K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 2 2019

a. + b

- Uống nước nhớ nguồn: Nghĩa là uống nước thì phải biết về cội nguồn, nguồn gốc của nó. Cũng như con người, sống trên đời phải biết nhớ, biết ơn ông bà tổ tiên. 

=> Câu tương tự: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà đào,...

- Cái nết đánh chết cái đẹp: Người có tính cách tốt thì được đánh giá cao hơn người chỉ có sắc đẹp bên ngoài mà rỗng tuếch, không biết cách ứng xử, tính cách ngang ngạnh.

=> Câu tương tự: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- Chết trong còn hơn sống đục: Thà chết một cách hiên ngang, trong sạch còn hơn sống mà chui lủi, sống mang tội lỗi, chấp nhận cái xấu cái ác để được sống, mưu cầu mạng sống.

=> Câu tương tự: Chết vinh còn hơn sống nhục. 

14 tháng 2 2019

.“Uống nước nhớ nguồn” nêu lên bài học về lòng biết ơn sống có tình nghĩa. Uống nước thì phải biết nước ở đâu ra. “Nguồn” là nguồn nước, nguồn gốc, cội nguồn. Quên nguồn, quên gốc là vong ân bội nghĩa. Lấy chuyện uống nước nhớ nguồn, mội cách nói ẩn dụ gợi cảm dể nhắc nhở người đời biết nhớ đến tổ tiên, ồng bà, gia tiên với tất cả lòng thành kính, biết ơn. Tục ngữ có câu tương tự:

                                                       “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

                                               Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng".

“Cái nết đánh chết cái đẹp”.Trong cuộc sống, nhân dân ta ngày xưa thích ‘’ăn chắc, mặc bền” thậm chí còn ưa “chém to, kho mặn”. Ngày nay, đời sống kinh tế và tinh thần phong phú hơn, khấm khá hơn nên việc ăn ngon, mặc đẹp đã trở thành nếp sinh hoạt của nhiều người, nhiều gia đình, nhất là ở các thành thị. Tuy thế, câu tục ngữ: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” vẫn còn nhiều ý nghĩa. Đồ gỗ như bàn, ghế, tủ,… dù có lớp sơn hào nhoáng bên ngoài mà bên trong đã bị mối mọt thì dù có đẹp mã cũng chẳng có mấy giá trị. Câu tục ngữ này có nghĩa bóng rất hay, nói lên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nội dung quyết định hình thức. Trong cuộc sống, nhân dân ta rất coi trọng bản chất của sự vật. Tục ngữ có câu tương tự:

                                           " Tốt gỗ , xấu nước sơn.

Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống đục” nêu lên một quan niệm sống rất đẹp. “Chết trong” là chết mà vẫn giữ được thanh danh, giữ được sự trong sáng của tâm hổn, giữ trọn được khí tiết. “Sống đục” là sống nhục nhã, hèn hạ, phản bội, đầu hàng, bán rẻ lương tâm cho ‘quỷ dữ’, làm điều ô uế, để lại tiếng nhơ, bị người đời khinh bỉ. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống dục” cùng với câu: “Chết vinh còn hơn sống nhục” mãi mãi là bài học làm người vô giá. Các chiến sĩ yêu nước, các anh hùng liệt sĩ xưa nay đều nêu cao khí tiết hiên ngang, bất khuất trước quân thù: “uy vũ bất năng khuất”.Tục ngữ có câu tương tự:

                                  “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 2 2019

Câu thơ sử dụng điệp từ, điệp ngữ rất độc đáo. Địa danh Hàm Dương - Tiêu Tương trở đi trở lại trong khổ thơ song thất lục bát. Hàm Dương - Tiêu Tương là địa danh tạo ra sự xa xôi cách trở về không gian. Chàng và thiếp - người chinh phu và chinh phụ vừa mới chia xa đó mà địa danh kia đã chia cắt mỗi người một ngả, mỗi người đều như bị chìm vào trong khoảng không gian rộng lớn. Đối lập với khoảng không gian xa cách đó là tình cảm nhớ thương, sự quyến luyến bịn rịn giữa người đi kẻ ở. Nỗi nhớ dâng lên cao như mây núi nghìn trùng, trải nỗi nhớ thương vào khoảng không gian rợn ngợp kia. Như thế, điệp từ điệp ngữ không chỉ tạo nên ấn tượng về khoảng không gian xa cách mà còn thể hiện tình cảm lưu luyến, bịn rịn của chinh phụ đối với chinh phu. Qua đây ta cũng thấy được tinh thần phản chiến, phê phán chiến tranh phi nghĩa đã chia cắt con người.

16 tháng 2 2019

- Điệp cấu trúc "Con là..." khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của con với cuộc đời mẹ. Con là ấm áp, là sự sống, là hi vọng của mẹ.

- Câu thơ thứ 3 với nhịp ngắt đặc biệt cho thấy tình cảnh đặc biệt "giặc đến nhà".

- Thể hiện tình cảm bao la của mẹ. Mẹ dành tình cảm yêu thương vô bờ cho con dù trong hoàn cảnh nào. Mẹ luôn dõi theo con.

9 tháng 2 2019

1. Mở bài

  • Giới thiệu vài nét về tác giả
    • Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 02/09/1969)
    • Là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lại vừa là một nhà thơ xuất sắc.
    • Người sinh tại làng Sen Kim Liên – Nghệ An.
  • Giới thiệu vài nét về tác phẩm
    • Văn bản được trích từ văn kiện, báo cáo chính trịdo Chủ Tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần II của Đảng Lao Động Việt Nam. (Nay là Đảng CSVN)tại Việt Bắc 1951.
    • Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.

    • Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.

2. Thân bài

  • Thời kì chiến tranh
    • Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc.
    • Ở hậu phương  thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường
    • Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ
    • Lấy ví dụ, lòng yêu nước thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”  hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
    • Các tấm gương hi sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…
    • Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”
  • Thời kỳ hòa bình
    • Thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa . Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững.
    • Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
  • Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người…
  • Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó.
  • Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tang lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc.
  • Vai trò của lòng yêu nước
    • Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt.
    • Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.
  • Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước.
    • Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:
      • Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
      • Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…
      • Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng.
      • Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…
      • Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.

3. Kết bài

  • Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt Nam
  • Kêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng hướng về tổ quốc
  • “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”
9 tháng 2 2019

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

       ĐỀ  HỌC SINH GIỎI                   MÔN :NGỮ VĂN 7  Câu 1  Nhà văn người Đức  Hen –rich Hai- nơ có viết đoạn thơ trong bài “Thư gửi mẹ” như sau : “Con thương sống ngẩng cao đầu , mẹ ạ   Tính tình con hơi ngang bướng , kiêu kì  Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt  Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi   Nhưng mẹ ơi, con xin thú thật  Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào   Đứng trước...
Đọc tiếp

       ĐỀ  HỌC SINH GIỎI 

                  MÔN :NGỮ VĂN 7 

 

Câu 1  Nhà văn người Đức  Hen –rich Hai- nơ có viết đoạn thơ trong bài “Thư gửi mẹ” như sau :

 “Con thương sống ngẩng cao đầu , mẹ ạ 

  Tính tình con hơi ngang bướng , kiêu kì

  Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt

  Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi

 

  Nhưng mẹ ơi, con xin thú thật

  Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào 

  Đứng trước mẹ dịu dàng , chân thật 

  Con thấy mình bé nhỏ làm sao .”

                                                                        ( Tế Hanh dịch)

a) Nêu ý chính của từng khổ thơ? Hai ý chính ấy có quan hệ với nhau như thế nào?

b) Phát biểu cảm nghĩ về hai khổ thơ trên bằng một đoạn văn  

Câu 2: 

       Phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

" A ! cuộc sống thật là đáng sống

Đời yêu tôi. Tôi lại yêu đời

Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người

Chỉ là một. Nên cũng là vô số."

                                                                          ( Một nhành xuân – Tố Hữu )

Câu 3: Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:

“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ, … Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”. 

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

 

Câu 4

     Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.

Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.

 

Câu 5:    

       Bàn về vai trò và vị trí của nhà văn trong xã hội, có người cho rằng: “Nhà văn là kĩ sư tâm hồn”.

    Em hãy giải thích ý kiến trên. Bằng việc cảm nhận một số văn bản nghệ thuật chọn lọc trong chương trình Ngữ văn 7, em hãy làm rõ thiên chức và sứ mệnh cao cả của nhà văn trong việc bồi đắp tâm hồn con người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0
9 tháng 2 2019

1. Mở bài:
- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.
2. Thân bài:
* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"
- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.
- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh
* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"
- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.
- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.
* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:
- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.
- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.
3. Kết bài:
- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.
- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

P/S : Hoq chắc :>

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

9 tháng 2 2019

vui lắm bạn 

9 tháng 2 2019

gấu ở đây có 2 nghĩa,bạn muốn viết nghĩa bóng hay đen vaiị

9 tháng 2 2019

Với sự đa dạng sinh học độc đáo được công nhận trên toàn thế giới, Việt Nam là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã (ĐVHD) ở Việt Nam đang gia tăng một cách đáng kể trong những năm gần đây, làm suy giảm số lượng quần thể ĐVHD trong tự nhiên, khiến nhiều loài đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loài gấu.

 ngay-gau-vn

Tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật từng rất phổ biến tại Việt Nam. Năm 2005, cả nước có tới hơn 4,300 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại hàng trăm cơ sở trên khắp cả nước. Hơn 10 năm qua, những nỗ lực của cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng nhằm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật đã đạt được những bước tiến đáng kể. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đến nay chỉ còn gần 800 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các trang trại trên cả nước, giảm khoảng 80% so với năm 2005. Nhu cầu sử dụng mật gấu cũng giảm hơn 60%, giai đoạn 2009 – 2014 theo theo khảo sát gần nhất của ENV. Điều này cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng trên chặng đường chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu. Tuy nhiên, cuộc chiến bảo vệ gấu chỉ kết thúc khi tất cả các trang trại nuôi nhốt gấu ở Việt Nam đóng cửa vĩnh viễn, đem lại cơ hội sống sót cho các cá thể gấu còn lại trong tự nhiên và giúp gấu thoát khỏi nguy cơ bị săn bắt, giết hại nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ mật gấu và các sản phẩm khác từ gấu. Để làm được điều đó, GẤU CẦN CHÚNG TA. Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đến loài động vật đáng yêu này và cùng chung tay hành động để thay đổi nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các chủ gấu nhằm đảm bảo một tương lai tốt hơn cho gấu bằng cách tham gia cuộc thi viết thư cho chủ gấu mang tên “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn” do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tổ chức.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam, cả nước vẫn còn gần 800 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt, lớn hơn gấp nhiều lần số lượng gấu còn lại trong tự nhiên. Số phận của các cá thể gấu này đang phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm, ý thức của cộng đồng, đặc biệt là các chủ gấu.

Để huy động sự quan tâm của cộng đồng trong các nỗ lực bảo vệ gấu cũng như kêu gọi các chủ gấu chuyển giao gấu tự nguyện đến các cơ sở cứu hộ, ENV phát động cuộc thi Viết thư cho chủ gấu - “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn”