K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2020

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

6 tháng 5 2020

1- Mở bài:

Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm ...

2- Thân bài:

a- Tả bao quát:

- Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi (ồn ào, náo nhiệt hẳn lên).

- Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh (các trò chơi được bày ra thật nhanh ... )

b- Tả chi tiết:

- Hoạt động vui chơi của từng nhóm (trai: Đá cầu, rượt bắt, .... nữ: Nhảy dây, chuyền banh .... )

- Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học.

- Âm thanh (hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vã ....)

- Không khí (nhộn nhịp, sôi nổi ...)

c- Cảnh sân trường sau giờ chơi:

Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn.

3- Kết luận:

Nêu ích lợi của giờ chơi:

- Giải tỏa nỗi mệt nhọc.

Thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn.

Bài tham khảo:

Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt.

Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó.

Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú.

Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có 5 người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau.

Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó dưới gốc cây phượng già với những chùm hoa rực rỡ như ánh nắng mùa hạ ấm áp. Mặt các bạn lúc thì đăm chiêu, lúc lại giãn ra và nở nụ cười thật tươi khi khám phá được điều gì thú vị. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch.

Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lí thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em.

Tuổi học trò ngoài những giờ học miệt mài trên lớp thì chúng em còn có những giờ giải lao thật lí thú. Ngày nào đến trường cũng vậy, sau mỗi tiết học, chúng em sẽ được trải qua giờ ra chơi đầy vui vẻ và hứng khởi.

Khi tiếng trống "Tùng! Tùng! Tùng" đã điểm, báo hiệu giờ ra chơi đã đến, từ trong từng lớp học, những bạn học sinh chạy oà ra sân trường. Sự tĩnh lặng, nghiêm túc vốn có trong giờ học được thay thế bằng những tiếng ồn ào, tiếng nói cười và tiếng í ới gọi nhau. 

Em cùng Lan mang theo cuốn sách nhỏ, ra ngồi dưới tán bàng hóng mát, trò chuyện. Đây cũng là lúc em cảm nhận hết vẻ đẹp của giờ ra chơi nơi sân trường mình. Những tia nắng của ông mặt trời len lỏi qua những tán phượng già, quá hàng cau xanh thẳm xuống nô đùa cùng lũ học trò nhỏ. Tiếng chim hót hòa trong tiếng ve tạo nên khúc nhạc chào mời rộn rã. Lá cờ đỏ Quốc kì tươi thắm tung bay trong gió, chị liễu thẩn thơ nghiêng mình soi bóng nơi mặt hồ.

Nơi sân trường, từng nhóm bạn thì nhau chơi các trò chơi giải trí đầy vui vẻ. Ở giữa khoảng sân là nhóm mấy bạn nữ chơi nhảy dây, ai ai cũng hồ hởi thi nhau nhảy dù mồ hôi ướt thấm cả chiếc áo trắng tinh khôi. Trên khuôn mặt ai cũng đầy vẻ rạng rỡ và quyết tâm, ánh mắt chăm chú dõi theo vòng chuyển động của sợi dây. Góc bên kia là nhóm vòng tròn các bạn nam đang đá cầu, sức hút từ quả cầu nhỏ khiến các chàng trai không ngừng đưa tầm mắt, nhanh chóng chớp lấy cơ hội để đá cầu lên, giữ cho cầu không bị rơi, ai nấy đều tập trung vào trận đá.

 Phía bên phải sân trường là nhóm các anh chị lớp 6 chơi kéo co. Họ phân thành hai đội nhỏ, mỗi đội có 5 người, 2 nam và 3 nữ, ai cũng ra sức kéo thật mạnh để giật chiếc khăn chiến thắng nghiêng về phía đội mình. Hai bên là đội ngũ khán giả hùng hậu của hai đội hò hét cổ vũ : Cố lên ! Cố lên! đầy nhiệt tình. Các bạn khác thì đang chơi bắn bi, mèo đuổi chuột, lên bờ xuống biển,... một cách đầy hào hứng và thích thú. Trên những hàng ghế đá là những cô cậu học trò đang ngồi đọc sách, trò chuyện, một vài bạn lại chọn một góc yên tĩnh để làm toán, viết văn. Xa xa, mấy đôi bạn đang dạo bước quanh khuôn viên, ngắm nhìn những bông hoa mười giờ xinh đẹp, thỉnh thoảng lại cúi xuống nhổ mấy gốc  cỏ dại cho cây. 

Mọi hoạt động vui chơi đang diễn ra thì bỗng tiếng trống lại cất lên, thông báo cho chúng em giờ chơi đã kết thúc. Từng đàn chim nhỏ lại nối đuôi nhau vào lớp dù lòng vẫn còn lưu luyến cuộc chơi còn đang dở. Mọi người bắt đầu vào tiết mới, sân trường lại lặng lẽ, yên ắng dõi theo từng bài học của chúng em.

Giờ ra chơi giữa giờ thật vui vẻ, những giờ ra chơi bổ ích như thế luôn là liều thuốc tinh thần để chúng em phấn chấn và học tập tốt hơn. em sẽ nhớ mãi những khoảnh khắc  ấy trong lòng mình.

#hien#

6 tháng 5 2020

bài này bạn đã đăng và mình đã giúp bạn rồi

6 tháng 5 2020

mình biết rồi nhé bạn

6 tháng 5 2020

CẦN GẤP LẮM, CÁC BẠN GIÚP MÌNH

6 tháng 5 2020

TRONG MẤY TIẾNG NỮA, LÀM CHO MÌNH MỘT BÀI VĂN NHE

6 tháng 5 2020

nghĩa là ????

6 tháng 5 2020

Giải 

-Câu trên có nghĩa còn giữ vững được tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.

6 tháng 5 2020

“Làng tôi xanh bóng tre
Từng tiếng chuông ban chiều
Tiếng chuông nhà thờ rung”…

Những lời ca đầu tiên trong bài hát của nhạc sĩ Văn Cao khắc họa hình ảnh êm đềm và yên ả của làng quê Việt Nam ngày đất nước vừa giành được độc lập. Nhưng ngay sau đó, thực dân Pháp đã mở cuộc càn quét, xâm lược nước ta lần thứ hai. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch năm 1946, toàn dân ta bước vào trận chiến đấu chống lại sự đàn áp, đốt phá, tàn sát đồng bào của giặc.

Cuộc chiến tranh đẫm máu ngày ấy được nhạc sĩ Văn Cao diễn tả rất bi thương, ai oán trong tác phẩm của ông:

“Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà
Ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn
Đường ngập bao xương máu tơi bời
Đồng không nhà trống tàn hoang”…

Chỉ những con người sống trong thời kỳ lịch sử ấy mới thấu hiểu được hoàn cảnh khắc nghiệt của dân tộc lúc bấy giờ. Tôi sinh ra và lớn lên tại một làng quê Việt nam sau những ngày hòa bình lập lại, chỉ biết được chiến tranh qua những trang lịch sử, sách báo và văn học, chưa bao giờ được nghe những người trong gia đình, những nhân chứng sống của ngày ấy kể về cuộc sống gian khổ và hào hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Cho đến ngày 11/2 âm lịch vừa qua, khi về quê cùng gia đình làm giỗ cho những người thân, tôi: đã hỏi bố: “Vì sao nhà mình lại giỗ chung ba người trong một ngày hả bố?”. Bố tôi trầm ngâm, bằng giọng buồn buồn ông chậm rãi kể lại về ngày định mệnh ấy của gia đình.

Ngày này, năm ấy (11/2 năm Đinh Hợi - 1947) quân Pháp kéo về càn quét quê tôi. Chúng bắn phá, giết hại rất nhiều người dân vô tội. Chỉ trong một ngày, làng tôi có đến mấy chục người thiệt mạng, riêng gia đình bố tôi mất ba người ở ba thế hệ, gồm bà cố nội, ông nội và bác họ của tôi.

Bà cố nội vì cất vuông vải màu đỏ, chúng tưởng bà đang giấu cờ đỏ sao vàng, liền xả súng bắn chết ngay tại nhà, còn ông nội và người bác tôi chúng vô cớ sát hại ở hai nơi khác nhau, cùng bao người dân khác trong làng. Khi ấy bố tôi mới mười ba tuổi, cô ruột tôi mới chỉ biết bò, chưa đầy một tuổi. Cùng ngày này làng tôi rất nhiều gia đình có giỗ.

Hôm đó giặc Pháp đã tập trung dân làng, bắt mọi người đứng xếp hàng để tìm một cán bộ Việt minh tên Lâm, do đã có một tên Việt gian chỉ điểm trước đó. Chúng lần lượt tra hỏi từng người, song tất cả đều nói không biết, chúng không thể ngờ rằng ông Lâm đứng ngay trước mặt tên chỉ huy Pháp, chính ông cũng là người bị tra khảo và đã trả lời không biết. Người cán bộ Việt minh đó là một cán bộ du kích mưu trí, dũng cảm, được sự che giấu của dân làng nên ông đã không bị lộ...

Đến nay đã hơn nửa thế kỷ, những hình ảnh ấy vẫn in đậm trong tâm trí của bố tôi và những bậc cao niên trong làng. Lòng căm thù ăn sâu vào tâm hồn thơ trẻ của bố tôi. Năm 1950, mới mười sáu tuổi, bố tôi giấu bà nội xung phong đi bộ đội tham gia kháng chiến, rồi các cuộc hành quân đói rét vô cùng gian khổ khắc nghiệt, ông vẫn cùng các đồng đội của mình chiến đấu dũng cảm. Năm 1953 trong một đợt hành quân, đơn vị của ông rơi vào ổ phục kích, bao đồng đội hy sinh, bố tôi bị thương và được các đồng chí của mình đưa về nhà thương chữa trị. Rồi sau khi quay trở lại chiến trường một thời gian, do sức khỏe ông bị ảnh hưởng rất nặng bởi sức ép quá lớn của đại bác, ông phải trở về hậu phương…

Chuyện của bố tôi khiến tôi liên tưởng tới biết bao làng quê Việt Nam ngày ấy. Làng tôi đã không còn xanh bóng tre như ngày nào mà“đường ngập bao xương máu tơi bời” như lời bài hát miêu tả. Không thể nói hết được tài năng của nhạc sĩ Văn Cao, chỉ bằng những âm hưởng giản dị với lời ca mộc mạc “Làng tôi” đã vẽ nên những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt nam trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến… Sự tàn bạo của thực dân Pháp làm tăng thêm nỗi hận thù của mọi người dân, mọi làng quê Việt nam, thôi thúc họ một lòng theo kháng chiến đánh đuổi bè lũ xâm lược:

“Làng tôi theo đoàn quân du kích
Cướp ngay súng quân thù trả thù xưa
Dân tưng bừng chặt tre phá cầu
Cùng lập chiến lũy và đào hầm sâu”

Làng tôi đã trở thành một ký ức không thể phai mờ đối với bao thế hệ . Đó cũng là một bức tranh bằng âm thanh cho lứa tuổi trẻ sau này hiểu về làng quê Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Để tất cả mọi người càng hiểu hơn, yêu hơn quê hương mình trong những ngày hòa bình xây dựng. Những làng quê lại mãi xanh những bóng hình hiền hòa, yêu dấu.

6 tháng 5 2020

“Làng tôi xanh bóng tre
Từng tiếng chuông ban chiều
Tiếng chuông nhà thờ rung”…

Những lời ca đầu tiên trong bài hát của nhạc sĩ Văn Cao khắc họa hình ảnh êm đềm và yên ả của làng quê Việt Nam ngày đất nước vừa giành được độc lập. Nhưng ngay sau đó, thực dân Pháp đã mở cuộc càn quét, xâm lược nước ta lần thứ hai. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch năm 1946, toàn dân ta bước vào trận chiến đấu chống lại sự đàn áp, đốt phá, tàn sát đồng bào của giặc.

Cuộc chiến tranh đẫm máu ngày ấy được nhạc sĩ Văn Cao diễn tả rất bi thương, ai oán trong tác phẩm của ông:

“Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà
Ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn
Đường ngập bao xương máu tơi bời
Đồng không nhà trống tàn hoang”…

Chỉ những con người sống trong thời kỳ lịch sử ấy mới thấu hiểu được hoàn cảnh khắc nghiệt của dân tộc lúc bấy giờ. Tôi sinh ra và lớn lên tại một làng quê Việt nam sau những ngày hòa bình lập lại, chỉ biết được chiến tranh qua những trang lịch sử, sách báo và văn học, chưa bao giờ được nghe những người trong gia đình, những nhân chứng sống của ngày ấy kể về cuộc sống gian khổ và hào hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Cho đến ngày 11/2 âm lịch vừa qua, khi về quê cùng gia đình làm giỗ cho những người thân, tôi: đã hỏi bố: “Vì sao nhà mình lại giỗ chung ba người trong một ngày hả bố?”. Bố tôi trầm ngâm, bằng giọng buồn buồn ông chậm rãi kể lại về ngày định mệnh ấy của gia đình.

