K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2023

đoạn trích đâu bn

10 tháng 9 2023

bn tìm bài Người đàn ông cô độc giữa rừng nha

10 tháng 9 2023

gửi cho mình bài thơ

 

10 tháng 9 2023

để mình trả lời cho

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG Buổi sáng hôm ấy, đã quá trễ giờ đến lớp, tôi rất sợ bị quở mắng, càng sợ vì thầy Ha-men đã dặn trước rằng thầy sẽ hỏi bài chúng tôi về các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một chữ. Tôi thoáng nghĩ hay là trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Trời sao mà ấm đến thế, trong trẻo đến thế! Nghe thấy sáo hót ven rừng và trên cánh đồng Ríp-pe, sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập....
Đọc tiếp

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

Buổi sáng hôm ấy, đã quá trễ giờ đến lớp, tôi rất sợ bị quở mắng, càng sợ vì thầy Ha-men đã dặn trước rằng thầy sẽ hỏi bài chúng tôi về các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một chữ. Tôi thoáng nghĩ hay là trốn học và rong chơi ngoài đồng nội.

Trời sao mà ấm đến thế, trong trẻo đến thế!

Nghe thấy sáo hót ven rừng và trên cánh đồng Ríp-pe, sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ; nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.

Khi qua trước trụ sở xã, tôi thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che. Từ hai năm nay, chính từ chỗ ấy, lan đến chúng tôi mọi tin chẳng lành, những cuộc thất trận, những vụ trưng thu, những mệnh lệnh của ban chỉ huy Đức; và tôi nghĩ mà không dừng chân: “Lại có chuyện gì nữa đây?”.

Bác phó rèn Oát-stơ đang đọc cáo thị cùng cậu học việc thấy tôi chạy qua liền lớn tiếng bảo:

- Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm!

Tôi tưởng bác chế nhạo tôi và tôi hổn hển thở dốc, bước vào khoảng sân nhỏ nhà thầy Ha-men.

Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố, nào tiếng ngăn bàn đóng mở, tiếng mọi người vừa đồng thanh nhắc lại rất to các bài học, vừa bịt tai lại cho dễ thuộc và tiếng chiếc thước kẻ to tướng của thầy gõ xuống bàn:

- Yên một chút nào!

Tôi định nhân lúc ồn ào, hỗn độn ấy lẻn vào chỗ ngồi để không ai trông thấy; nhưng đúng ngày hôm đó, mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Qua cửa sổ mở, tôi thấy các bạn đã ngồi vào chỗ, và thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Phải mở cửa đi vào giữa sự lặng ngắt đó, các bạn tưởng tượng xem tôi đỏ mặt tía tai và sợ đến chừng nào!

Thế mà không. Thầy Ha-men nhìn tôi chẳng giận dữ và bảo tôi thật dịu dàng:

- Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con.

Tôi bước qua ghế dài và ngồi ngay xuống trước bàn mình. Chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Ngoài ra, lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là trông thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và nhiều người khác nữa.

Ai nấy đều có vẻ buồn rầu; và cụ Hô-de mang theo quyển tập đánh vần cũ đã sờn mép để mở rộng trên lòng, cặp kính lớn đặt ngang trang sách.

Tôi còn đang ngạc nhiên về tất cả những điều đó thì thầy Ha-men đã bước lên bục, rồi vẫn với giọng dịu dàng và trang trọng như lúc tôi mới vào, thầy nói với chúng tôi:

- Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.

Mấy lời đó làm tôi choáng váng. A! Quân khốn nạn, thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã.

Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!...

Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đó ư!... Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ. Cũng giống như thầy Ha-men. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.

Tội nghiệp thầy!

Chính để tôn vinh buổi học cuối cùng này mà thầy đã vận y phục đẹp ngày chủ nhật và bây giờ tôi hiểu vì sao các cụ già trong làng lại đến ngồi ở cuối lớp học. Điều đó như nói rằng các cụ tiếc đã không lui tới ngôi trường này thường xuyên hơn. Dường như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng, và để trọn đạo với Tổ quốc đang ra đi…

Tôi đang suy nghĩ mung lung thì bỗng nghe gọi tên mình. Đến lượt tôi đọc bài. Giá mà tôi đọc được trót lọt cái quy tắc về phân từ hay ho ấy, đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào thì dù có phải đánh đổi gì cũng cam; nhưng tôi lúng túng ngay từ đầu và tôi cứ đứng đung đưa người trước chiếc ghế dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên. Tôi nghe thấy thầy Ha-men bảo tôi:

- Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu, con bị trừng phạt thế là đủ rồi… con thấy đó. Ngày nào người ta cũng tự nhủ: “Chà! Còn khối thì giờ. Ngày mai ta sẽ học”. Và rồi con thấy điều gì xảy đến… Ôi! Tai hoạ lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. Giờ đây những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!...” Dù thế nào, thì Phrăng tội nghiệp của thầy ạ, con vẫn chưa phải là người đáng tội nhất! Mà tất cả chúng ta ai cũng có phần đáng tự chê trách.

Cha mẹ các con không thiết tha lắm với việc thấy các con có học thức. Cha mẹ thích cho các con làm việc đồng áng hoặc vào làm nhà máy sợi để kiếm thêm dăm xu. Cả thầy cũng không có gì để trách mình ư? Thầy đã chẳng sai các con tưới vườn thay vì học hành đó sao? Và khi thầy muốn đi câu cá hương, thầy có ngại ngùng cho các con nghỉ học đâu?...

Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…

Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi.

Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng “chữ rông” thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp… Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ:

- Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?

Chốc chốc, ngước mắt khỏi trang giấy, tôi thấy thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy… Bạn nghĩ mà xem! Từ bốn mươi năm nay, thầy vẫn ngồi ở chỗ ấy, với khoảng sân trước mặt và lớp học y nguyên không thay đổi. Có chăng những chiếc ghế dài, những bàn học dùng nhiều đã nhẵn bóng, những cây hồ đào ngoài sân đã lớn, và cây hu-blông tự tay thầy trồng giờ đây quấn quýt quanh các khung cửa sổ lên tận mái nhà. Con người tội nghiệp hẳn phải nát lòng biết mấy khi giã từ tất cả những vật ấy, khi nghe thấy tiếng người em gái đi đi lại lại, đóng hòm xiểng, ở gian phòng bên trên, vì ngày mai họ phải ra đi, rời khỏi xứ sở này mãi mãi.

Tuy nhiên, thầy vẫn đủ can đảm dạy chúng tôi cho đến hết buổi. Sau tiết viết tập đến bài Lịch sử, rồi những trò nhỏ cất tiếng đọc đồng thanh như hát Ba Be Bi Bo Bu. Đằng kia, cuối phòng học, cụ Hô-de đã đeo kính lên, và nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay, cụ đánh vần từng chữ theo bọn trẻ. Cả cụ cũng chăm chú, giọng cụ run run vì xúc động; nghe cụ đọc thật kỳ cục, đến nỗi tất cả chúng tôi muốn cười và cũng muốn khóc… Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này!

Bỗng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ, rồi đến chuông cầu nguyện buổi trưa. Cùng lúc đó, tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ… Thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế.

- Các bạn, thầy nói, hỡi các bạn, tôi… tôi…

Nhưng cái gì đó khiến thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu.

Thầy bèn quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to:

“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”.

Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường, và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi:

“Kết thúc rồi… đi đi thôi!”.

Trả lời câu hỏi:

Trong truyện có những nhân vật nào? Tìm các chi tiết miêu tả hành động, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật và nhận xét về nhân vật đó. 

Giúp mình với, tối nay mình nộp rùi :<<

0

Biện pháp tự từ liệt kê "chẳng biết cười, biết nói cái già cả...đặt đâu nằm đấy". 

