Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có 3 hình thức vận động của biển và đại dương:
+Sóng: do gió, ngoài ra do động đất ngầm dưới đáy biển tạo ra.
+Thủy triều: do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
+ Dòng biển: do các loại gió thổi thường xuyên như: gió Tín Phong, gió Tây ôn đới,..
Có 3 hình thức vận động của biển và đại dương:
+Sóng: do gió, ngoài ra do động đất ngầm dưới đáy biển tạo ra.
+Thủy triều: do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
+ Dòng biển: do các loại gió thổi thường xuyên như: gió Tín Phong, gió Tây ôn đới,..
Trong 28 lít nước biển có chứa khoảng 1kg muối, trong đó 85% là muối ăn (NaCl - natri clorua). Vì vậy nước biển có vị mặn.
Môi trường biển và đại dương có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Biển và đại dương là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển. Hơi nước sinh ra mây và mưa để duy trì cuộc sống của con người và tất cả các loài sinh vật. ... Biển và đại dương còn là nơi nghỉ dưỡng và du lịch hấp dẫn.
Đới nóng (nhiệt đới):
+ Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.
+ Lượng nhiệt: nóng quanh năm.
+ Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.
- Ôn đới (đới ôn hòa):
+ Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.
+ Lượng nhiệt: trung bình.
+ Lượng mưa: 500-1000mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.
- Hàn đới (Đới lạnh)
+ Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.
+ Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.
+ Lượng mưa: dưới 500mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.
//cop mạng //
Độ muối trung bình trong biển và đại dương là:
35%o
- Nguyên nhân: nước sông hoà tan các loại muối trong đất,đá trong lục địa đưa ra.
* Vấn đề quan tâm hiện nay đối với sông, hồ là ô nhiễm môi trường nước
* Nguyên nhân:
- Ô nhiễm do nguồn gốc tự nhiên.
- Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.
- Ô nhiễm do hoạt động các khu công nghiệp.
- Ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Ô nhiễm do rác thải y tế.
* Hậu quả :
Hậu quả đối với con ngườiSử dụng nguồn nước bị ô nhiễm lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, dịch tả, các bệnh lý về da, nguy hiểm hơn còn khiến chúng ta ngộ độc, mắc các bệnh như ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ….
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ và năng suất làm việc của con người chúng ta.
Hậu quả đối với sinh vật, thực vậtCác hóa chất, vi khuẩn tồn tại trong nước khiến cho các sinh, thực vật chết dần chết mòn, làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Hiện nay trên các con sông, ao hồ hiện tượng cá, tôm chết trắng sông không còn xa lạ với người dân gần đó.
Nguồn nước bị ô nhiễm cũng khiến cho các thực vật ngày càng còi cọc, khó phát triển và thậm chí là không phát triển được.
Hậu quả đến kinh tếKhi con người sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẻ khiến sức khỏe giảm sút, kéo theo năng suất làm việc ngày càng kém. Làm mất mỹ quan đô thị khi lượng rác thải và nước thải bốc mùi hôi thối khó chịu. Chính những tác nhân đó làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của xã hội.
* Biện pháp hạn chế :
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước như hiện nay thì mỗi người chúng ta cần phải chung tay góp sức để bảo vệ môi trường sống của chúng ta cũng như cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
- Mỗi người trong chúng ta phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không xả thải bừa bãi.
- Nhà nước cần có các hoạt động tuyên truyền về tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nhân dân (đặc biệt các vùng dân tộc thiểu số và nông thôn).
- Cần xử lý triệt để các nhà máy xí nghiệp chưa xử lý nước thải mà thải thẳng ra môi trường hoặc xử lý không đạt chuẩn.
- Cải tiến hệ thống xử lý rác thải, nguồn nước để xử lý lượng rác thải, nước thải được thải ra mỗi ngày.
- Khuyến khích nông dân xây dựng các hầm chứa, hầm biogas để xử lý phân và nước tiểu của các động thực vật. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, đặc biệt là các hóa chất cấm.
- Xây dựng các điểm tập kết, thu gom rác, tránh tình trạng xả rác bừa bãi, vứt rác ra ao hồ sông suối.
- Tuyên truyền, kêu gọi người dân thu gom rác thải tại các ao hồ, sông suối, biển.
- Đá mẹ: là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất của đất.
- Khí hậu: nhiệt và ẩm là các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất. Ảnh hưởng gián tiếp qua chuỗi tác động: Khí hậu -> Sinh vật -> Đất.
- Sinh vật: đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.
+ Thực vật cung cấp chất hữu cơ cho đất, phá hủy đá.
+ Vi sinh vật phân hủy xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
+ Động vật sống trong đất góp phần làm biến đổi tính chất đất.
- Địa hình: Làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, tạo khả năng giữ đất khác nhau => Ảnh hưởng đến sự hình thành đất.
- Thời gian: Đá gốc biến thành đất cần phải có thời gian. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành tới nay được gọi là tuổi đất.
- Con người: Có khả năng tác động mạnh mẽ đến đất, làm cho đất tốt lên hoặc xấu đi.
Các chí tuyến và vòng cực là nhũng ranh giới của các vòng đai nhiệt của đới khí hậu đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh. ... - Các vòng cực là ranh giới của các vành đai ôn đới và hàn đới.
Lợi ích của sông, hồ:
- Cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt
- Nơi sinh sống của nhiều loại động, thực vật, giúp đa dạng hệ sinh thái
- Giúp phát triển con đường giao lưu buôn bán giữa các khu vực
- Cung cấp môi trường để nuôi trồng, đánh bắt thủy sản
- Điều hòa nhiệt độ khí quyển, điều hòa lượng mưa
- Tạo cảnh quan thiên nhiên đa dạng
- Cung cấp năng lượng cho các nhà máy thủy điện.
- Bồi đắp phù sa, phát triển đồng bằng
Lý do ô nhiễm:
- Xả rác.
-Chất thải công nghiệp,chất thải sinh hoạt xuống sông, hồ.
Ảnh hưởng:
-ô nhiễm nguồn nước sông hồ => sinh vật dưới sông bị chết đi, làm mất cân bằng sinh thái, đồng thời làm xuất hiện nhiều dịch bệnh, gây thiếu nước cho sinh hoạt, sản xuất, gây thiệt hại cho ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.