K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2020

Đây là bài của mình nếu có sai sót bạn bỏ qua

Cơn bão dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đã và đang trở thành vấn đề đáng lo ngại với không chỉ Trung Quốc mà còn của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong tình hình chung đó, 63/63 tỉnh thành đã cho phép học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh do virus Corona gây ra. Cũng có hơn 100 trường đại học trên cả nước điều chỉnh việc nhập học sau Tết của sinh viên, tuy nhiên đối với sinh viên ngành Y như chúng em vẫn đến trường để học có lẽ là điều hiễn nhiên. Vì chúng em hiểu chúng em là những sinh viên Y khoa, là những bác sĩ tương lai của đất nước, là những người tiên phong phòng chống dịch bệnh, giúp sức bảo vệ sức khỏe của cả cộng động.

Nhờ vào sự quan tâm, chăm sóc của Nhà trường, chúng em cảm thấy rất yên tâm khi đến trường vào những ngày như thế này. Nhà Trường đã chủ động phun khử trùng Cloramin B toàn bộ khuôn viên trường, phòng học, khu làm việc, khu ký túc xá... Khi bước vào trường, chúng em được đo thân nhiệt, sát khuẩn tay nhanh để đảm bảo các công tác phòng chống lây lan. Hơn nữa, ngay ngày đầu tiên đi học, chúng em được Thầy Hiệu trưởng, TS.BS Phạm Hùng Vân cung cấp những kiến thức về cơ chế lây lan, độc lực, và thế nào là tình trạng cảnh báo nguy hiểm. Điều đó, giúp chúng em hiểu hơn về đại dịch này, không còn những suy nghĩ hoang mang và lo lắng nữa, hiểu đúng về cách tự bảo vệ mình cũng như bảo vệ mọi người xung quanh.

Bên cạnh việc học tập trung, để đảm bảo đủ chương trình, nội dung học tập của chúng em, Nhà trường đã xây dựng và tổ chức các buổi học online. Đây là môi trường học tập mới đối với chúng em, giúp chúng em kết nối với giảng viên để trao đổi bài học bất cứ thời gian, không gian nào. Chỉ với vài thao tác đơn giản, chúng em có thể học tập ngay trên chiếc laptop, smartphone của mình và chúng em có thề thoải mái trình bày ý kiến, phát biểu trong giờ học. Đây thực sự là giải pháp học tập tuyệt vời dành cho sinh viên thời đại 4.0.

Tất cả sinh viên chúng em luôn mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào việc đẩy lùi dịch bệnh Corona nói riêng và các dịch bệnh khác nói chung. Tuy nhiên lượng kiến thức của chúng em còn quá nhỏ bé so với công cuộc hiện tại, chúng em sẽ cố gắng học hỏi, tìm hiểu nhiều kiến thức hơn nữa để sau này đảm nhiệm vị trí Bác sĩ trong tương lai. Chúng em hy vọng các nhà nghiên cứu khoa học sẽ sớm bào chế được vaccine, dịch bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi và mọi người không còn lo lắng về Corona thêm một ngày nào nữa!     

11 tháng 5 2020

các bạn giúp mik bài sinh học này nhé

11 tháng 5 2020

- Ngành tảo: cơ thể chưa có thân lá rể, sống chủ yếu ở nước là chính. đại diện : tảo xoắn

- Ngành rêu: đã có rễ giả, lá nhỏ, chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử và sống ở những nơi ẩm ướt. đại diện : rêu

- Ngành quyết: có rễ thật, lá đa dạng, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử, sống ở nhiều môi trường khác nhau. đại diện : cây dương xỉ

- Ngành hạt trần: có cơ quan sinh dưỡng đã hoàn chỉnh, tuy nhiên sinh sản bằng nón, đã có hạt nhưng hạt nằm ngoài, giửa trục nón và vẩy noãn. đại diện :thông

- Ngành hạt kín: là ngành thực vật tiến hoá nhất, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản đều phát triển đa dạng, sinh sản bằng hoa-quả-hạt . đại diện : cây xoài