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc 

- Cho thấy điểm đặc biệt của cậu bé Gióng khi lên ba tuổi

- Chi tiết kì ảo gây sự tò mò hứng thú với người đọc về cậu bé đặc biệt này

Chi tiết và sự kiện em ấn tượng trong bài "Cô bé bán diêm": 

- Giữa trời mưa tuyết rét mướt lạnh cóng, đôi chân trần của em với đôi giày vải phỏng, rồi em lại đi chân đất, chân em đỏ ửng hết lên rồi bầm tím lại hoàn toàn đối lập với không khí ấm áp trong mỗi gia đình trong ngày Giáng Sinh. 

- Lần thứ tư quẹt diêm, cô bé đã thấy được người bà yêu thương cô bé nhất => Khao khát hạnh phúc của cô bé tội nghiệp.

- Cô bé đã ra đi tại nơi góc tường lạnh lẽo nhưng đó là sự giải thoát bởi em không còn phải đối mặt với đòn roi, những lời mắng nhiếc, sự đói rét, nỗi buồn nữa, em đã được đến một thế giới khác, thế giới có bà ở bên.

7 tháng 9 2023

Có 2 đoạn, bạn có thể chọn Mon hoặc Mên và đã có sẵn từ ghép, từ láy ở 2 đoạn mà bạn có thể tìm và trình bày:
Nhân vật Mon trong câu chuyện được miêu tả là tò mò, ham hiểu biết, vô tư và hồn nhiên. Mon hỏi những câu hỏi về chim chìa vôi non, chỉ ra sự quan tâm và lòng tốt của mình đối với chúng. Mon không ngại tìm hiểu và thể hiện sự tò mò bằng việc đặt câu hỏi như: "Chúng có ăn được hến không?" và "Bố mẹ chúng đi đâu?". Mon không chỉ tò mò mà còn mang tính chất vô tư và hồn nhiên khi rủ Mên đi tìm thức ăn cho chúng. Mon không có mục đích đen tối hay động cơ tự lợi mà chỉ muốn giúp đỡ và chăm sóc cho bầy chim chìa vôi non.

Trong khi đó, nhân vật Mên được miêu tả là giải thích cho Mon hiểu và đồng tình với Mon trong câu chuyện. Mên không chỉ đáp ứng những câu hỏi của Mon mà còn giải thích cho Mon hiểu về con chim chìa vôi non. Hành động này cho thấy sự tận tụy và lòng tốt của Mên. Mên không chỉ là người thông minh mà còn là người có lòng nhân ái, đồng cảm và quan tâm đến những nhu cầu của Mon. Mên đồng tình với Mon bằng cách tham gia cùng Mon đi tìm thức ăn cho chim chìa vôi non và ý tứ quỳ xuống bên cạnh tổ chim để bầy chim không bị sợ hãi.

5 tháng 9 2023

Võ Tòng là một nhân vật huyền thoại trong truyện Kiếm Hiệp của Việt Nam. Anh có thân hình cao lớn, cơ bắp săn chắc và đôi mắt sáng ngời như hai viên ngọc. Khuôn mặt của Võ Tòng rạng rỡ, mang nét đẹp nam tính và sự quyết đoán. Sức mạnh vô biên của anh được thể hiện qua cách anh điều khiển kiếm với tốc độ và uy lực kinh ngạc. Võ Tòng là biểu tượng cho lòng dũng cảm, trí tuệ và tinh thần không khuất phục trong cuộc sống.

#khonghieu=ib

5 tháng 9 2023

  Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Niềm vui thì dễ quên còn nỗi buồn thì rất khó”. Đó là một câu nói rất hay và chính xác, ít nhất là đối với bản thân tôi. Có một lần, tôi đã ăn trộm tiền của bà ngoại, đó là một chuyện rất buồn, tuy đã xảy ra rất lâu nhưng đến giờ tôi luôn vẫn nhớ và ân hận mãi.

    Hồi ấy, vào năm học lớp 2, tôi là một cậu bé rất bướng bỉnh và nghịch ngợm. Vì là con một nên tôi rất được cưng chiều. Bố mẹ luôn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho tôi, không bao giờ mắng dù tôi làm sai. Bởi vậy, tôi không biết sợ ai là gì. Năm ấy, bố mẹ tôi phải đi làm xa, tôi được gửi về nhà ông bà ngoại, đó là ngôi nhà ở một vùng quê, nơi có ruộng đồng, vườn tược, những thứ mà trên thành phố tôi không hề thấy. Tôi rất ghét nơi đây, ghét luôn cả ông bà ngoại. Tôi luôn đòi hỏi mọi thứ trong khi ông bà ngoại không hề dư giả là mấy, luôn bắt ông bà phải cho tôi ăn những thứ mà tôi yêu cầu. Tôi đâu biết để có được những thứ ấy, ông bà đã già vẫn phải làm lụng vất vả, thậm chí không dám ăn để nhường cho tôi. Ở nhà ông bà không có điều hòa nên ông bà phải nhường hai cái quạt điện cho tôi, còn ông bà dùng quạt mo.

    Một hôm, đi qua quán tạp hóa, tôi thấy rất nhiều đồ ăn vặt mà mình thì không có tiền mua, tôi đi về nhà trong sự bực tức khó chịu, bà gọi vào ăn cơm tôi còn cáu gắt:

   – Cháu không thèm ăn đâu!

   Bà không không hề mắng mà chỉ nhẹ nhàng nói:

   – Ai bắt nạt cháu bà hay sao?

   Tôi không nói gì, lẳng lặng leo lên giường ngủ. Chiều dậy, tôi thấy nhà cửa không có ai, chắc ông bà đi đâu đó. Tôi chợt nhìn thấy dưới gối của bà có 50000, tôi phân vân một hồi rồi, chợt nhớ đến những đồ ăn vặt, đánh liều, tôi lấy trộm tiền của bà để mua. Tối về, tôi thấy hình như bà không hề hay biết, vẻ mặt bà vẫn tươi cười gọi tôi vào ăn cơm. Mâm cơm hôm nay có rất nhiều món ngon, bà nói:

   – Bà nghĩ là cháu không thích ăn cá nên hôm nay bà đã thịt con gà với mua ít tôm về rang cho cháu, đáng lẽ bà định mua thêm cho cháu ít thịt quay nhưng chẳng biết bà đánh rơi ở đâu mất 50000, bà xin lỗi, hôm sau bà bù cho nhé!

   Nghe đến đây, khóe mắt tôi cay cay, bao nhiêu tội lỗi hối hận ùa về, tôi ôm chầm lấy bà khóc nức nở, tôi đã kể cho bà nghe về việc tôi lấy trộm tiền của bài và xin lỗi bà. Tưởng bà sẽ mắng và tức giận, nhưng bà chỉ xoa đầu nói:

   – Bà biết cháu sống trên thành phố đầy đủ, về đây sẽ không quen, nhưng bà luôn muốn cháu cảm thấy thoải mái, nếu muốn ăn gì thì nói với bà bà mua cho, đừng lấy trộm tiền, như vậy là không tốt.

   Tôi xin lỗi bà rồi hứa sẽ ngoan ngoãn, không bao giờ lấy trộm tiền hay đòi hỏi gì nữa vì tôi biết ông bà ngoại thương tôi rất nhiều.

    Đã nhiều năm trôi qua nhưng đó vẫn luôn là một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên khi nhớ về thời tuổi thơ. Cũng đã lâu rồi tôi chưa trở về thăm ông bà, hè này nhất định tôi sẽ trở về. Tôi biết ông bà vẫn luôn ngóng trông ngày tôi về, tôi phải về để ôn lại những kỉ niệm khó quên.

5 tháng 9 2023

chép mạng nhé