thấu hiểu để chăm sóc cha mẹ già yếu, tôi buồn và khổ tâm lắm! Nhưng đến chính bản thân tôi cũng chưa tìm được cách để có thể cứu vớt chính mình thì biết làm sao để có thể giúp đỡ cha mẹ, giúp đỡ người yêu nơi quê nhà.
Nàng vừa kể vừa khóc đến thương tâm. Tôi biết làm gì đâu ngoài vỗ vai an ủi nàng trong giờ phút ngắn ngủi. Có lẽ nàng ngỡ đây là chiêm bao nên có thể nói hết cõi lòng mình tủi hờn, đau khổ. Nàng kể tiếp cho tôi nghe về những ngày buồn nơi đây:
_Tú bà độc ác đã nhốt tôi ở một nơi chẳng thể chạy trốn, chẳng thể biết nghĩ gì hơn ngoài gặm nhấm nỗi đau. Mỗi buổi chiều tôi chỉ biết nhìn về phía xa xa nơi đó có những cánh buồm với những con người huyên náo- một điều quá xa vời với tôi bây giờ. Mỗi cánh hoa rơi trên mặt nước cũng trở thành một một yếu tố tác động đến tâm lý của tôi, tôi cứ ngỡ cánh hoa kia hay là mình trong thân phận nhỏ bé, tan tác. Rồi những nội cỏ, những chân mây- tất cả mang màu xanh tươi nhưng với tôi chúng đều rầu rầu tâm trạng buồn khổ của những ngày tháng cô đơn. Mỗi lần biển nổi sóng, mỗi khi những tiếng sóng vỗ mạnh vào lầu Ngưng Bích, dù tôi ngồi trên ghế ngồi nhưng vẫn có cảm giác mọi thứ như đang đánh vào suy nghĩ và cảm nhận của tôi. Nỗi đau ấy không còn chỉ là những nỗi đau tinh thần mà còn là một sự hành hạ đầy đau đớn đến thể xác mà chính bản thân tôi không biết làm gì ngoại khóc lóc khổ đau.
_Rồi Kiều cũng sẽ vượt qua mọi đau khổ thôi. Những kẻ ác nhất định sẽ bị trừng trị nên Kiều phải mạnh mẽ lên.
Tôi biết nói vì với người con gái yếu ớt trước mắt mình đây ngoài một niềm tin tưởng.
Chợt tôi giật mình tỉnh giấc. Thì ra chính là tiếng báo thức kêu inh ỏi. Vậy mà tôi cứ ngỡ tôi đã gặp nằng Kiều, tất cả chỉ là mơ. Nhưng giấc mơ ấy kì lạ mà ý nghĩa. Nước mắt tôi lăn dài, thì ra nước mắt cứ chảy dù là giấc mơ và tôi thêm hiểu, thêm yêu người con gái đáng thương ấy!
Nhà thơ Huy Cận từng viết:
Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ
Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã được đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bi kịch và đáng thương:
Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc rùng rợn. Chả thế mà chị em miền núi lại than rằng "Thân em chỉ là thân con bọ ngựa, chao chược mà thôi!", còn chị em miền xuôi lại thân mình như con ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, đặc biệt là trong hai tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
Trong một xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong lận đận. Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương".
Tục ngữ có câu "Gái có công thì chồng chẳng phụ" thế nhưng công lao của Vũ Nương chẳng những không được biết đến mà chính nàng còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận. Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết. Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia đình được sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bóng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng. Trương Sinh chẳng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh. Bị dồn vào bước đường cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người.