12 tháng 5 2020

Bài làm:

  • Người ta nói rằng: những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn là đúng.
  • Vì những hạt rơi chậm thì có thời gian bay ở trong không trung dài hơn, nên được gió đưa đi xa hơn.
  •  

*Ryeo*

12 tháng 5 2020

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:

“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

*Ryeo*

Buổi sáng chủ nhật, em cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa cho gia đình. Hôm ấy, mẹ mặc một chiếc tạp dề màu xanh. Mẹ lấy đồ trong tủ lạnh ra rửa rồi gọt cắt nhanh thoăn thoắt. Chỉ một lát củ, quả đã biến thành những hình thù rất đẹp mắt và dễ thương. Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu cho các món ăn, mẹ bắt tay vào nấu nướng. Mẹ bật bếp lên. Đầu tiên là mẹ chiên cá. Cá sôi xèo xèo trên bếp. Với đôi bàn tay nhỏ nhắn, mẹ lật cá qua lại, miếng cá vàng ươm tỏa mùi thơm phức. Tiếp theo là mẹ nấu canh, luộc rau, xào rau. Mẹ làm việc rất tập trung. Khuôn mặt mẹ đỏ hồng, rạng rỡ và tràn ngập niềm vui. Trán lấm tấm mồ hôi, mấy sợi tóc xoà xuống trông mẹ rất xinh. Các món ăn đã được nấu xong, mẹ nhanh nhẹn cho đồ ăn ra đĩa và trang trí thật đẹp mắt. Mùi thơm của các món ăn toả ra thơm phức làm cho cả nhà ai cũng thấy đói bụng. Cả nhà ngồi vào bàn ăn thưởng thức thành quả lao động của mẹ. 

Hok tốt

12 tháng 5 2020

Có một con người mà khi nhắc đến tên, những người Việt Nam đều vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ, đó là Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

Trước hết ta thấy Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Bác là người chiến sỹ tiên phong trên mặt trận cứu nước đầy gian khổ, lãnh đạo dân ta tới chiến thắng, khai sáng nền độc lập tự do ở đất nước Việt Nam. Người bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường đi và tương lai cho đất nước, giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người đã dẫn dắt dân tộc ta thoát khỏi đói nghèo, đi lên xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp. Tư tưởng của Người có giá trị vô cùng to lớn đối với Cách Mạng Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Người đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập tự do của dân tộc, Người yêu nước thương dân sâu sắc, bởi vậy triệu triệu người dân Việt Nam đều là con cháu của Người. Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng cách đối xử của Bác đối với cá nhân từng người vô cùng thân mật và gần gũi:

"Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người."

(Tố Hữu)

Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc Việt Nam lại có một vị lãnh tụ giản dị và gần gũi với mọi người như thế: Sống trong ngôi nhà sàn nhỏ, ăn những món ăn dân dã, mặc áo bà ba nâu và tư trang chỉ là một chiếc rương nhỏ và mấy bộ quần áo bạc màu... Có lẽ bởi vậy mà với người Việt Nam, Bác Hồ không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là vị lãnh tụ vĩ đại được mọi người dân Việt Nam kính yêu và ngưỡng vọng.

Bác Hồ còn được biết đến ở cương vị một danh nhân văn hoá thế giới. Bác đã từng là chủ bút tờ báo "Người cùng khổ " ở Pháp, đã từng viết "Bản án chế độ thực dân Pháp" gây tiếng vang lớn. Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam với những tập truyện kí bằng tiếng Pháp, "Tuyên ngôn độc lập" và "Nhật ký trong tù" cùng rất nhiều những vần thơ khác nữa... Bác Hồ đã từng đi khắp các châu lục trên thế giới, thông thạo nhiều thứ tiếng, am hiểu nền văn hoá của nhiều dân tộc. Bác đã rèn giũa và tạo dựng cho mình một phong cách riêng, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, thanh cao và giản dị, giữa tinh hoa văn hoá nhân loại và tinh hoa văn hoá Việt Nam.

Mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong lòng mọi người dân Việt Nam Bác vẫn là người đẹp nhất:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Càng tìm hiểu về cuộc đời vĩ đại và cao đẹp của Bác, em càng kính yêu và tự hào về Bác hơn. Điều đó khơi dậy trong em mong muốn học tập, phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện để trở thành con người có ích cho xã hội. Bác là tinh hoa khí phách của dân tộc, cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng. Bởi vậy mà chúng ta cần "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại".

*Ryeo*

16 tháng 5 2020

Tham khảo nha bn ^.^

“ Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vị đại, người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.  Người là biểu tượng là trái tim linh hồn của mảnh đất phương Nam yêu dấu này. Cả cuộc đời này Người đã cống hiến hết mình cho đất nước trở thành lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc,doanh nhân văn hóa thế giới.

Hồ Chí Minh con người vĩ đại, lãnh tụ của một dân tộc. Ở Người có sự kết tinh của tất cả những gì tinh túy nhất. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cống hiến cho đất nước. Vốn sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước nên Người đã có cho mình tình yêu nước nồng nàn, ý thức dân tộc. Năm 1911, tại bến cảng nhà Rồng, chàng trai trẻ 21 tuổi, với đôi bàn tay trắng người đã ra đi tìm đường cứu nước. Ba mươi năm bôn ba xứ người, Người vừa làm tất cả những công việc nặng nhọc vừa học hỏi , tìm ra lối đi đúng đắn nào cho cả một dân tộc, dẫn dắt cả một dân tôc, đưa đất nước ta đi đến bến bờ độc lập. Với lý tưởng Cách mạng của Người, không ngại nguy hiểm khó khăn, không quản con đường phía trước có nguy nan như thế nào, Người vẫn khôn từ bỏ, cùng nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ chông Pháp thành công. Tài mưu lược quân sự cùa Người thể hiện rõ qua những chiến thắng vẻ văng của dân tôc, đã được lịch sử chứng minh. Người chính là người anh hùng giải phóng dân tộc, là ánh sáng của dân ta trong suốt những tháng ngày đen tối cùng cực trong cuộc đời mỗi con người trên mảnh đất nơi đây.

Sự vĩ đại của Người còn thể hiện ở sự bình dị trong cuộc sống, cách ứng xử, tình cảm của Người dành cho con dân đất Việt. Người luôn quan tâm đến mọi người, từ trẻ nhỏ, thanh thiến niên dến người già. Bác luôn để lại ấn tượng đẹp trong tim mỗi người mà Bác gặp vì vẻ giản dị, mộc mạc vô cùng thuần khiết của Bác. Trong từng lời nói của Bác đều ẩn chứa những luân lý đạo đức nhưng không khô khan mà nhẹ nhàng, sâu lắng, dễ dàng đi vào lòng người. Cách sống của Bác cũng bình dị, mộc mạc như mục đích sống của Bác là hết lòng vì nước vì dân. Người từng nói:” Suốt đời tôi có một ham muốn tột bậc, ham muốn tột bậc của tôi là đất nước ta được độc lập dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc”. Bác quan tâm đến cuộc sống mỗi ngày của mọi người dân, săn sóc lo toan như chăm lo cho chính đứa con của mình. Đau từng khúc ruột khi đồng bào t lầm than đói khổ, sống tích kiệm giản dị như bao người dân chân chất nơi thôn quê. Hình ảnh Người với chiếc áo kaki màu bạc, đôi dép cao su, chòm râu bạc của Người,.. lời thủ thì quan tâm chăm lo của người in đậm trong tim mỗi con dân đất Việt:

“Bác ơi tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người"

(Tố Hữu )

Không những là một lãnh tụ tài ba, nhà quân sự chiến lược, Người còn là một nghệ sĩ, một nhà thơ, một danh nhân văn hóa thế giới.  Cuộc đời Người không chỉ là cuộc đời của một chiến sĩ mà còn là một thi sĩ. Với bài báo “ Những Người cùng khổ” như một ngòi nổ, vạch trần bộ mặt giả dối, tội ác của thực dân Pháp lúc bấy giờ. Người còn là nhà văn ,nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam với những tập thơ “ Nhật ký trong tù”,” Cảnh khuya”,” Đi thuyền sông Đáy”,…với hai bản luận cương chính trị nổi tiếng là” Lơi kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và” bảng tuyên ngôn độc lập”. Bác Hồ đã từng đi khắp các châu lục trên thế giới,thông thạo nhiều thứ tiếng,am hiểu nền văn hoá của nhiều dân tộcchính vì thể Người có cho mình một phong cách riêng, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại,thanh cao và giản dị,giữa tinh hoa văn hoá nhân loại và tinh hoa văn hoá Việt Nam . Chất thi sĩ cùng chiến sĩ hòa cùng làm nên một cốt cách Hồ Chí Minh, để lại cho thế hệ trẻ những di sản thơ ca vô cùng giá trị

Học và làm theo tấm gương đọa đức Hồ Chí Minh luôn được thế hệ trẻ chúng ta noi theo và học tập.  Đó là kim chỉ nam vô cùng cần thiết trong cuộc sống của những người trẻ tuổi như học sinh chúng em. “Học tập tốt, lao động tốt”, “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”, … là những lời dạy mà chúng em không thể nào quên được. Càng được học, càng tìm hiểu về Bác Hồ, em thấy càng tự hào vì nước Việt Nam của chúng ta nhỏ bé nhưng lại sinh ra những danh nhân không hề bé nhỏ.

Hồ Chí Minh là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, là người con anh hùng của đất nước Việt Nam, đồng thời là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Bác là ánh sáng của lý tưởng và niềm tin trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Bác đã đi xa nhưng sao dường như vẫn đang dõi theo từng bước tiến của dân tộc. Ai hiến dâng đời mình cho nhân dân, cho loài người thì người ấy trở thành bất tử. Và Bác Hồ của chúng ta sẽ sống mãi cùng non sông đất nước.

11 tháng 5 2020

 tham khảo :

 Truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh là một truyện ngắn hay. Hay ở lời viết, ở cách dùng ví von và bình dị nhưng lại có sức lay động mạnh mẽ. Trong hai nhân vật Kiều Phương và người anh đều có nét đáng yêu. Nhưng trong đó nhân vật người anh đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất.

    Người anh trai của Kiều Phương đang độ tuổi chơi diều, hồn nhiên, rất yêu quý em gái. Cái biệt hiệu "Mèo" tặng em gái đã nói lên tính hồn nhiên, ngây thơ của người anh trai nhỏ tuổi. Một người anh cũng cảm thấy "khó chịu" khi thấy đứa em gái hay "lục lọi các đồ vật với sự thích thú". Thích bắt bẻ em gái: “Này, em không để chúng nó yên được à?” hay tò mò "bí mật theo dõi em gái" khi nó chế tạo thuốc vẽ.

Kể từ khi họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương, hết lời ca ngợi, người bố thì “ngây người”, bất ngờ và vui sướng khi khám phá ra tài năng đặc biệt của con. Người mẹ hiền lành "không kìm được cơn xúc động" khi kịp nghe, kịp chứng kiến chuyện vui này. Từ cái khoảnh khắc ấy, người anh trai "luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài", ngồi bên bàn học, chú bé ấy "chỉ muốn gục xuống khóc". Tâm trạng đó rất thực, rất người, nhất là đối với một bé trai đang tuổi nổi loạn. Người anh buồn vì cảm thấy mình không có tài năng, cảm thấy cô đơn vì bị bố mẹ hầu như chỉ săn sóc, yêu quý con gái nhiều hơn, nhất là khi thấy bố mẹ "hào hứng mua sắm cho em gái những thứ cần cho công việc vẽ". Có lẽ cảm xúc đó của người anh một phần do bố mẹ thiếu sự tinh tế trong cách thể hiện tình yêu thương với các con. Hậu quả chính là sự xa cách của hai anh em, người anh thậm chí “gắt um lên” khi phát hiện một nỗi nhỏ ở em gái.

Tạ Duy Anh còn nhấn mạnh hơn về tâm trạng của người anh khi diễn tả cảnh quyết định "xem trộm" những bức tranh của Mèo, một việc làm mà bản thân người anh từng “coi khinh". Tiếng thở dài của người anh càng thể hiện bản thân anh ta tự nhận mình bất tài chứ không còn là sự đố kỵ tài năng của em gái nữa. Trước kia thấy gương mặt "lem nhem" của em gái mới đáng yêu làm sao, nhưng giờ đây anh vậy thì lại quát mắng khiến cô em gái "xịu xuống, miệng dẩu ra". 

Khi em gái và bố mẹ trở về từ trại thi vẽ quốc tế đều vui sướng, hân hoan vì Mèo giành được giải nhất, muốn được anh chia vui cho, ôm lấy cổ anh nói thầm: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải" thì anh lại "viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra". Những biểu hiện ấy có lẽ là một chút bốc đồng của tuổi thơ, ta càng cảm thông với người anh biết mấy.

Đến cuối truyện, cả gia đình đi nhận giải thưởng, khi người anh khi cùng mẹ đến phòng trưng bày xem bức tranh được giải nhất của em gái, cảnh này dường như xuất hiện hai nhân vật người anh. Người anh trong bức tranh rất đẹp: "Một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.". Đó là hình ảnh người anh lí tưởng rất thông minh, nhiều khát vọng, có tâm hồn mơ mộng do họa sĩ Mèo tí hon vẽ ra.

Người anh đứng nhìn bức tranh với bao tâm trạng. Xúc động cao độ đến mức "phải bám chặt lấy tay mẹ" vì ngạc nhiên ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng vì cảm thấy người anh trong bức tranh kì diệu quá, ngoài sức tưởng tượng của mình. Sau đó là sự hãnh diện vì mình có một cô em gái có tài năng và tấm lòng nhân hậu bao la. Cuối cùng là sự xấu hổ vì bản thân mình. Lúc này, cái suy nghĩ: "Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư?" đã thể hiện rất rõ sự xấu hổ của mình. Cuối cùng người anh còn muốn bật khóc và nói với mẹ rằng: "Không phải con đâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Chú bé cảm thấy mình không được hoàn hảo, phải cố gắng vươn lên, càng yêu thương, quý mến em gái hơn bao giờ hết.

    Qua Bức tranh của em gái, ta cảm thấy nhân vật người anh trai càng ngày càng trưởng thành hơn. Dưới ngòi bút đầy chân thực của Tạ Duy Anh, hai anh em Kiều Phương hiện ra càng rõ nét biết mấy. Qua đó ta cũng cảm nhận được rằng: “Lòng nhân hậu và sự vị tha sẽ giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.”

*Ryeo*

21 tháng 5 2020

Bức tranh của em gái tôi của nhà văn Tạ Duy Anh là một câu chuyện đầy xúc động về tấm lòng vị tha, bao dung của người em gái đối với anh trai. Khép lại cuốn sách người đọc vô cùng cảm phục và yêu quý cô em gái nhỏ trong sáng, tài năng và nhờ tấm lòng độ lượng của mình, Kiều Phương đã giúp anh trai nhận ra những hạn chế của bản thân.

Kiều Phương - một cô bé đáng yêu, hồn nhiên có biệt danh là Mèo, biệt danh ngộ nghĩnh này cũng là do việc trên khuôn mặt em lúc nào cũng bị bôi bẩn. Kiều Phương là cô bé có niềm đam mê với bộ môn mĩ thuật. Để thỏa mãn đam mê của mình, cô bé đã tự chế màu bằng việc cạo hết đít xoong, đít chảo trong nhà. Việc làm đó đã bị anh trai phát hiện, nhưng trước những hành động kì lạ của em, người anh không hề để tâm đến.

Tài năng của Kiều Phương chỉ bị phát hiện khi Quỳnh (con gái bạn bố Kiều Phương) đến chơi, hai cô bạn nhỏ thủ thỉ tâm sự với nhau, Kiều Phương đã quyết định nói cho bạn biết bí mật của mình. Ngay khi nhìn thấy những bức tranh chú Tiến Lê đã phải ngỡ ngàng và công nhận Kiều Phương "là một thiên tài hội họa" và các bức tranh của em "có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào" . Tài năng của Kiều Phương được phát hiện ai nấy đều lấy làm vui mừng "bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng "đồng nghiệp" hẳn một hộp màu ngoại xịn" . Duy chỉ có người anh trai là tỏ ra buồn rầu, bực bội với em, bởi người anh không tìm thấy ở mình bất cứ tài năng gì, và cứ thế cậu càng ngày càng tạo khoảng cách xa hơn với người em. Kiều Phương thì vẫn vậy, được bố mẹ và chú Tiến Lê mua đồ vẽ cô bé tích cực phát huy tài năng, khuôn mặt "lúc nào cũng lem nhem" , khi bị anh quát thì "xịu xuống, miệng dẩu ra" , nhưng tất cả những cử chỉ, hành động của Kiều Phương càng làm người anh bực bội, khó chịu hơn.

Người đọc cũng không khỏi bất ngời khi Kiều Phương chẳng hề để tâm đến thái độ khó chịu, những lời mắng mỏ ấy của anh, mà vẫn hết mực yêu quý anh. Cô bé quả là một người có trái tim ấp ám, tâm hồn trong sáng và độ lượng. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong bức tranh "Anh trai tôi" cô bé mang đi dự thi và đạt giải nhất. Khi biết tin Kiều Phương đạt giải cả nhà vui như tết, cô bé lao vào ôm cổ anh, trái lại người anh viện cớ bận để đẩy cô bé ra, nhưng Kiều Phương vẫn cố gắng thì thầm khẽ vào tai anh: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải" . Có lẽ người em cũng đủ nhạy cảm và tinh tế để nhận ra sự thay đổi trong tình cảm, hành động của anh trai dành cho mình, nhưng với tấm lòng nhân hậu cô bé không hề bận tâm đến việc ấy. Bị anh cự tuyệt đẩy ra cô bé vẫn cố gắng nói những lời thân thương nhất, mong anh cùng đi để chia sẻ niềm vui với mình. Chỉ bằng những hành động và lời nói giản đơn nhưng đã cho người đọc thấy sự đôn hậu, trong sáng trong tâm hồn người em.

Người anh trong tranh hiện lên thật đẹp đẽ, hoàn hảo, đó chính là người anh trong tâm trí của Kiều Phương. Trong bức tranh người anh mang vẻ đẹp suy tư, mơ mộng và trên khuôn mặt còn tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Thứ ánh sáng trong bức tranh dường như soi chiếu vào tâm hồn người anh, khiến người anh hiểu được tấm lòng Kiều Phương dành cho mình, nhận ra những nhỏ nhen, ích kỉ, thói đố kị của bản thân. Nhân vật đã tự vấn bản thân: "Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến mức kia ư?" chính lúc người anh đã tự thức tỉnh bản thân và hoàn thiện nhân cách của mình.

Vẻ đẹp tâm hồn Kiều Phương không được biểu lộ một cách trực tiếp qua hành động của nhân vật mà được cảm nhận qua lời kể của người anh, bởi vậy mà nó càng trở nên chân thực hơn. Vẻ đẹp tâm hồn ngày càng được bồi đắp và cho đến cuối chuyện có thể thấy bằng ánh sáng của sự thánh thiện, tấm lòng nhân hậu Kiều Phương đã cảm hóa, khiến người anh trai thoát khỏi thói ích kỉ tầm thường.

11 tháng 5 2020

có 5 đai khí áp.chúng phân bố xem kẽ nhau

11 tháng 5 2020

7 đai chứ bạn còn đặc điểm thì mình ko biết

11 tháng 5 2020

Hơi nước là 1 dạng khí của nước

Nước khi ở dạng lỏng gặp môi trường thích hợp sẽ bốc hơi thành khí và trở thành hơi nước

Hơi nước có độ ẩm nhất định

11 tháng 5 2020

Hơi nước là trạng thái khí của nước. Nó là một trong những pha của nước trong thủy quyển.

Em mới học lớp 5 nên ko bt nhiều lắm ak, chị k cho em nhé! Em cảm ơn chị !

11 tháng 5 2020

Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20/11/1959 và đã được thừa nhận trong Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người, trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (đặc biệt là các điều 23 và 24), trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (đặc biệt là điều 10), trong những quy chế và văn kiện có liên quan khác của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức quốc tế hoạt động vì phúc lợi của trẻ em;

Ghi nhớ rằng, như đã chỉ ra trong Tuyên bố về quyền trẻ em, ”trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”;

11 tháng 5 2020

Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em là một công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. Các quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế. Cơ quan giám sát thi hành công ước này là Ủy ban quyền trẻ em Liên Hiệp Quốc bao gồm các thành viên từ các quốc gia trên khắp thế giới. Mỗi năm 1 lần, ủy ban này để trình bày một bản báo cáo cho Ủy ban thứ ba của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, và cũng nghe chủ tịch ủy ban công ước này báo cáo, và Đại hội đồng ra 1 nghị quyết về xóa

Các quốc gia đã phê chuẩn công ước này phải báo báo trước Ủy ban về quyền trẻ em Liên Hiệp Quốc theo định kỳ để ủy ban này kiểm tra việc quá trình tiến triển trong việc thực thi công ước và tình trạng quyền trẻ em ở quốc gia đó.

Tất cả các quốc gia trên thế giới là thành viên của Liên Hiệp Quốc, ngoại trừ Hoa Kỳ [1][2][3], đều đã phê chuẩn công ước này. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã phê chuẩn bản công ước này vào luật quốc tế trong một nghị quyết tư vấn vào ngày 20 tháng 11 năm 1989; bản công ước này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2 tháng 9 năm 1990 sau khi đã được số quốc gia phê chuẩn theo quy định. Theo công ước này, trẻ em là người có độ tuổi từ 16 tuổi trở xuống, ngoại trừ độ tuổi khác theo quy định của luật pháp một số nước trên thế giới.

Chính phủ Mỹ đã đóng một vai trò tích cực trong việc soạn thảo Công ước và đã ký kết vào 16 tháng 2 năm 1995, nhưng đã không phê chuẩn cùng với Somalia. Điều này là do phe đối lập đối với Công ước đã chống lại việc phê chuẩn xuất phát chủ yếu từ phe bảo thủ chính trị và tôn giáo. Ví dụ, Quỹ Heritage thấy công ước đe dọa kiểm soát quốc gia về chính sách trong nước. Các nhóm khác cũng phản đối nó, chẳng hạn như Hiệp hội các trường pháp lý Quốc phòng lập luận rằng CRC các đe dọa Giáo dục Tại Nhà, và quyền của cha mẹ các nhóm, những người cho rằng Hiệp định sẽ chồng lên gần như tất cả các luật trong nước về trẻ em và gia đình. Tổng thống Barack Obama đã mô tả việc không phê chuẩn Công ước là "xấu hổ" và đã hứa sẽ xem xét việc này.

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Và đối với Việt Nam, những người có độ tuổi dưới 16 tuổi được coi là trẻ em.

Tuy nhiên, tình hình lao động trẻ em tại Việt Nam đang ở mức báo động.[4] Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong năm 2008, cả nước có 26.027 trẻ em phải tham gia vào các hình thức lao động. Nếu thống kê từ năm 2006 thì đã có khoảng 930.000 lao động trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế. Một báo cáo chi tiết về tình trạng sử dụng lao động trẻ em được khảo sát tại 8 tỉnh, thành và 3 làng nghề vừa được Viện Khoa học lao động và xã hội công bố cũng đã khiến nhiều người phải giật mình. Kết quả khảo sát cho thấy gần 45% trẻ em phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo về nhiệt độ, ánh sáng; gần 40% phải làm việc trong môi trường có nồng độ bụi cao ảnh hưởng đến sức khỏe và trên 27% bị ảnh hưởng của hóa chất độc, ô nhiễm không khí, hơi, khí độc hại nơi làm việc.[5]