Ngày này, năm ấy (11/2 năm Đinh Hợi - 1947) quân Pháp kéo về càn quét quê tôi. Chúng bắn phá, giết hại rất nhiều người dân vô tội. Chỉ trong một ngày, làng tôi có đến mấy chục người thiệt mạng, riêng gia đình bố tôi mất ba người ở ba thế hệ, gồm bà cố nội, ông nội và bác họ của tôi.

Bà cố nội vì cất vuông vải màu đỏ, chúng tưởng bà đang giấu cờ đỏ sao vàng, liền xả súng bắn chết ngay tại nhà, còn ông nội và người bác tôi chúng vô cớ sát hại ở hai nơi khác nhau, cùng bao người dân khác trong làng. Khi ấy bố tôi mới mười ba tuổi, cô ruột tôi mới chỉ biết bò, chưa đầy một tuổi. Cùng ngày này làng tôi rất nhiều gia đình có giỗ.

Hôm đó giặc Pháp đã tập trung dân làng, bắt mọi người đứng xếp hàng để tìm một cán bộ Việt minh tên Lâm, do đã có một tên Việt gian chỉ điểm trước đó. Chúng lần lượt tra hỏi từng người, song tất cả đều nói không biết, chúng không thể ngờ rằng ông Lâm đứng ngay trước mặt tên chỉ huy Pháp, chính ông cũng là người bị tra khảo và đã trả lời không biết. Người cán bộ Việt minh đó là một cán bộ du kích mưu trí, dũng cảm, được sự che giấu của dân làng nên ông đã không bị lộ...

Đến nay đã hơn nửa thế kỷ, những hình ảnh ấy vẫn in đậm trong tâm trí của bố tôi và những bậc cao niên trong làng. Lòng căm thù ăn sâu vào tâm hồn thơ trẻ của bố tôi. Năm 1950, mới mười sáu tuổi, bố tôi giấu bà nội xung phong đi bộ đội tham gia kháng chiến, rồi các cuộc hành quân đói rét vô cùng gian khổ khắc nghiệt, ông vẫn cùng các đồng đội của mình chiến đấu dũng cảm. Năm 1953 trong một đợt hành quân, đơn vị của ông rơi vào ổ phục kích, bao đồng đội hy sinh, bố tôi bị thương và được các đồng chí của mình đưa về nhà thương chữa trị. Rồi sau khi quay trở lại chiến trường một thời gian, do sức khỏe ông bị ảnh hưởng rất nặng bởi sức ép quá lớn của đại bác, ông phải trở về hậu phương…

Chuyện của bố tôi khiến tôi liên tưởng tới biết bao làng quê Việt Nam ngày ấy. Làng tôi đã không còn xanh bóng tre như ngày nào mà “đường ngập bao xương máu tơi bời” như lời bài hát miêu tả. Không thể nói hết được tài năng của nhạc sĩ Văn Cao, chỉ bằng những âm hưởng giản dị với lời ca mộc mạc “Làng tôi” đã vẽ nên những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt nam trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến… Sự tàn bạo của thực dân Pháp làm tăng thêm nỗi hận thù của mọi người dân, mọi làng quê Việt nam, thôi thúc họ một lòng theo kháng chiến đánh đuổi bè lũ xâm lược:

“Làng tôi theo đoàn quân du kích
Cướp ngay súng quân thù trả thù xưa
Dân tưng bừng chặt tre phá cầu
Cùng lập chiến lũy và đào hầm sâu”

Làng tôi đã trở thành một ký ức không thể phai mờ đối với bao thế hệ . Đó cũng là một bức tranh bằng âm thanh cho lứa tuổi trẻ sau này hiểu về làng quê Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Để tất cả mọi người càng hiểu hơn, yêu hơn quê hương mình trong những ngày hòa bình xây dựng. Những làng quê lại mãi xanh những bóng hình hiền hòa, yêu dấu.


*Ryeo*

6 tháng 5 2020

ah thôi , mik ko cần nữa đâu nha