Bên cạnh Vũ Nương, một hình ảnh nổi bật nữa là nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du. Thật hiếm có người phụ nữ nào trong văn học có một số phận "đoạn trường" như Vương Thuý Kiều trong “Truyện Kiều”. Ngay từ đầu tác phẩm, nhận định của tác giả "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" đã dự báo cho điều đau đớn này. Thuý Kiều mang một vẻ đẹp đằm thắm, mảnh mai là thế, tài sắc lại vẹn toàn hiếu nghĩa, đáng ra nàng phải được sống hạnh phúc, êm ấm, vậy mà do một biến cố trong gia đình nên đã bị bán đi với cái giá ngoài bốn trăm lạng vàng. Bất hạnh này mở đầu cho hàng loạt bất hạnh khác mãi cho tới khi nàng tìm tới sông Tiền Đường để tự vẫn. Dẫu biết kết chuyện Thúy Kiều được về sum họp với gia đình nhưng cả một kiếp người trôi nỗi truân chuyên ấy đã vùi dập cả một trang sắc nước hương tài. Độc giả đã khóc cho bao lần chia phôi vĩnh viễn, những tháng ngày sống không bằng chết trong lầu Ngưng Bích, những nỗi tủi nhục vò xé thân mình của Thuý Kiều. Số phận bi đát ấy của người con gái đã khiến muôn đời sau phải thốt lên "Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều".
Có lẽ bi kịch của Vũ Nương và Thúy Kiều không phải là trường hợp cá biệt mà là số phận của bao người phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bạc mệnh ấy, Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã góp phần khái quát lên thành lời chung, thành kiếp đau khổ chung của người phụ nữ, mà từ xa xưa số phận ấy cũng đã được thể hiện trong lời ca dao:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt rơi xuống giếng, hạt ra đồng ngoài.
Đó không chỉ là tiếng kêu thương mà còn là lời tố cáo, vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và tiền bạc lộng hành. Đồng thời cũng gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn. Với chế độ Nam quyền: “Trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ đã bị tước đoạt mọi quyền lợi chính đáng, nhân phẩm họ bị dấu dúm. Họ bị ràng buộc bởi những lễ giáo phong kiến khắc nghiệt như đạo “tam tòng”, hay các quan niệm lạc hậu như "nữ nhân ngoại tộc". Số phận của người phụ nữ hoàn toàn bị phụ thuộc, chà đạp, thậm chí còn bị coi như món hàng. Tàn dư ấy của chế độ cũ vẫn còn rơi rớt cho đến ngày nay, trên nạn bạo hành đối với phụ nữ vẫn còn khá phổ biến. Nhất là ở nông thôn.
Phải chăng vì thế mà người xưa vẫn nói "Hồng nhan thì bạc phận" nhưng những lễ giáo khắc nghiệt, lạc hậu cũng đã lùi vào dĩ vãng. Người phụ nữ giờ đây đã được quyền bình đẳng, nhất là quyền tự do trong hôn nhân và quyền quyết định số phận của mình. Những hành vi xúc phạm nhân phẩm của người phụ nữ chắc chắn sẽ đều bị trừng trị một cách nghiêm khắc. Tuy ra đời cách đây gần hai thế kỉ nhưng những tác phẩm tâm huyết trên vẫn gây xúc động sâu xa, nhức nhối trong lòng người đọc. Với nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã xây dựng được một hình tượng rất đẹp, rất có ý nghĩa về người phụ nữ. Bởi trong tác phẩm Vũ Nương chỉ là một người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác, hơn nữa nàng lại xuất thân kẻ khó vậy mà lại trở thành nhân vật trung tâm, nhân vật thẩm mĩ, nhân vật lý tưởng. Còn riêng “Truyện Kiều” lại mang một cảm hứng nhân đạo rõ rệt - đây chính là sự kết tinh sức sống và tinh thần dân tộc Việt Nam. Chính cảm hứng này là kết tinh giá trị ưu tú nhất trong “Truyện Kiều”. Có được điều ấy không phải là do cái tài của Nguyễn Du mà là do tấm lòng yêu thương con người của Nguyễn Du.
Viết “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”, Nguyễn Dữ cùng với Nguyễn Du đã góp một tiếng nói xúc động vào sự nghiệp giải phóng người phụ nữ.
mik có một bn tên minh quân nha để mik vào nick bn ý kb với bn nha
- Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp.
- Dấu hiệu nhận biết: Nằm sau dấu hai chấm, có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu lời dẫn.
chỉ ra phương thuức biểu đạt chính và yếu tố miêu tả và tác dụng của nó
đoạn trích của văn bản làng của kim lân
tư ông lão ......gần đấy
Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng không thể cất lên được… có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài…