Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cụ Bơ men trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng" là một người nghệ sĩ tài năng và giàu lòng yêu thương. Vì thương cô họa sĩ trẻ Giôn-xi - người đang tuyệt vọng vì bệnh tật và phó mặc cuộc đời mình cho chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân, mà cụ đã không quản gió rét để vẽ lên chiếc lá cuối cùng gắn vào cây. Chiếc lá ấy được xem như một kiệt tác. Nó đã cứu sống tâm hồn đang chết dần của Giôn-xi, mang lại niềm tin để cô gái trẻ mạnh mẽ vượt qua bệnh tật. Chẳng những vậy, nó là kết quả của tình yêu thương con ng sâu sắc của cụ Bơ-men. Để hoàn thành tác phẩm ấy, cụ đã phải đánh đổi bằng mạng sống của mình. Cái chết ấy đổi lại được mạng sống của một tâm hồn Giôn-xi đang tàn lụi. Nó cũng chứng minh cho ta thấy nghệ thuật chân chính luôn luôn hướng về con người, và phục vụ cho con người. Nghệ thuật không vô tri mà nó đánh thức những cảm xúc tưởng chừng như ngủ quên của con ng để ta thấy cuộc đời này thật đáng sống hơn.
Giôn xi là một cô họa sĩ trẻ tài năng giàu ước mơ và khao khát. Nhưng đáng buồn thay, cô lại mắc căn bệnh viêm phổi mãn tính - một căn bệnh mà trong thời kỳ đó người ta không thể nào chữa trị. Giôn-xi cũng nghèo khổ, và cô mất niềm tin ở tương lai. Cô đã buông xuôi cuộc đời mình cho số phận,phó mặc đời mình theo chiếc lá thường xuân và nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống cũng là lúc cô rời xa cõi đời.Năm đó là một năm mùa đông vô cùng khắc nghiệt Giôn -xi đang chờ đón cái chết của mình, thì cô bỗng tìm thấy niềm tin. Chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân mãi không rụng xuống nó kiên cường chống chọi lại cả một mùa đông rét mướt. chiếc lá ấy khiến cho Giôn -xi cũng trở nên kiên cường, cô bắt đầu có niềm tin trở lại cô nghĩ chắc chắn mình có thể sống sót, mình sẽ khỏe mạnh trở lại. Chính niềm tin đó đã giúp Giôn – xi vượt qua bệnh tật. Nghị lực sống của cô gái trẻ cùng câu chuyện đầy cảm động ẩn sau chiếc lá của cụ Bơ men đã gieo vào lòng bạn đọc ngón lửa ấm áp của tình yêu thương, cho ta thấy được khát vọng sống và tình người tốt đẹp vẫn còn hiện hữu ngay trên cõi đời này.
Tinh thần dân tộc Việt Nam là ý thức dân tộc đã được hình thành trong suốt quá trình lịch sử và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hóa của người Việt, là sự kết tinh và thăng hoa của các giá trị truyền thống của dân tộc, trong đó tinh thần yêu nước và tinh thần độc lập dân tộc là hai giá trị truyền thống chủ đạo. Trong đại dịch Corona hiện nay, một lần nữa, tinh thần dân tộc lại trỗi dậy mạnh mẽ, tạo thành một trận tuyến chống dịch hùng mạnh, ngăn chặn bước tiến và sự xâm nhập của đại dịch vào trong cộng đồng. Ngay từ khi mới phát dịch, chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các lực lượng chức năng ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào trong nước; đồng thời ra lời kêu gọi toàn dân thực hiện nghiêm khắc các biện pháp phòng ngừa bệnh dịch. Nhận thức mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch, toàn dân tộc đồng tâm, nhất trí, trên dưới một lòng thực hiện theo chỉ đạo của chính phủ, chấn chỉnh các hoạt động, thực hiện công tác vệ sinh, đảm bảo an ninh trật tự cộng đồng. Tuy có xảy ra một vài hiện tượng tiêu cực, nhưng đó chỉ là số ít, không đáng lo ngại. Kết quả, nước ta về cơ bản đã ngăn được sức mạnh tàn phá của đại dịch. Dù có xuất hiện 16 người nhiễm bệnh nhưng đã được chữa khỏi 100%, một thành tích nổi bậc, vượt xa các nước khác. Khi dịch bệnh đang lan nhanh ra toàn cầu và gây ra những tổn thất khủng khiếp thì an ninh, trật tự xã hội được giữ vững, hoạt động làm việc vẫn diễn ra bình thường, an toàn và hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay, số người mắc bệnh ở nước ta đang có chiều hướng bùng phát trở lại nhưng về cơ bản, bệnh dịch vẫn đang được kiểm soát tốt. Nhìn vào thành quả đó, ta nhận thấy, chính phủ đã có đánh giá đúng đắn về dịch bệnh và nhanh chóng đưa ra những quyết định kịp thời, hiệu quả, chỉ đạo toàn dân chống dịch. Đó là kết quả của tinh thần dân tộc, là ý chí đoàn kết, là sức mạnh tương trợ và niềm tin tưởng vững chắc của toàn dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và của chính phủ.
Trong cuộc sống không tránh khỏi những khó khăn, trở ngại ngáng bước đường thành công của mỗi chúng ta. Những lúc như vậy, ý chí nghị lực của bản thân mỗi người có vai trò, ý nghĩa vô cùng qua trọng. Bàn về vấn đề này, Nguyễn Bá Học đã đúc kết: “Đường đi không khó vì ngăn sống cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” đã một lần nữa khẳng định giá trị của ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
Để hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của câu nói, chúng ta cần phải hiểu nội hàm từng ý trong câu nói này là gì. Ngăn sông cách núi là cách nói hình ảnh để chỉ những khó khăn trong cuộc sống mà con người phải đương đầu, đối mặt. Lòng người ngại núi e sông chính là để diễn tả sự e dè, không dám vượt qua những thử thách, khó khăn. Họ là những con người không có ý chí, không có niềm tin về chính bản thân mình. Câu nói đã khẳng định, để vươn tới thành công con người không chỉ cần có năng lực không chỉ cần được bồi đắp về trí tuệ, học thức mà cần có một tư tưởng vững vàng, một ý chí quyết tâm cao độ, sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức, chỉ khi ấy ta mới vươn đến thành công?
Ý chí nghị lực có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người. Vì sao vậy? Trước hết bởi, trong cuộc sống không phải lúc nào cũng có hoa hồng trải trên đường để ta tiến bước. Đi đến thành công ta phải băng mình qua biết bao chông gai, thử thách. Vậy nếu không có ý chí nghị lực, liệu có thấy được ánh sáng nơi cuối đường. Bởi vậy, mỗi người muốn vươn tới thành công, muốn thực sự trưởng thành thì chắc chắn phải là người kiên gan, bền chí, chấp nhận mọi khó khăn, gian khổ thậm chí cả sự hi sinh.
Ý chí nghị lực được thể hiện dưới rất nhiều dạng thứ khác nhau. Là có mục tiêu, lí tưởng rõ ràng. Là không từ bỏ những mục tiêu dự định mình đã đề ra. Là khi biết chấp nhận thất bại và đứn lên từ chính những thất bại đó.
Bác Hồ của chúng ta bôn ba tìm đường cứu nước quả thực không phải hành trình đơn giản. Có những lúc tưởng chừng như thất bại, vậy mà Bác không bỏ cuộc, quyết tâm đi đến cùng. Những gì Bác để lại chon gay hôm nay chính là thành quả to lớn của ý chí nghị lực mà thành. Nhận thực được điều đó, chính Bác cũng đã khẳng định:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Những nhà khoa học nổi tiếng thế giới như Newton, Anhxtanh,… cũng phải trải qua biết bao lần thí nghiệm thất bại mới đem đến những thành quả to lớn cho nhân loại. Nhà soạn nhạc thiên tài Mozart tuy bị điếc nhưng bằng tình yêu âm nhạc và sự kiên cường, ý chí nghị lực đã trở thành nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của mọi thời đại.
Bên cạnh những người có ý chí nghị lực lại có không ít người gặp khó khăn, trở ngại đã nản lòng. Hoặc không có niềm tin vào bản thân, nên công việc bê trễ, lí tưởng chỉ nằm mãi trong ước mơ mà không bao giờ thực hiện. Chính họ đang tự đánh mất tương lai của mình và kéo xã hội đi xuống.
Bản thân chúng ta là học sinh, trong học tập cũng gặp không ít khó khăn, bởi vậy cần có ý chí nghị lực kiên cường. Trau dồi tri thức hơn nữa, để sau này phát triển và xây dựng đất nước. Bởi chúng ta chính là mầm non tương lai, là động lực phát triển của xã hội sau này.
Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô, những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng… Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô… Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, mang tính hàm nghĩa sâu sắc: "Làm trai đứng giữa đất cỏn Lỏn, ... Nhan đề bài thơ là "Đập đá ở Côn Lôn”, nói về cảnh lao động khổ sai của nhà thơ và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp đày đọa tại nhà tù Côn Đảo.